Các Loại Da Chuyên Sử Dụng Trong Sản Xuất Giày Dép - LAFORCE
Có thể bạn quan tâm
Để đáp ứng được tối đa các mức giá sản phẩm, giày dép da được sản xuất từ tương đối nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm cả da thật lẫn giả da. Không giống như loại da được sử dụng trong các món đồ nội thất, áo, ví, túi… những loại da được dùng làm giày phải được chọn lựa cẩn thận và có độ dày nhất định
Bài viết dưới đây của Đồ da LaForce sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về các loại da chuyên được sử dụng trong sản xuất giày dép. Mời bạn cùng theo dõi.
Nội dung bài viết
I. Các loại da giày thật phổ biến
Da thật được làm từ da động vật, là loại da tốt nhất và thường có mức giá cao nhất, thể hiện sự đẳng cấp thời thượng khiến mọi người mong muốn có được những sản phẩm làm từ da thật.
Da thật còn có cách gọi khác đó là da thuộc, nhờ quá trình thuộc da mà da thật sẽ không bị mục nát theo thời gian. Điều này còn giúp bề mặt da bóng đẹp bền lâu hơn ngay cả sử dụng về lâu dài.
Da thuộc được chia thành 3 loại: aniline, bán aniline, da Pigmented và bạn có thể nhận biết được là da gì qua bao bì của sản phẩm sẽ được ghi là: genuine leather, real leather, 100% leather, cow hide…
1. Da bò
Da bò là loại da phổ biến nhất được sử dụng làm giày dép, đặc biệt là giày da nam. Bởi vì loại da này có lỗ chân lông hình tròn thẳng, không khít lại với nhau và được phân bố đồng đều.
Với kết cấu hạt và sợi da chặt chẽ, mỏng, nhẹ và dễ bảo quản hơn các loại da khác nên sẽ cho ra những đôi giày tốt hơn. Da Full Grain được sử dụng để làm mui giày. Loại da này rất bền và dẻo dai bởi sở hữu các đặc tính về độ thở của da
2. Da dê
Da dê cũng nằm trong danh sách các loại da phổ biến trong sản xuất giày dép. Nhất là đối với giày dép của phụ nữ.
3. Da trâu
Da trâu có lỗ chân lông to, số lỗ ít, chất da mềm và nhão hơn da bò, trông bề mặt không được mịn bóng và đẹp như da bò. Nhưng loại da này vẫn được dùng trong sản xuất giày dép.
4. Da lợn
Da lợn cũng được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất giày dép. Bởi chất da này có thể dễ dàng chấp nhận mọi thuộc nhuộm đủ màu sắc cần thiết khi sản xuất giày dép của phụ nữ.
Nhưng gần đây, do sự phát triển của công nghệ tiên tiến hiện đại, con người có thể sản xuất ra những loại da có tính chất như da lợn thật và cũng đã trở nên rất phổ biến.
Còn các loại da cừu, da ngựa, da đà điểu, da cá sấu…. chủ yếu được sử dụng để sản xuất găng tay, túi, ví, dây lưng, áo, vali….
⚡⚡⚡ĐỌC TIẾP: CÙNG KHÁM PHÁ XEM CHẤT LIỆU DA LỘN LÀ GÌ?
II. Giày dép được làm từ giả da
Da giả là chất liệu nhân tạo có ngoại hình giống với da thật, được sử dụng phổ biến để sản xuất mũi giày và lớp lót trong.
1. Simili
Chất liệu Simili là tên gọi cho các sản phẩm giả da, ngoài ra simili còn có tên gọi khác như faux leather, pleather, da PU.
Simili được làm từ tấm vải lót đã được dệt kim bằng sợi polyester, sau đó nhuộm thêm 1 đến 2 lớp nhựa PVC để tạo sự liên kết giữa tấm vải và lớp nhựa.
Tấm liên kết này được đưa qua công đoạn tạo vân trên bề mặt và cuối cùng nhuộm màu giúp cho sản phẩm đẹp và trơn láng hơn.
Bề mặt có vân như da thật nhưng simili vẫn là sản làm từ nhựa PVC, chúng ta cá thể dễ dàng phân biệt được qua mùi và độ bóng đặc trưng của chất liệu này.
Simili thường cứng, khó lau chùi nên thường dùng để sản xuất những đôi giày dép có giá thành hạt dẻ.
💥💥💥Xem chi tiết hơn về da Simili trong BÀI VIẾT NÀY
2. Da PU
Da PU còn có tên gọi là nhựa tổng hợp, da nhựa dẻo, da nhựa mềm. Da PU chính là simili đã được phủ lên lớp nhựa Polyurethane (PU).
Bởi có tính chất của nhựa PU nên da PU mềm gần giống da thật, dễ lau chùi, dễ bảo quản, độ bền cao hơn simili.
Chất liệu da PU khá tốt và bền nên được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như ví da, túi xách da, giày dép da.
Cho dù da PU đẹp có độ bền và dẻo thì giá thành vẫn rất rẻ cũng chỉ bằng khoảng nửa da thật.
🔥🔥🔥ĐỪNG BỎ QUA : Cách bảo quản giày theo từng loại da
3. Da ép
Còn có tên gọi khác là da hỗn hợp, được tạo nên từ cấu trúc 3 lớp : Lớp dưới cùng là vải sợi fiber, lớp giữa là bột da hoặc da vụn, trên cùng được sử dụng công nghệ dập nổi để giống với vân da thật nhất.
III. Da được sử dụng để làm các bộ phận nào của giày dép?
Những đôi giày dép chất lượng cao thường sử dụng da để làm các bộ phận:
- Đế ngoài giày (phần chạm đất)
- Đế trong giày
- Lớp lót giày
- Gót giày (gồm nhiều lớp tạo độ cao cho gót)
- Phần thân giày(phần còn lại của giày, không bao gồm những bộ phận trên)
IV. Độ dày của da
Một đôi giày không chỉ sử dụng mỗi chất liệu là da, mà phần đế có thể làm từ cao su, phần lót làm bằng các vật liệu khác nhau, và phần gót thường làm bằng gỗ, cao su hoặc nhựa. Hãy chọn một đôi giày hoàn toàn bằng da trừ phần gót, nhưng nếu môi trường làm việc của bạn thường ẩm ướt thì đế giày cao su là phù hợp nhất. Độ dày của da được đo bằng trọng lượng một ounces so với một inch:
- 1oz = 1/64
- 2oz = 1/32
- 3oz = 3/62
- 4oz = 1/16
- 5oz = 5/64
- 6oz = 3/32
- 7oz = 7/64
- 8oz = 1/8
- 9oz = 9/64
- 10oz = 5/32
- 11oz = 11/64
- 12oz = 3/16
- 13oz = 13/64
- 14oz = 7/32
Tất cả những độ dày này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại da, phương pháp làm giày và kiểu giày. Ví dụ giày Ý có xu hướng lịch lãm và tinh tế nên họ thường sử dụng da mỏng hơn để làm đế và phần ngoài. Các đế giày có thể khâu hoặc may và không nhất định phải có độ dày như giày Goodyear.
V. Cách chăm sóc giày da hiệu quả nhất
Để giày luôn bền đẹp theo thời gian, dưới đây là những điều bạn nên làm :
– Bảo quản tại những vị trí khô ráo, thoáng mát
– Đánh bóng, lau bề mặt giày với vải mềm, sáp chuyên dụng đều đặn
– Nếu không sử dụng trong thời gian dài, nên để giày trong túi nilon và buộc chặt lại
– Sử dụng hạt hút ẩm hoặc nhồi giấy báo vào bên trong giày để mang tới công dụng hút ẩm, giúp giày giữ được form dáng chuẩn.
– Nên để thêm một ít hạt hút ẩm; hoặc nhồi giấy báo vào bên trong (túi, giày, bốt da) – vừa có tác dụng hút ẩm, vừa giữ nguyên hình dáng giúp chúng không bị gãy, nứt bề mặt.
Những điều không nên làm :
– Để sản phẩm bị ẩm ướt, nhiễm hóa chất, có sự tác động từ mồ hôi, ánh nắng, khí nóng,…
– Không sử dụng nước, benzen,… cũng như những hóa chất khác để vệ sinh giày
– Không bẻ gập giày
– Không trực tiếp phơi giày dưới ánh nắng
Chất lượng của da sẽ quyết định loại da đó được sử dụng cho những dòng sản phẩm riêng biệt nào. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ sản phẩm của mình được làm từ da gì để có cách sử dụng và bảo quản phù hợp.
Trên đây là top các loại da chuyên sử dụng trong sản xuất giày dép được đem đến bởi Đồ da LaForce. Theo dõi ngay website của Đồ da LaForce để cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm đồ da và thế giới thời trang.
5/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Da Bò Ruột Là Gì
-
Da Ruột Hay Còn Gọi Là Da Lộn, Chất Liệu Làm Say Mê Lòng Người
-
Một Số Cách Nhận Diện Da Ruột Thật
-
Phân Biệt Các Loại Da Thật - LEMOS Leather
-
Da Bò Là Gì? Da Bò Thuộc Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Ngay! | Việt Anh Store
-
Da Bò Ruột Thành Phẩm Tr
-
Da Thật Là Gì? Đặc điểm Cấu Tạo Và Cách Phân Biệt Thật - Giả
-
Da Ruột - Da Tấm
-
Nguyên Nhân Da Thật Vẫn Nổ Và Bong Tróc Như Da Giả | ELLY
-
Thắt Lưng | Học Làm đồ Da Handmade - DOLIO Leather School
-
Da Bò Lộn ( Da Ruột) | Shopee Việt Nam
-
Những điều Cần Biết Khi Chọn Mua Thắt Lưng Da Thật - Người Sành Da
-
Triệu Chứng Liên Quan đến Hơi - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Các Triệu Chứng Cảnh Báo Tắc Ruột - Vinmec