Các Loại đá Quý Phổ Biến Tại Việt Nam: đặc Tính Và ý Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
Dù không có lượng mỏ địa chất khổng lồ như Nam Phi hay có các loại đá quý nổi tiếng thế giới như Miến Điện, thị trường đá quý Việt Nam vẫn luôn sôi động và nhu cầu về cái đẹp chưa bao giờ giảm nhiệt.
Hiện ở Việt Nam hầu hết là đá quý khai thác được trong nước và có 1 số lượng lớn các loại đá khác nhập từ nước ngoài về.
Những viên đá quý chất lượng tại Việt Nam luôn hấp dẫn thế giới một phần là do độ hiếm có và chất lượng tốt của đá.
Kim cương: phổ biến nhất trong danh sách đá quý được nhắc đến tại Việt Nam
Vị trí hàng đầu trong danh sách đá quý nổi tiếng này thuộc về Kim cương là điều hiển nhiên. Tiêu chuẩn 4C của GIA được hình thành để đánh giá loại đá quý này, trong đó yếu tố màu sắc được phân loại dựa trên thang điểm màu của GIA với độ không màu giảm dần từ D – Z. Những viên Kim cương hàng đầu hoàn toàn trong suốt sẽ ở thang điểm D, cực kỳ hiếm có trong tự nhiên. Ánh màu vàng ấm xuất hiện rõ dần trong các thang điểm bên dưới.
Với những viên kim cương có sắc tố màu rõ rệt nằm ngoài hệ thống đánh giá trên sẽ được xếp vào loại kim cương màu cực kỳ hiếm có và đắt giá như: kim cương vàng, kim cương đen, hồng và kim cương xanh … Trong đó kim cương đỏ là loại đá đắt đỏ và quý hiếm nhất, trong tự nhiên hiện chưa tới 30 viên được tìm thấy.
Trên thang điểm Mohs, kim cương đứng đầu với độ cứng là 10 điểm, cho thấy khả năng chống xước tuyệt vời. Do đó, kim cương có một chất lượng hoàn hảo để thách thức bất kỳ loại thiết kế trang sức nào từ vòng tay, dây chuyền hay nhẫn cưới,…
Đá quý và đá bán quý với nhiều màu sắc
Đá quý Ruby đỏ
Đá Ruby (tên tiếng việt là Hồng ngọc) là một trong những loại đá quý nổi tiếng với màu chính là sắc đỏ quyến rũ, độ rực màu càng lớn thì viên đá càng được ưa chuộng và có giá thành cao và có màu phụ như tím, cam hoặc hồng,.. Ruby màu huyết bồ câu là loại Hồng ngọc có giá trị cao nhất, mang màu đỏ tươi sống động và pha chút ánh tím nhẹ.
Ruby là đá quý thuộc khoáng vật corundum, đạt điểm 9 trên thang độ cứng Mohs chỉ sau Kim cương nhưng có độ bền tốt hơn, khó bị hư hỏng. Do vậy, Ruby rất thích hợp để chế tác thành trang sức đeo hàng ngày. Một cặp nhẫn cưới đính Ruby chính là vật hẹn ước trăm năm chung thủy giữa hai người theo văn hóa phương Tây.
Với sắc đỏ nổi bật, vàng trắng hoặc bạch kim sẽ là kim loại phù hợp để tăng sức hấp dẫn cho trang sức của bạn.
Đá Sapphire
Đá Sapphire, hay còn gọi là Lam ngọc, là những viên đá quý còn lại thuộc họ corundum như vàng, xanh lục, xanh lam, tím, hồng,… (Corundum màu đỏ thì được gọi Ruby). Trong đó một viên đá quý sapphire càng gần với màu xanh dương tinh khiết với độ rực màu sống động lại càng quý giá và có giá trị cao.
Khác với những viên nhân tạo có vẻ ngoài hoàn mỹ, một viên đá quý Sapphire tự nhiên thường chứa những tạp chất nhỏ.
Cùng với Ruby, Sapphire cũng có độ cứng 9 điểm trên thang Mohs nên thuộc nhóm đá quý phù hợp với mọi loại trang sức và các thiết kế nghệ thuật phá cách. Tại Việt Nam, rất nhiều mỏ đá quý Sapphire đã được tìm thấy và còn hoạt động như Yên Bái, Nghệ An, Lâm Đồng và Đắk Lắk.
Đá Emerald – Ngọc lục bảo
Vẻ đẹp của một viên đá quý Emerald hay Ngọc lục bảo phụ thuộc vào độ tinh khiết cực cao, màu sắc đồng đều và độ rực màu sống động.
Khác với nhiều loại đá quý, Ngọc lục bảo thường chứa những tạp chất bên trong nên những viên ngọc tự nhiên có độ tinh khiết cao là cực kỳ hiếm có. Emerald được chào bán trên thị trường đa số đã được qua xử lý.
Có độ cứng khá cao từ 7.5 – 8 điểm, Ngọc lục bảo có độ bền tương đối tốt và chỉ cần cách chăm sóc đơn giản. Màu xanh lục của loại đá này cực kỳ thích hợp với trang sức vàng trắng hoặc vàng vàng.
Đá quý Emerald – Ngọc Lục Bảo
Đá Spinel từ vùng đất ngọc Lục Yên
Đá Spinel như tên gọi của nó – đá Tia lửa – mang một nguồn năng lượng tuyệt vời, đầy nhiệt huyết và thúc đẩy đam mê. Màu sắc của loại đá này rất phong phú: cam đến đỏ đậm, tím, xanh lam đến xanh lục. Trong đó đá tia lửa được ưa thích nhất là màu đỏ và hồng đậm với độ rực màu sống động.
Xếp hạng khá cao – điểm 8 về độ cứng nên Spinel cũng nằm trong danh sách đá quý ưu tiên cho tất cả trang sức đeo hàng ngày như nhẫn, dây chuyền, bông tai. Tùy vào loại màu mà viên đá sẽ phù hợp với kim loại trang sức khác nhau như bạch kim hoặc vàng vàng.
Đá Garnet
Mặc dù thuộc về nhóm đá quý liên kết với nguyên tố lửa đầy năng động và ấm áp nhưng đá Garnet, hay còn gọi là Ngọc hồng lựu, được phân loại rất phong phú với màu sắc cực kỳ đa dạng: Garnet Pyrope và Almandine (tím đến đỏ cam); Andradite (vàng hoặc xanh lục vàng), Grossular (không màu, vàng đến cam đỏ và xanh lục rực rỡ),…
Độ cứng từ 6.5 – 7.5 trên thang điểm Mohs nên dù Ngọc hồng lựu được chọn làm nhiều loại trang sức phổ biến như vòng tay hay nhẫn thì viên đá vẫn cần tránh các tác động mạnh hoặc bất kỳ mài mòn thô ráp nào.
Đá Tourmaline
Tourmaline – Đá Bích tỷ – thuộc khoáng vật silicat trong tự nhiên chứa nhiều sắt, natri, nhôm, liti,… nên có màu sắc rất đa dạng từ hồng, đỏ, xanh lam hay xanh lục,.. Hoặc trong tự nhiên có thể chứa hai màu như loại Tourmaline dưa hấu.
Có độ bền tương đối cao (7- 7.5 trên thang Mohs) nên Bích tỷ được xếp vào nhóm đá quý được sử dụng đa dạng nhất trong trang sức hiện đại.
Đá Peridot (đá Oliu)
Peridot còn được gọi là Ngọc lục bảo hoàng hôn do có màu trong tự nhiên là xanh lục thuần đến xanh lục hơi vàng và vàng lục nhẹ. Những viên có màu xanh nguyên chất rất hiếm có, màu xanh càng đậm thì giá trị càng cao. Hầu hết đá Peridot dùng trong trang sức đều đã qua xử lý.
Với độ bền tương đối ổn định, Peridot có thể được chế tác thành bất kỳ hình dáng nào, đặc biệt phổ biến trong nhẫn cưới được nạp kim cương. Với màu sắc oliu đặc trưng, bạn nên chọn trang sức vàng vàng hoặc vàng hồng để dễ dàng kết hợp với các đá quý có màu khác như Peridot.
Đá Aquamarine
Aquamarine, tên gọi khác là Ngọc hải lam, chỉ có một họ màu duy nhất là xanh nước biển và phạm vi màu rất hẹp từ xanh lam thuần đến xanh lam ánh lục nhạt và được săn đón nhiều nhất với màu xanh thuần khiết có cường độ mạnh.
Thông thường, chỉ những viên Aquamarine lớn trên 5ct mới có độ rực màu sống động nên món trang sức gắn đá Aquamarine nhỏ mà vẫn có màu sắc hấp dẫn là cực kỳ hiếm có và giá thành cao.
Ngọc hải lam xuất hiện phổ biến trong các loại đá quý dùng làm trang sức hàng ngày vì có độ bền được đánh giá cao từ 7.5 – 8 trên thang điểm Mohs.
Đá aquamarine làm trang sức hoa tai
Đá Topaz
Dù có điểm độ cứng trên thang điểm Mohs là 8 nhưng độ bền của Topaz (đá Hoàng Ngọc) không được đánh giá cao như xếp hạng của nó. Tuy vậy, Hoàng ngọc vẫn là một viên đá quý cực kỳ phổ biến với thế giới trang sức nhưng cần được nâng niu và chăm sóc cẩn thận.
Màu sắc của viên đá bán quý Topaz là yếu tố đánh giá chất lượng quan trọng nhất. Topaz cũng rất đa dạng về màu sắc và được đặt tên thương mại khác nhau: không màu, vàng, hồng cam, xanh dương,… Trong đó Topaz được yêu thích nhất là loại có màu vàng cam óng ánh pha sắc đỏ hoặc hồng đậm, còn được gọi là Topaz hoàng gia hay loại Topaz có màu xanh London Blue.
Ngọc Bích
Ngọc bích, tên tiếng anh là Nephrite, thường có màu xanh lục, màu càng đậm thì càng được yêu thích. Viên đá này đứng hàng đầu trong các loại đá quý nổi tiếng tại Trung Hoa, được ưa chuộng làm đồ dùng trong gia đình quý tộc hoặc vật phẩm cho tầng lớp tri thức.
Ngọc bích có độ bền cao hơn Cẩm thạch và được thiết kế phổ biến thành các bộ trang sức gồm nhẫn, vòng tay, dây chuyền và bông tai,…
Cẩm thạch
Thường bị nhầm với Ngọc bích vì có màu xanh lục là phổ biến và giá trị nhất, Cẩm thạch (tên tiếng anh là Jadeite) còn có các họ màu khác phong phú hơn Ngọc bích như đỏ, vàng, cam, nâu, trắng, đen,.. và màu tím hoa oải hương.
Cẩm thạch là một trong các loại đá quý có khả năng chống mài mòn tuyệt vời, phù hợp với mọi loại trang sức đá quý và đặc biệt được ưa chuộng với các thiết kế phá cách. Cùng với Ngọc Bích, Cẩm thạch còn được làm thành những viên đá Tỳ hưu cực có ích cho phong thủy trong kinh doanh và thu hút tài lộc.
Hổ phách
Hổ phách (Amber) không thực sự là một loại đá quý mà là một chất hữu cơ trong suốt với độ tuổi từ 30 – 90 triệu năm từ nhựa cây cổ thụ, có màu từ trắng, cam, vàng đến nâu đỏ. Nét đặc biệt của Hổ phách là viên đá chứa các sinh vật như lá cây, muỗi, côn trùng,.. bị dính vào nhựa và thành hóa thạch theo thời gian.
Giống với Ngọc trai, Hổ phách rất mềm với độ cứng từ 2 – 2.5 nhưng vì nét hấp dẫn khó cưỡng nên loại đá này vẫn được sử dụng rất nhiều để làm trang sức như vòng tay, nhẫn hoặc bông tai.
Đá Mắt Hổ
Đá mắt hổ (Tiger Eye) là một biến thể của họ thạch anh, là loại đá bán quý mang nét độc đáo nhờ hiệu ứng mắt mèo và có các đường lụa đẹp mắt, phổ biến nhất với màu vàng nâu, xanh dương, đỏ nâu hoặc xanh lá.
Tuy là đá bán quý nhưng với độ cứng từ 6.5 – 7 trên thang điểm Mohs nên đá mắt hổ hay được ưa chuộng trong các món trang sức như vòng tay, vòng cổ hoặc làm thành tỳ hưu,…
Thạch anh tím
Mang sắc tím đặc trưng riêng trong các loại đá quý silicat, Thạch anh tím Amethyst là loại đá bán quý có màu sắc trải từ cực kỳ nhạt đến sắc tím đậm hoặc rất tối. Những viên đá được đề cao nhất mang màu đỏ tía đến tím đậm miễn là không quá tối. Họ thạch anh đều đạt 7 điểm trên thang độ cứng Mohs nên là một nguyên liệu tuyệt vời cho các món trang sức đá quý.
Thạch anh vàng
Thạch anh vàng Citrine hấp dẫn nhất trong sắc vàng cam đậm bán trong suốt, dễ nhầm với Topaz vàng và kim cương vàng. Vì thạch anh vàng tự nhiên với chất lương màu sắc cao rất hiếm nên hầu hết những viên Citrine trên thị trường ngày nay đã được xử lý nhiệt để cải thiện màu sắc.
Amethyst và thạch anh vàng là các loại đá quý có độ cứng ổn định và thường được ưa thích trong các món trang sức như dây chuyền, vòng tay, hoa tai hoặc nhẫn,…
Thạch anh hồng
Thạch anh hồng (Rose Quartz) có phạm vi màu sắc rất tinh tế từ hồng trắng đến hồng đậm và có những viên được phân vùng màu sắc đặc biệt. Đây là mộ trong các loại đá quý được ưa chuộng trong phong thủy để cân bằng cảm xúc, giữ vững tinh thần và hàn gắn tình cảm trong hôn nhân.
Cũng như hai loại đá trên, thạch anh hồng rất phổ biến trong các loại trang sức đá quý.
Thạch anh khói
Thạch anh màu nâu ánh vàng kim có lẫn tạp chất turin hình thành hiệu ứng làn khói trong suốt viên đá được gọi là thạch anh khói (Smoky Quartz).
Giống với các loại đá quý khác trong họ thạch anh, loại đá bán quý này không chỉ được làm thành trang sức đeo hàng ngày mà còn được sử dụng cả tảng đá hoặc cây đá quý phong thủy để trang trí nhà cửa.
Đá mặt trăng
Được coi là một món quà từ mặt trăng, Đá Mặt Trăng, hay còn gọi là Moonstone, có thể khuếch tán các tia sáng thành các ánh trắng mờ như ánh trăng. Đá mặt trăng có thể không màu hoặc mang màu sắc phong phú khác ở dạng trong suốt đến mờ đục như hồng đào, xanh lam, vàng, nâu, xám,.. và có giá trị cao nhất với màu xanh lam sống động không chứa tạp chất.
Có thang điểm 6 – 6.5 nên độ bền chỉ trung bình và cần tránh va chạm mạnh, đá mặt trăng cùng với các loại đá quý khác thường được chạm khắc cho mặt dây chuyền, nhẫn đeo hoặc các thiết kế nghệ thuật trừu tượng.
Ngọc trai
Ngọc trai (Pearl) là một trong các loại đá quý đặc biệt, là loại ngọc duy nhất được hình thành từ sinh vật sống trong hàng ngàn đá quý nằm trong lòng đất. Tuy nhiên, do đánh bắt quá đà và ô nhiễm môi trường nên Ngọc trai tự nhiên ngày nay đang trở nên hiếm có trên thị trường mà chủ yếu là ngọc trai nuôi.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, Ngọc trai có khá nhiều màu sắc đẹp mắt như: trắng sứ, vàng cam, hồng, xanh lam, xanh lục và màu tím,… Chỉ có 2.5 điểm trên thang độ cứng nên Ngọc trai rất mềm mại và dễ bị trầy xước. Trang sức ngọc trai thường được đính trên bông tai hoặc xâu thành chuỗi.
Tanzanite
Chỉ xuất hiện tại một quốc gia duy nhất cùng tên gọi, Tanzanite là thuộc nhóm các loại đá quý hiếm có và đắt đỏ. Tanzanite trở thành một loại đá quý hấp dẫn hàng đầu do có tính đa sắc độc đáo (các màu sắc khác nhau sẽ được hiển thị tùy theo góc nhìn đá quý). Đá Tanzanite thô màu vàng vàng, nâu, tím hầu hết được xử lý để cải thiện màu sắc, mang màu lam – tím được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay.
Dù khá ổn định trong điều kiện thường nhưng trang sức Tanzanite không hợp để đeo hàng ngày và phù hợp nhất để chế tác hoa tai, mặt dây chuyền hoặc trang sức khác ít bị va đập.
Zircon
Zircon là loại đá có cường độ sáng sánh ngang với kim cương, phổ biến nhất với loại không màu và sau đó là xanh lục, lam, hồng, vàng và tím.
Dù vẻ ngoài giống hệt kim cương nhưng độ cứng của zircon thì thấp hơn nhiều, chỉ 6 – 7.5 điểm. Dù vậy viên đá vẫn sánh ngang với các loại đá quý khác để làm trang sức hàng ngày như nhẫn, dây chuyền hay hoa tai. Giá trị của Zircon cũng khá thấp so với các loại đá quý khác.
Đá Hồ Ly
Đá Hồ Ly là một trong các loại đá quý được tạo hình từ nhiều vật liệu khác nhau như vàng bạc hoặc đá tự nhiên như Thạch anh, Ngọc hải lam, đá mắt mèo, Cẩm thạch,…
Hồ Ly được coi là thần vật cầu duyên khi mang hình dáng mô phỏng loài thú Hồ Ly có khả năng mê hoặc con người trong truyền thuyết nên rất được hội chị em săn đón để thể hiện sức hấp dẫn của mình với bạn khác giới.
Đá hồ ly có 3 loại là Đá Hồ Ly 3 đuôi, Đá Hồ Ly 6 đuôi, Đá Hồ Ly 9 đuôi. Mỗi loại lại có những lưu ý và mang ý nghĩa riêng, được sử dụng làm vòng tay là phổ biến nhất.
Mặt dây chuyền đá hồ ly
Qua bài tóm tắt các loại đá quý phổ biến, KIMCUONGDAQUY.INFO hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức về đặc tính, màu sắc và hình dạng của các loại đá quý hay được dùng làm trang sức trên thị trường trang sức đá quý tại Việt Nam.
Previous News
Đá mắt hổ: biểu tượng của các vị thần trong văn hóa Ai Cập
Next News
Đá Lapis Lazuli: loại đá bán quý với sắc lam tuyệt đẹp
Comments are closed.
BÀI VIẾT HAY
Tháng bảy 26, 2021 Tổng quan Thạch anh khói Thạch anh khói ngày càng ... Tháng mười 20, 2023 Tháng bảy 21, 2023 Tháng mười một 10, 2023 Tháng năm 12, 2023 Shopping BasketTừ khóa » Các Loại đá Quý Làm Trang Sức
-
Đá Quý Là Gì? 10 Loại đá Quý Trang Sức Phổ Biến, đẹp Mắt Nhất
-
TOP 20 Các Loại đá Quý Hiếm, đá Tự Nhiên, đá Phong Thủy ở Việt Nam
-
【KINH NGHIỆM】Chọn Các Loại Trang Sức Bằng đá Quý Hợp Mệnh ...
-
Top 8 Loại đá Quý Làm Trang Sức Cực Phổ Biến Hiện Nay - ELLY
-
[Top 25] Loại đá Quý Quý Hiếm Và đẹp Nhất Hành Tinh - ReviewChuan
-
Tất Cả Các Loại đá Quý Trên Thế Giới - Những Dòng Phổ Biến - TahiGems
-
Đá Quý Theo Tháng Sinh Và Năm Sinh 12 Con Giáp | AME Jewellery
-
Cách Thức Phân Loại đá Quý Dựa Trên Yếu Tố Sắc Màu - Eropi Jewelry
-
Top 10 Các Loại đá Quý Trong Tự Nhiên được ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
-
Một Số Loại đá Quý Phổ Biến - Eropi Jewelry
-
5 Ông Vua Đá Quý Trong Tự Nhiên
-
KINH NGHIỆM MUA ĐÁ QUÝ - Trang Sức DOJI
-
Nhận Biết Các Loại đá Quý, Trang Sức Phong Thủy Theo Tuổi, Mệnh
-
Top 15+ Các Loại đá Quý Trong Tự Nhiên Phổ Biến Hiện Nay