Các Loài Cua độc Gây Chết Người, Tuyệt đối Không được ăn

Đánh giá post

Cua là hải sản ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải loại cua nào cũng có thể ăn được. Nhiều loại cua chứa các chất độc nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người. Hãy cùng bài viết dưới đây điểm danh các loài cua độc để tránh mua nhầm nhé!

Tác hại của cua độc

Các loại cua độc biển có chứa hai độc tố cực mạnh là Tetrodotoxin và Saxitoxin. Sau khi ăn trúng hai độc tố này khoảng 20 – 30 phút, cơ thể bạn sẽ có những dấu hiệu như:

  • Đau bụng, buồn nôn.
  • Nôn dữ dội.
  • Tê rát ở đầu lưỡi và đầu môi.
  • Đi đứng loạng choạng, chân tay tê bì.
  • Hôn mê sâu.

Nguy hiểm hơn, nếu không được cấp cứu kịp thời, người trúng độc có thể bị sưng vù cổ họng, suy hô hấp cấp, trụy tim và dẫn đến tử vong.

Cua độc biển gây nguy hiểm đến tính mạng con người
Cua độc biển gây nguy hiểm đến tính mạng con người

Làm gì khi ăn phải cua độc?

Theo các chuyên gia thuộc Viện hải dương học Nha Trang, khi ăn phải các loại cua độc bạn cần tìm mọi cách để nôn ra. Sau đó uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc, kéo dài thời gian chất độc đi vào cơ thể trong lúc được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra, nên dùng than hoạt tính pha với nước để hút đi các chất độc của cua có trong dạ dày.

Các loại cua độc tuyệt đối không được ăn

Dưới đây là 5 loại cua cực độc, tuyệt đối không được ăn mà bạn phải cực kỳ lưu ý.

Cua mặt quỷ

Đây là một trong các loại cua độc biển mà bạn cần phải tránh xa. Cua mặt quỷ thường sống ở các rạn cát và ven bờ các bãi biển trải dài từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Chúng có kích thước khá nhỏ, màu sắc bắt mắt, vỏ dẹt, trên mai có nhiều cục u lồi. Trong thịt và vỏ của cua mặt quỷ chứa một lượng lớn Tetrodotoxin và Saxitoxin – hai chất cực độc cho hệ thần kinh và hô hấp của con người.

Hiện chất độc Saxitoxin có trong cua mặt quỷ chưa có thuốc giải độc. Vì vậy, người trúng độc có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cua mặt quỷ chứa hợp chất cực độc
Cua mặt quỷ chứa hợp chất cực độc

Cua hạt

Cua hạt cụng là loại cua chứa nhiều chất độc nguy hiểm. Đặc điểm của loại cua này là vùng đầu được phủ kín bởi các u lồi dạng hạt. Vỏ cua có màu xanh lá cây đậm hơi ngả vàng, các đốt ngón chân có màu đen. Cua hạt thường được tìm thấy nhiều trên rạn san hô thuộc vùng biển tỉnh Khánh Hòa.

Cua hạt có độc tính không kém gì cua mặt quỷ
Cua hạt có độc tính không kém gì cua mặt quỷ

Cua đá biển

Cua đá biển thuộc loài cua đất lớn, dài khoảng 30mm và rộng khoảng 40mm. Điểm nhận dạng của loài cua này đầu ngực có dạng nửa vòng tròn, phủ kín bởi các cục u lồi dạng hạt, chân dài và càng khá ngắn. Vỏ của chúng có màu tím sẫm, khi chín thì chuyển sang màu đỏ gạch.

Vậy cua đá biển có ăn được không? Câu trả lời là CÓ! Thịt cua có vị ngọt nganh nên trở thành đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cua đá biển cũng chứa nhiều chất độc nguy hại. Nếu không được chế biến đúng cách, những chất độc này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt sức khỏe và có thể để lại hậu quả đáng tiếc.

Cua đá biển có ăn được không?
Cua đá biển có ăn được không?

Cua Florida

Đặc điểm nhận dạng của cua Florida là mặt lưng hơi lồi, phần vỏ đầu ngực có dạng elip ngang. Vỏ cua có những vệt màu xanh da trời nhạt pha trộn với màu đỏ tía rất bắt mắt. Loài cua này thường sống ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa.

Tương tự như các loại cua độc khác, cua Florida chứa nhiều chất độc gây hại tới sức khỏe con người.  Một trường hợp tại Đà Nẵng sau khi ăn vô tình phải cua Florida đã có những biểu hiện như đau bụng, nôn mửa liên tục và phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Cua toàn gạch, chứa vật thể lạ

Đây là loại cua vừa được người dân phát hiện trong thời gian gần đây. Toàn bộ cơ thể của cua, từ thịt, mai, chân đều có màu đỏ gạch. Đặc biệt, hai bên yếm cua có màu đen và một vật thể lạ hình tròn, màu vàng, nhấn vào rất dai.

Nhiều người dân cho rằng vật thể lạ này có thể là chất tạo gạch. Cho tới nay vẫn chưa có thông tin cụ thể về loại cua lạ này. Nếu vô tình phát hiện được chúng, bạn không nên bắt về và chế biến món ăn cho gia đình.

Loại cua này chưa được giám định về độ an toàn
Loại cua này chưa được giám định về độ an toàn

Cách phân biệt các loại cua độc biển và cua lành tính

  • Cua biển độc thường có màu bắt mắt, hình dạng độc đáo. Mai cua có nhiều chấm, vằn vệt hoặc các u lời dạng hạt. Trong khi đó, cua lành tính thường có màu nâu đen hoặc xanh đen, mai trơn láng, bụng màu trắng và không có lông.
  • Các loài cua độc biển thường sống ở các vùng có rạn san hô. Chúng thường ăn tảo độc nên cơ thể chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe con người.

Ngoài ra, bạn không nên ăn những loại cua vô tình nhặt được ở ngoài biển. Thay vào đó, hãy mua cua ở những siêu thị, chợ, cửa hàng bán hải sản uy tín để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Biết cách phân biệt các loại cua độc biển để tránh ngộ độc
Biết cách phân biệt các loại cua độc biển để tránh ngộ độc

Lưu ý khi thưởng thức cua

  • Sơ chế cua thật sạch trước khi chế biến. Thức ăn của cua là xác động vật hoặc các chất mùn dưới đáy biển. Vì thế, mang và đường ruột của chúng chứa nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nếu không được rửa kỹ, chúng ta có thể vô tình ăn những vi khuẩn gây bệnh lẫn ký sinh trùng có trong cua, dẫn đến tiêu chảy hoặc ngộ độc.
  • Chỉ ăn thịt cua sau khi chúng được luộc hoặc hấp chín.
  • Không nên ăn cua chết hoặc sắp chết. Cua biển chết lâu có thể sản sinh ra độc tố Histamin, có thể gây hôn mê, suy hô hấp và tử vong.
  • Phần thịt cua ăn không hết cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Nếu muốn ăn thì phải hâm lại.
  • Thịt cua có tính hàn. Vì vậy, những người tỳ vị hư không nên ăn quá nhiều để tránh đầy bụng, đi ngoài.
  • Những người bị cảm lạnh, viêm dạ dày, loét tá tràng, viêm túi mật, tiêu chảy, sỏi thận, viêm gan cũng không nên ăn thịt cua.
Cần rửa sạch và nấu chín cua trước khi thưởng thức
Cần rửa sạch và nấu chín cua trước khi thưởng thức

Lời kết

Cua là loại hải sản ngon và hấp dẫn. Nhưng để đảm bảo cho sức khỏe, những loại cua độc, lạ thì chúng ta tuyệt đối không nên ăn. Hy vọng thông qua những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã biết cách phân biệt các loại cua biển độc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

> Tham khảo:

  • Cua dừa ăn được không? Làm món gì ngon? Giá bao nhiêu 1kg?
  • Cua mặt trăng có độc không? Giá cua mặt trăng bao nhiêu 1kg?
  • Cua lông Thượng Hải giá bao nhiêu 1kg? Có độc không?

Từ khóa » Các Loài Cua độc Nhất Thế Giới