Các Loại đàn Dây Thông Dụng Ngày Nay
Có thể bạn quan tâm
Thế giới nhạc cụ rất rộng lớn, với hàng ngàn chủng loại khác nhau, những nhạc cụ mà ta biết chỉ là một trong số ít những loại phổ biến mà thôi. Tuy nhiên, đã phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được cùng trong chủng loại đàn đó.
Bộ đàn dây
Thường thuật ngữ string để chỉ 4 loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng là violin, viola, cello và contrabass (double bass). Đây là nhóm nhạc cụ có hình dáng và cách chơi khá giống nhau. Cao độ tăng dần theo kích thước của từng loại nhạc cụ.
Harp – Đàn hạc
Là một nhạc cụ dây trong dàn giao hưởng, đây là một trong những nhạc cụ xuất hiện từ rất sớm, từkhoảng 3500 năm trước công nguyên và được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ thời kì Trung cổ (Middle Ages) và thời kì Phục Hưng (Renaisance).
Lute – Đàn Luýt
Đây là loại đàn có thiết kế khá đặc biệt với phần cổ đàn gập ra sau. Các dây đàn được chia thành từng cặp dây song song sát nhau (courses) và được chơi bằng các miếng gảy đàn (plectrum/pick). Có cả loại đàn lute có ngăn phím và không có ngăn phím.
Là loại đàn cổ, xuất hiện từ xa xưa và không rõ ràng về nơi xuất xứ. Được sử dụng rộng rãi như một nhạc cụ nền trong thời Trung Cổ và cuối thời kì Baroque. Trở thành một trong những nhạc cụ chủ đạo trong thời kì Phụ Hưng (Renaissance) và cũng có thể được dùng để đệm hát. Người chơi lute được gọi là lutenist.
Classic guitar
Đàn guitar cổ điển. Là loại guitar có dây được làm bằng nylon, 3 dây trầm 4,5,6 được quấn bên ngoài bằng 1 lớp dây kim loại. Phần khóa đàn được khoét lỗ với bộ khóa đặc trưng nằm bên hông, cần đàn được làm to hơn để dễ dàng hơn trong việc trình diễn các nhạc phẩm cổ điển với những thế bấm phức tạp, classic guitar thường được chơi bằng các móng tay hoặc đầu ngón tay. Thường được sử dụng để độc tấu các nhạc phẩm cổ điển hoặc hòa tấu cùng những nhạc cụ khác.
Acoustic guitar
(Modern guitar) – Guitar hiện đại, được cải tiến với bộ dây sắt, cần dài hơn, phần cần đàn nhỏ hơn một chút, một số loại có phần thùng được bo lại phía cần đàn tiếp xúc với thùng đàn thường được gọi là kiểu đàn số 7. Loại acoustic guitar này được chơi bằng cả ngón tay (fingers) lẫn phím (plectrum), thường được dùng để trình diễn trong nhiều thể loại nhạc và đặc biệt là nhạc pop.
Đàn dobro
Là một dạng guitar được tăng độ cộng hưởng giúp âm thanh lớn hơn. Là một thương hiệu của người Mỹ, được sáng tạo năm 1928 bởi anh em nhà Dopyera khi họ hình thành công ty Dobro Manufacturing Company. Từ Drobro là chữ vrút gọn từ chữ “Dopyera brothers” và có ý nghĩa “goodness”.
Được cấu tạo bởi một tấm kim loại mỏng hình nón đặt ngay mặt trước thân đàn để tạo sự cộng hưởng (single resonator cone) và được đảo chiều cho phần lồi vào bên trong thân đàn. Thiết kế này giúp tạo sự khuếch đại âm thanh tốt hơn các thiết kế khuyếch đại trước đó giúp tiếng đàn không còn bị lép bởi các nhạc cụ khác như kèn và các nhạc cụ bộ gõ.
Sau đó nhiều nghệ sĩ biến thể cách chơi loại đàn này bằng cách đặt nằm ngang và chơi bằng những ống trượt bằng kim loại, hình tròn giúp dobro tạo ra nhiều màu sắc âm thanh khác nhau. Dobro thường được dùng trong nhạc blues, bluegrass.
Electric guitar – Guitar điện
Có lẽ các bạn đã quá quen thuộc với cây đàn này. Bản chất guitar điện khi không gắn vào bộ khuyếch đại âm (amplifier) thì sẽ không thể cho âm thanh hay được vì bản chất âm thanh “mộc” của guitar điện nghe rất bé. Đó cũng chính là lý do người ta gọi nó là guitar điện.
Guitar điện ngoài việc gắn vào những bộ khuyếch đại để cho âm thanh lớn hơn, người ta còn chế tạo ra các hộp tiếng (fuzz) mà thực chất là những bộ xử lý tính hiệu âm thanh để làm biến đổi tiếng đàn guitar giúp tạo ra nhiều kiểu âm thanh khác nhau như: overdrive, distortion, wah wah… hay các hiệu ứng âm thanh nhằm tạo không gian như delay, reverb, chorus…mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài hiệu ứng cho guitar.
Bass – Guitar bass
Là loại đàn dây được dùng phổ biến trong nhạc pop, rock và các buổi diễn live. Bass cho âm thanh trầm, làm nền chủ đạo cho 1 bài nhạc. Bass cũng có nhiều hình dáng và số lượng dây thay đổi tùy theo nhu cầu của nghệ sĩ biểu diễn, đôi khi có những nghệ sĩ chơi những cây bass với 5,6 thậm chí 7 dây.
Đàn tam thập lục / Zither
Đây là tên của một loại đàn và cũng là tên của của một nhóm gồm nhiều loại đàn với thiết kế nhiều dây, được kéo dài trên một thân thẳng , mỏng. Số dây có thể thay đổi lên đến 50 dây. Từ Zither là tiếng Đức bắt nguồn từ chữ cithara trong tiếng Latin.
Pipe – Đàn tì bà
Một loại đàn 4 dây có thân bầu, xuất hiện phổ biến từ hơn 2000 năm trước ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có Liuquin, một loại đàn tì bà nhỏ hơn. Ở Việt Nam và Hàn Quốc cũng xuất hiện loại đàn tì bà này.
Erhu – Đàn nhị
Là một loại đàn 2 dây, được chơi bằng 1 cây vĩ (bow), đôi khi được các nước phương Tây gọi là Đàn violin Trung Quốc (Chinese Violin). Đây là loại đàn cổ Trung Quốc, tuy nhiên nhiều nghệ sĩ trẻ đã ứng dụng vào trong các bản hòa âm đương đại để tạo sự hòa trộn cho các bản nhạc pop, rock, jazz…
Mandolin
Là loại đàn thuộc họ đàn lute, khá đặc trưng với thiết kế nhỏ, gồm 8 dây, chia thành 4 cặp dây tạo âm thanh long lanh, trong trẻo. Đôi khi có những cây mandolin với thiết kế 10-12 dây chia thành 5-6 cặp dây.
Balalaika
Là loại đàn có nguồn gốc từ Nga, gồm 3 dây, thân đàn hình tam giác, có nhiều kích cỡ cho cao độ từ rất cao đến rất trầm: piccolo balalaika, prima balalaika, secunda balalaika, alto balalaika, bass balalaika, và contrabass balalaika. Prima balalaika là loại được dùng phổ biến nhất.
Banjo
Là loại đàn thường thấy trong nhạc đồng quê (Country music), nhạc bluegrass, nhạc dân ca (folk), nhạc truyền thống Ai-len (Irish traditional). Thường có 4,5 hoặc 6 dây. Được cấu tạo bằng một khung gỗ, bọc lại bằng một lớp màng mỏng bằng nhựa hoặc da làm phần cộng hưởng cho đàn. Những dạng banjo đầu tiên được thiết kể bởi người da đen trong thời kì thực dân dựa trên một số nhạc cụ tương tự đàn banjo của người châu Phi.
Bài viết chỉ mô tả được một phần rất ít của thế giới nhạc cụ, và nếu bạn đang có ý thích dành cho bất kỳ một loại nào trong đây hãy đăng ký học ngay khi có thể, dù ở bất cứ độ tuổi nào. Vì giá trị mà nhạc cụ mang lại cho bạn không kén chọn tâm tư, tình cảm, địa vị hay tuổi tác.
Từ khóa » Các Loại đàn Phương Tây
-
Phương Đông Và Phương Tây Khác Biệt Về âm Nhạc Như Thế Nào ...
-
Các Loại Nhạc Cụ Phương Tây Phổ Biến
-
Kể Tên Các Nhạc Cụ Phương Tây Mà Em Biết? - Âm Nhạc Lớp 7 - Lazi
-
Những Loại Nhạc Cụ độc đáo Thuộc Bộ Dây (Phần 1)
-
Kể Tên 5 Loại Nhạc Cụ Phương Tây - Hoc24
-
Các Loại đàn Phương Tây
-
Thể Loại:Nhạc Cụ Tây Phương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhạc Cụ Phương Tây - Edu - A.EDU.VN
-
Các Loại Nhạc Cụ Phổ Biến Tại Việt Nam
-
Các Loại Nhạc Cụ - Phần 2 – Họ đàn Dây - ADAM MUZIC
-
Điểm Danh Các Loại Nhạc Cụ Phổ Biến được ưa Chuộng Hiện Nay
-
Nhạc Cụ Phương Tây Hình ảnh PNG | Vector Và Các Tập Tin PSD
-
[Âm Nhạc 7] Nhịp Lấy đà - Sơ Lược Về Một Vài Nhạc Cụ Phương Tây