Các Loại Da Thật được Sử Dụng Trong Sản Xuất Giày Da

Nhiều người sở hữu những đôi giày được quảng cáo là da thật. Tuy nhiên, cùng là da thật nhưng không phải chất lượng và giá thành đôi giày da nào cũng giống nhau. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí miếng da, tỷ lệ da, cách làm…

1. Các loại da động vật sử dụng trong sản xuất giày da

Khi nói đến da giày hầu hết mọi người thường nghĩ rằng đó là da bò, nhưng trên thực tế nó có thể là bất kì loại da động vật nào đã trải qua quá trình thuộc để tạo thành chất liệu cuối cùng (gọi chung là Da). Riêng da bò cũng được phân biệt thành da bò thường và da bê. Da thuộc của bê non có kết cấu hạt và sợi da chặt chẽ hơn, mỏng và sáng hơn da bò nên có thể làm ra da giày với chất lượng cao hơn. Da bò (nói chung bao gồm cả da bò, da bê) cho đến nay vẫn là loại da phổ biến nhất trong ngành công nghiệp sản xuất giày dép.

Một số loại da thú khác có thể được sử dụng làm đồ giày dép như Kidskin (làm từ da dê), Pigskin/Peccary (làm từ da heo), Cordovan Shell (làm từ da ngựa), và cả những động vật khác như trâu, voi, chuột túi…. Thậm chí còn có cả da của những con thú thuộc họ chim như đà điểu, bò sát như cá sấu, thằn lằn, rắn. Da bò sát thường bền hơn và dễ bảo quản hơn, tuy nhiên giá thành cũng không hề rẻ.

Những đôi giày chất lượng cao sẽ dùng chất liệu da để làm những bộ phận sau:

-Đế giày: gồm đế trong và đế ngoài (phần chạm đất). -Lót mặt trong giày (nơi chúng ta xỏ chân vào).

-Phần gót giày ( gồm nhiều lớp tạo độ cao cho gót).

-Lớp da bao ngoài (là mặt ngoài thấy được, bao bên ngoài lớp lót giày).

Một đôi giày không hẳn chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu là da. Thường thì đế giày được làm bằng cao su, bên trong có thể được lót bằng rất nhiều chất liệu khác nhau và phần gót có thể làm bằng gỗ, cao su hoặc nhựa. Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên sử dụng hoàn toàn bằng da trừ gót giày; nếu bạn cần đi trong môi trường lạnh và ẩm ướt thì nên dùng cao su.

Một ví dụ về giày Evashoes được làm hầu hết từ da bò, bao gồm lớp bên ngoài, lớp lót, trừ phần đế làm bằng cao su

Chất lượng của da giày được sử dụng cho từng dòng sản phẩm riêng biệt được xác định bởi loại của da mà nhà sản xuất sử dụng. Chất lượng da thường được chia thành 4 cấp: với cấp 1 chất lượng cao nhất và cấp 4 là thấp nhất. Nghĩa là thậm chí một tấm da loại 1 (rất ít thậm chí không có khuyết điểm) cũng có phần da cấp 4 (da bụng).

Người ta phân loại da theo hai cách:

–  Theo chất lượng miếng da (số lượng sẹo, khuyết điểm…).

–  Vùng da được sử dụng (lưng, bụng, vai….).

Phân loại chất lượng các loại da thật sử dụng trong sản xuất đồ da (giày da)

Loại 1: chỉ chiếm 13% diện tích tấm da, sợi da có kết cấu chặt chẽ và chống thấm nước.

Loại 2: chiếm 30% diện tích tấm da, cho chất lượng tốt.

Loại 3: chiếm 32% diện tích tấm da, đã mất rất nhiều sợi da, xốp và không chống thấm nước, cho chất lượng tốt.

Loại 4: chiếm 25% diện tích tấm da, chỉ có thể dùng làm lót mặt trong giày.

Loại da được sử dụng sẽ quyết định chất lượng phần da bao ngoài, nếu đánh giá da giày chỉ qua bề ngoài thì đây là phần da dễ thấy nhất. Nếu phần này được làm từ vùng da lưng của tấm da loại 1 thì đây sẽ là đôi giày chất lượng tốt nhất có thể sản xuất (và dĩ nhiên giá thành cũng sẽ rất đắt đỏ). Da để làm phần này thường là da mặt hạt. nhưng những loại da như da Cordovan hay da bóng thì lại lật mặt ngược lại.

Riêng da lộn sẽ được loại bỏ hoàn toàn những hạt da.

Da lộn thường được ép dưới áp suất rất lớn để nén những sợi da tạo thành một bề mặt nhẵn. Da bị hạt nổi, xước nhẹ thường được đánh bóng để loại bỏ khuyết điểm trên bề mặt.

2. Phân loại da theo chất lượng và cách làm

Ở đây chúng da sẽ nói qua một chút về da full grain và da top grain để tránh nhầm lẫn cho các bạn khi phân biệt da.

a. Da full-grain:

Là loại da chưa được mài, đánh bóng, lót hoặc dập (trái ngược hẳn với da top-grain) để loại những gì không hoàn hảo (những vết hằn tự nhiên) trên bề mặt của miếng da. Những hạt trên tấm da tạo sự liên kết chắc chắn cho từng thớ sợi và tăng độ bền với thời gian. Hạt cũng có thể thở được nên miếng da luôn thoáng khi, độ ẩm thấp sau khoảng thời gian dài tiếp xúc với mội trường. Thay vì phải bọc thêm 1 lớp bảo vệ thì bản thân nó có thể sản sinh ra một lớp patina làm cho da bóng mịn. Những đồ nội thất bọc da và giày da chất lượng cao thường được làm từ da full-grain. Da full grain thành phẩm thường được chia thành ba loại: aniline, semi-aniline và da napa.

b. Da top-grain:

Da top-grain (đây là loại da được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm da cao cấp) là loại da có chất lượng tốt thứ hai chỉ sau da full-grain. Da top-grain có một lớp da đã được tách đi nên mỏng và mềm hơn. Bề mặt da đã được chà cát, đánh bóng và thêm vào một lớp phủ trên bề mặt, khi chạm vào có cảm giác lạnh hơn và giống như nhựa. Lớp phủ này không thở được và cũng không sản sinh ra patina. Loại da này thường rẻ hơn và chống bám bụi tốt hơn da full-grain miễn là sản phẩm vẫn chưa hư hỏng.

Tuy nhiên ở công đoạn cuối cùng những nhà sản xuất giày có thể thêm vào một lớp riêng của họ để giày bóng sáng hơn hoặc có thể thêm một lớp phủ màu để tạo kiểu màu bắt mắt hơn.

Giày nữ da thật với bề mặt đã được xử lý, trở nên bóng sáng và mềm hơn

c. Da điều chỉnh (corrected-grain):

Là bất kì loại da nào có sử dụng hạt nhân tạo phủ lên bề mặt da. Miếng da được sử dụng để làm ra loại da này không đủ tiêu chuẩn để tạo ra da màu rám (vegetable-tanned) và da aniline. Đối với loại da này thì những vết không hoàn hảo đã được chỉnh sửa hoặc chà bóng, thêm vào đó là những hạt nhân tạo để tạo ấn tượng và được bọc ngoài bằng màu nhuộm. Hầu hết da corrected-grain được sử dụng để làm da nhuộm màu và màu sắc sẽ giúp che giấu những khuyết điểm và những dấu chỉnh sửa. Da corrected-grain có thể chia thành hai loại thành phẩm chính là semi-aniline và da nhuộm màu.

d. Da split:

Da split là loại da được làm bằng phần xơ của phần da còn lại sau khi phần da được sử dụng làm da top-grain đã được tách ra. Trong suốt công đoạn tách phần top-grain và phần da split, phần da split có thể chia thêm (mỏng hơn) thành middle split và flesh split. Một miếng da rất dày như middle split có thể tách thành rất nhiều lớp cho đến khi quá mỏng không thể tách thêm được nữa. Da split sau đó sẽ được phủ một lớp nhân tạo lên bề mặt và được dập nổi bằng hạt da (da bycast). Da split còn được sử dụng để làm da lộn. Những tấm da lộn chắc nhất thường được làm từ da split đã được loại bỏ hạt hoặc từ da flesh spilt (da đã được cạo đến một độ dày chuẩn). Da lộn thường được làm sần sùi cả 2 mặt. Ngày nay, các nhà sản xuất sẽ sử dụng những kỹ thuật khác nhau để làm da lộn từ da full-grain để tăng chất lượng sản phẩm. Tùy mục đích sử dụng người ta cũng có thể lật ngược tấm da lộn để làm các sản phẩm khác nhau (mặt thấy được thì không có hạt sần sùi). Tuy nhiên đây không được coi là dạng chuẩn của da lộn.

Từ khóa » Các Loại Da De Sản Xuất Giày