CÁC LOẠI DÂY ĐIỆN DÂN DỤNG CÁC LUU Ý VÀ CÁCH SỬ DỤNG

Tóm tắt nội dung [Ẩn]

  1. Các loại dây cáp điện dân dụng cách chọn lựa
  2. Lựa chọn dây điện bên ngoài

Các loại dây cáp điện dân dụng cách chọn lựa

Lựa chọn dây điện, cáp điện cho hộ gia đình là một việc hết sức là quan trọng, việc lựa chọn tốt chính xác các loại dây điện sẽ giúp cho các thiết bị điện hoạt động, và có tuổi thọ mà còn an toàn và tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng. Lựa chọn dây điện cáp điện như thế nào thì đúng? Chọn dây điện trong nhà.

Các thương hiệu sản xuất dây cáp điện được nhắc đến nhiều là Dây điện Cadivi với các sản phẩm dây dân dung, cáp điện lực, dây dẫn trần, dây nhôm, cáp trung thế, cáp điện thế, cáp tín hiệu, cáp multiplex, cáp chống cháy thương hiệu CADIVI.

Lựa chọn dây điện dân dụng phù hợp

Sự lựa chọn dây điện sao cho chúng phù hợp với nguồn điện, tiết kiệm tránh được sự cố chập cháy cũng như giúp người tiêu dùng tiết kiệm được chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế đường dây và đảm bảo an toàn trong thời gian sử dụng. Dưới dây là một số cách lựa chọn bạn có thể tham khảo.

Lựa chọn bằng cách tính tổng công xuất tiêu thụ điện

Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả những trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà.

Trên các sản phẩm tiêu thụ điện năng đều được nhà sản xuất có ghi rõ công suất tiêu thụ điện năng 1 cách củ thể, dựa vào đó chúng ta có thể tính được công suất tổng.

Tiếp đó chúng ta cần phải xác định được rằng nguồn điện sử dụng là nguồn 3 pha hay 1 pha để có được một sản phẩm dây cáp điện phù hợp, đáp ứng đúng thông số kỹ thuật.

>>> Xem thêm bảng giá dây điện Cadisun

Tổng công suất tiêu thụ điện trong nhà của bạn được tính theo công thức sau:

Tính dòng điện: I= P/U

Trong đó:

  • P: là tổng công suất (Kw)
  • U: hiệu điện thế (220V)

Tính tiết diện: S = I/J

Trong đó:

  • J: là mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)
  • Đối với dây đồng: mật độ dòng điện cho phép Jđ = 6A/mm2
  • Đối với dây nhôm: mật độ dòng điện cho phép Jn = 4.5 A/mm2

Lưu ý: Khách hàng không nên sử dụng dây chịu tải nhỏ hơn công suất tiêu thụ vì khả năng chịu tải không đủ sẽ gây chập, cháy, nổ.

luu ý khi lựa chọn các loại dây điện dân dụng

Lựa chọn dây điện bên ngoài

Dây điện phía bên ngoài có tổng công suất lớn nhưng thường do điện lực cơ quan quản lý điện lựa chọn, điều này có thể hoàn toàn yên tâm vì bộ phận này có chuyên môn cao trong lĩnh vực điện.

Nhưng có trường hợp phải lựa chọn hay sửa chữa do có sự cố

Lõi dây điện: Nên ưu tiên lõi dây đồng vì khả năng dẫn điện và độ bền tốt hơn lõi dây bằng nhôm. Tuy nhiên, bạn cũng thể chọn dây dẫn nhôm nếu muốn tối ưu chi phí.

Lớp bọc cách điện: Ngoài khả năng cách điện và bảo vệ lõi dây dẫn, lớp bọc cũng là phần trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên này. Điều này sẽ làm lớp cách điện hao mòn theo thời gian. Vỏ cách điện có thể dùng PVC (Polyvinyl Chloride) hoặc XLPE (viết tắt của từ Cross-Linked Polyethylene) là tốt nhất.

Đoạn dây ngoài trời thông thường được gọi là loại dây Duplex ruột đồng, có lớp cách điện PVC (Du – CV).

>>> Xem thêm Bảng giá dây điện LS Vina

Các loại dây điện sử dụng bên ngoài nhà

Lựa chọn đoạn cáp điện kế

Đoạn cáp điện kế nối từ đoạn dây ngoài trời vào đến nhà nên nó cũng cần có công suất chịu tải lớn hơn do chúng chịu tải đồng thời các thiết bị điện trong nhà, thường sử dụng loại cáp DK- CVV 2x5mm2 hoặc DK-CXV 2×4 mm2. Là có thể chịu tải tốt một vài trường hợp đặc biệt ta có thể chọn loại có tiết diện lớn hơn.

Lựa chọn dây dẫn thích hợp trong nhà

Dây dẫn bên ngoài thường do phía nganh điện lực lựa chọn nhưng dây dẫn điện bên trong nhà tới các thiết bị điện thì do chúng ta là người quyết định nên lựa chọn sao cho phù hợp và tiết kiệm dưới đây là một số loại dây khuyên dùng.

Dây đơn cứng (VC)

Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V. Do có 1 lõi nên chú ý khi đấu nối loại này dễ bị gãy lõi khi xoắn gập mạnh.

dây đơn cũng VC

Dây đơn mềm (VCm)

Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V. Loại này được sử dụng khá phổ biến do kết cấu nhiều lõi dễ dàng thao tác khi đấu nối.

Dây đơn mền

Dây đôi mềm dẹt (VCmd)

Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V.

dây đôi mền dẹp

Dây đôi mềm xoắn (VCmx)

Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V.

Dây đôi mềm tròn (VCmt)

Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.

Dây đôi mềm ô van (VCmo)

Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Cấp điện áp của dây là 250V.

dây dôi mền

Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA)

Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V.

Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV)

Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) là dây có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V hoặc 0.6/1kV.

Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV)

Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) là cáp có 1 hoặc nhiều lõi cáp, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0.6/1kV.

Lựa chọn đúng các khu vực trong nhà sẽ giúp các thiết bị điện sử dụng đúng công suất, tránh sảy ra hư hại hay chập cháy an toàn cho sử dụng điện.

( lưu ý đảm bảo an toàn cho hệ thống điện

9 lưu ý để đảm bảo an toàn hệ thống điện gia đình

Khi lựa chọn dây dẫy điện phải có lớp cách điện, lớp bọc chất lượng.

Tránh mở 1 lúc toàn bộ thiết bị tiêu thụ điện dễ sảy ra tình trạng quá tải.

Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện nếu có sự cố phải sửa chữa ngay.

Tắt hoặc đóng nguồn điện ngay khi không cần sử dụng.

Lặp đặt dây điện, nguồn điện tránh xa nguồn nước, hoặc vị trí ẩm ướt.

Đặt thiết bị điện nơi cao tránh nơi ẩm thấp.

Không sử dụng giấy bạc để thay thế dây cầu trì cao dao.

ổ điện khi sử dụng phải có lớp ngoài che chắn lỗ.

Khi có sự cố điện ngay lập tức ngắt cầu giao trước khi kiểm tra hay sửa chữa.

Xem thêm Tại sao nên chọn dây cáp điện nhiều lõi ưu và nhược điểm Tại Đây

Từ khóa » Các Loại Dây điện Sử Dụng Trong Nhà