Các Loại Dao đi Rừng Phổ Biến Hiện Nay

Trào lưu du lịch khám phá và thử thách sinh tồn hiện nay đang rất được giới trẻ ưa chuộng. Và hành trang không thể thiếu trong mỗi chuyến đi như vậy là các loại dao đi rừng, còn được gọi là dao phượt. Nó vừa phải đẹp, phải “cool ngầu”, mà còn phải hữu dụng nữa. Cùng Na điểm qua một số mẫu dao đang được săn đón nhiều tại Việt Nam thời gian gần đây nhé.

Mục lục

  • Dao mèo
  • Dao kukri (hay gọi là dao quắm đi rừng)
  • Dao Tanto
  • Dao parang
  • Dao găm đi rừng
  • Lời kết về các loại dao đi rừng

Dao mèo

Quen thuộc nhất, phổ biến nhất và nổi tiếng nhất có lẽ là dao dân tộc mèo. Chúng được nhắc tới như biểu tượng của tinh thần, nhiệt huyết của đồng bào dân tộc Mông. Dao cơ bản có lưỡi dày, sống thẳng, vát mỏng dần về phần lưỡi sắc và phần mũi dao. Hình dáng dao có thể có một chút thay đổi tùy khu vực như dao mèo mũi hếch, dao mèo mũi cụp. Chất liệu dao đa phần là thép nhíp ô tô, chất liệu cơ bản tại Việt Nam. Phần chuôi và vỏ cũng đa dạng, có thể là gỗ cẩm, gỗ lim, ngà voi, sừng trâu…

Dao mèo ban đầu là dao truyền thống của đồng bào Mông (còn gọi là dân tộc Mèo). Sau quá trình phát triển, rất nhiều nơi đã học theo hình mẫu và rèn loại dao này. Phúc Sen đã xuất hiện nhiều xưởng chỉ chuyên rèn dao mèo đi rừng. Nay chúng được dùng rất nhiều bởi những người đi rừng khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Chúng có thể dùng để cắt, chặt, đâm, đào… tiện lợi.

Dao kukri (hay gọi là dao quắm đi rừng)

Cũng là một con dao khá nổi và được săn lùng thời gian gần đây. Kukri là con dao có nguồn gốc từ Nam Á, cụ thể là vùng Ấn Độ và Nepal. Ngày xưa chúng là loại vũ khí rất nguy hiểm của đội quân Gorkhas trong thế chiến I và II. Sau này khi không còn chiến tranh chúng đã được sử dụng như là nông cụ bình thường. Dù vậy nhưng thiết kế của dao Kukri vẫn rất nguy hiểm, bạn nên cẩn thận khi sử dụng chúng.

Khukuri (cách gọi khác của Kukri) có thiết kế khá lạ so với các loại dao khác. Phần sống dao cong hoặc gãy góc chứ không thẳng như đa phần dao khác. Phần lưỡi hơi bầu và có mũi nhọn, sắc. Nó đủ nặng và đủ sắc để xả thịt, thậm chí chặt xương những con thú lớn. Đây thực sự là con dao rất cá tính dành cho những bạn ưa các loại dao đi rừng độc lạ. Chúng có giá trị sử dụng cao, hoặc nếu không có thể treo trong nhà như đồ trang trí và phong thủy cũng rất đẹp.

Xem thêm: https://daocaobang.com/dao-kukri-noi-kinh-hoang-lich-su/

Dao Tanto

Tanto là từ tiếng Nhật, dịch là “đoản đao”. Chúng là một loại dao găm có từ lâu đời tại đất nước mặt trời mọc. Chúng thường dài khoảng 15-30cm, thân thẳng, có mũi nhọn. Dao thiết kế tiện cho động tác đâm hoặc chém. Hiện nay, người ta dùng dao tanto để mang theo bên mình khi đi dã ngoại, thường để thái thịt và…gọt hoa quả. Nhưng xem lại lịch sử mới biết chúng cũng có những câu chuyện hay.

Dao tanto là một trong các loại dao đi rừng

Tanto xuất hiện cùng với các samurai tại Nhật, giống như katana, chúng gắn liền với hình ảnh samurai. Nhưng không phải hình ảnh xông pha trận mạc của katana, dao tanto để dùng cho nghi lễ seppuku. Đây là nghi thức tự sát nổi tiếng của những samurai. Khi họ phạm lỗi nặng, họ sẽ quỳ xuống và sử dụng thanh tanto để tự mổ bụng mình. Một nghi lễ đáng sợ nhưng cũng đầy hào khí của những bậc anh hùng.

Dao parang

Đây là con dao được sử dụng nhiều trên khắp các đảo quốc vùng Đông Nam Á. Thân của dao parang có thể hẹp bản trông như kiếm hoặc rộng hơn giống dao rựa. Các quốc đảo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới có thảm thực vật chủ yếu là cây ngập mặn như đước, bần, cây dừa… Để chặt các loại cây này thì dao không cần quá dày, có thân dài và điểm sắc bén xa tay cầm. Giống đa phần các loại dao đi rừng, chuôi dao thường làm bằng gỗ hoặc sừng, với phần đuôi lớn ngăn trơn trượt ở khí hậu ẩm hay ra mồ hôi.

Parang hiện nay vẫn thường được sử dụng khi đi rừng hoặc làm đồ trang trí phong thủy trong nhà. Lịch sử đã từng ghi nhận chúng được dùng làm vũ khí trong các cuộc tấn công chống lại người Anh và Nhật. Các băng cướp ở Malaysia, Singapore, Ấn Độ, Sri Lanka… thường sử dụng loại dao này như vũ khí vì đây là các quốc gia cấm súng ống nghiêm ngặt.

Dao găm đi rừng

Dao găm là loại dao có mũi rất sắc nhọn kèm với hai lưỡi dao cũng sắc bén tương tự, được thiết kế làm vũ khí để đâm đối phương (Định nghĩa từ Wikipedia). Theo định nghĩa thì dao găm phải có hai lưỡi sắc và chủ yếu dùng làm vũ khí. Nhưng hiện nay cũng có rất nhiều loại dao nhỏ, thường chỉ có một lưỡi, cả loại có vỏ và loại dao bấm, vẫn được gọi là dao găm.

Các loại dao đi rừng phải kể đến dao găm

Thường những người yêu thích dao sẽ sưu tầm chúng để chơi hoặc sử dụng như dao nhỏ bình thường. Nhưng dù sao thì loại dao này vẫn có tác dụng chính là làm vũ khí nên pháp luật nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam, vẫn rất khắt khe với chúng. Dao găm ở Việt Nam thường là được nhập khẩu từ nước ngoài, dao Phúc Sen cũng không có sản xuất.

Lời kết về các loại dao đi rừng

Đã là dao thì phải có tính chất sắc nhọn và có thể gây thương tích nếu dùng không đúng cách. Dao đi rừng nói chung thường bị gây khó khăn hơn do hình dáng giống vũ khí của chúng. Nếu bạn biết cách sử dụng thì chúng hoàn toàn vô hại và còn rất hữu dụng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, cần có những lưu ý an toàn khi sử dụng để tránh những thương tích có thể xảy ra.

Đầu tiên là nên mua dao kèm với vỏ để lưỡi dao được bảo vệ và an toàn khi không sử dụng. Thứ hai là cất giữ dao ở vị trí an toàn, luôn để xa tầm tay trẻ em. Thứ ba là sử dụng dao cẩn thận, đúng mục đích và bảo quản dao thật tốt. Thứ tư là tránh mang dao tới những nơi đông người gây hoang mang cho những người xung quanh. Nên nhớ rằng một cây bút cũng có thể gây thương tích, bản thân con dao hoàn toàn vô hại, chỉ có người sử dụng không biết cách.

Từ khóa » Các Loại Dao Rựa