Các Loại đồng Hồ đo áp Suất Khí Nén Và Thủy Lực
Có thể bạn quan tâm
Đồng hồ đo áp suất khí nén và thủy lực là thiết bị phụ kiện hệ thống và không thật sự được nhiều khách hàng chú ý. Tuy nhiên, nó lại có vai trò quan trọng và rất cần thiết để con người có thể vận hành máy móc, dây chuyền với mức áp lực ổn định, an toàn và hiệu quả.
Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp lực có tên tiếng anh là Pressure Gauge, là 1 thiết bị phụ kiện trong hệ thống. Chức năng của nó là đo và hiển thị áp suất của môi chất ngay tại thời điểm đo. Môi chất đó có thể là khí nén, gas, hơi, nước, dầu, nhớt, hóa chất…
Đây là một thiết bị cơ học được lắp đặt trên đường ống giúp con người có thể quan sát tình trạng của hệ thống, kịp thời có những điều chỉnh khi tăng áp một cách kịp thời. Vì vậy mà áp kế quan trọng đối với sự an toàn của hệ thống và con người xung quanh.
Đơn vị của đồng hồ đo sẽ là: PSI, Bar, kg/cm2, KPa, MPa… Nhờ vào ống bourdon mà thiết bị có thể đo tốt trong bồn nước, lò hơi, lò sấy, bể hóa chất, ống ga. Mỗi công việc, mỗi hệ thống phải có loại đồng hồ đo áp suất phù hợp về dải thang đo làm việc, kiểu chân kết nối, chất liệu vỏ…
Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất
Một Pressure Gauge hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều các thiết bị, chi tiết như:
+ Window: Mặt đồng hồ có thể làm từ chất liệu kính cường lực hoặc nhựa cao cấp.
+ Ring: Vòng kết nối với case.
+ Point: Kim đồng hồ hay còn gọi là kim đo, sẽ được gắn vào bên trong động cơ, tiếp nhận thông tin và hiển thị đó trên vạch chỉ.
+ Bourdon: Ống chứa áp suất chính là ống chứa môi chất cần đo.
+ Gasket: Chính là một miếng đệm giữa kính và case.
+ Scale plate: Mặt hiển thị giá trị áp suất.
+ Movement: Bộ phận truyền động.
+ Setscrew: Ống vít kết nối.
+ Case: Vỏ có thể làm bằng thép mạ crom, đồng, inox 304 hoặc inox 316.
+ Blowout disk: Nút để điền dầu vào.
Tất cả các thiết bị được lắp ráp theo thiết kế chuẩn của hãng, gia công tỉ mỉ để đảm bảo cấu trúc đơn giản, nhỏ gọn và tiện dùng.
Nguyên lý hoạt động làm việc của áp kế
Trên thị trường, đồng hồ áp lực có hàng ngàn loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, để khách có thể hình dung cơ bản về thiết bị thì chúng tôi sẽ phân thành 2 loại chính dựa trên nguyên lý hoạt động. Đó là:
Kiểu cơ khí
Loại đồng hồ này hoạt động dựa vào nguyên lý co giãn của ống đồng do áp lực của dòng lưu chất làm kim đồng hồ dịch chuyển chính xác. Giá trị được kim chỉ chính là giá trị thực áp tại thời điểm đo và là giá trị đã được tính toán.
Kiểu điện tử
Khác biệt hoàn toàn khi đồng hồ kiểu điện tử sẽ dựa trên sự phồng lên và xẹp xuống của các màng khi áp suất tác động và kéo theo con trượt di chuyển. Chính vì sự di chuyển này mà thông số về dòng điện và từ trường của cuộn dây thay đổi theo. Cuối cùng nó tác động đến kim đồng hồ bằng sắt nên hiển thị đúng áp suất cho người quan sát.
Các loại đồng hồ đo áp suất
Dưới đây sẽ là 10 loại đồng hồ mà chúng ta thường gặp nhất, nó được phân chia theo nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:
Đồng hồ áp lực chân sau
Loại áp kế chân sau có chân kết nối được đặt sau lưng mặt đồng hồ và tạo với nó 1 góc 90 độ. Thiết bị này sẽ được lắp tại vị trí cao, mặt tụ hoặc âm tường giúp việc quan sát được thuận tiện hơn.
Có các loại: đồng hồ chân sau 6 giờ, 9 giờ, kiểu 3 giờ, kiểu 6 giờ có vít gắn.
Mua ngay trên Shopee Lazada
Đồng hồ áp lực chân trước (Chân đứng)
Đồng hồ đo áp suất chân trước hay còn gọi là đồng hồ chân đứng là thiết bị có chân kết nối thẳng đứng và mặt đồng hồ hướng về người quan sát.
Loại này thích hợp để lắp đặt trên các đường ống và những vị trí thuận tiện.
Mua ngay ở Shopee Lazada
Đồng hồ áp suất không dầu
Pressure Gauge không dầu có nghĩa là bên trong mặt đồng hồ không có dầu. Vì vậy mà giá thành rẻ hơn và được sử dụng phổ biến nhất. Thường thì thiết bị này chuyên dùng để đo áp của khí với đặc thù là không có va đập khi làm việc và không dùng cho những môi trường có nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ bị ngưng tụ hơi nước và đóng băng. Thang đo áp thường thấp hơn thang đo của đồng hồ có dầu.
Mua ngay tại Shopee Lazada
Đồng hồ áp suất có dầu
Trái ngược với loại trên thì áp kế có dầu có khả năng bảo vệ kim đo, hiển thị áp suất chính xác khi môi trường có nhiều va đập, rung lắc phù hợp với điều kiện làm việc của các máy móc cơ giới, thiết bị công trình, khai thác…
Bên trong mặt đồng hồ sẽ chứa dầu trong suốt, không bị ngưng tụ hay đóng băng nếu gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Mua ngay tại Shopee Lazada
Đồng hồ áp suất 3 kim
Đồng hồ áp lực 3 kim hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất 3 kim chuyên dùng để đo áp và đóng ngắt tự động cho các thiết bị kết nối trước đó như máy bơm, máy nén… Nó sẽ tiếp nhận và xuất tín hiệu theo kiểu NC, NO và thực hiện đóng mở một cách dễ dàng.
3 kim này gồm: 1 kim đo giá trị áp thực tế, 1 kim chặn trên, 1 kim chặn dưới.
Thiết bị chuyên dùng cho các ngành công nghiệp hạng nặng như: Luyện sắt, thép, gang…
Mua ngay ở ShopeeĐồng hồ đo áp lực dạng màng
Loại này tương tự như với đồng hồ đo áp suất truyền thống nhưng phần chân ren sẽ kết nối với một lớp màng bảo vệ để tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất.
Loại này chuyên dùng trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, thiết bị y tế…
Mua ngay trên ShopeeĐồng hồ đo áp suất điện tử
Đây chính là loại thiết bị đo áp hiện đại nhất với mặt đồng hồ điện tử, thể hiện các thông số áp chính xác, cụ thể, không có các thang đo và số như kiểu truyền thống. Tuy nhiên, mức giá thành khá cao là điều mà hầu hết các khách hàng cân nhắc.
Phụ kiện khí nén này chuyên dùng để test kiểm tra đường ống hay bộ nguồn, hiệu chỉnh thiết bị trước khi sử dụng.
Mua ngay ở ShopeeĐồng hồ đo áp lực chân không
Đồng hồ áp suất chân không hay còn được gọi là đồng hồ âm. Nó được dùng khi áp suất trong hệ thống lớn hơn áp suất cục bộ khí quyển. Lưu ý với khách hàng đó là: Có thể có áp suất đo âm nhưng không có áp suất tuyệt đối âm.
Đồng hồ đo áp suất khí nén
Loại đồng hồ này sẽ đo và hiển thị áp suất của khí nén, hơi, gas trong đường ống, hệ thống tại thời điểm đo. Nhờ vào những thông số này mà người kỹ thuật có thể vận hành hệ thống ổn định.
Đồng hồ đo áp suất thủy lực
Đồng hồ thủy lực sẽ dùng để đo áp suất trong các hệ thống có môi chất là nước nóng, nước lạnh, dầu, nhớt…
Đặc điểm của những thiết bị đo thủy lực đó là: Thích hợp trong môi trường có rung động, tuổi thọ cao, đáp ứng tốt các yêu cầu làm việc khắc nghiệt, cực nhọc và liên tục.
Các thương hiệu đồng hồ áp suất phổ biến
Nếu phân chia đồng hồ đo áp lực dựa trên hãng sản xuất thì sẽ có rất nhiều kết quả tuy nhiên xét tại thị trường Việt Nam thì có 4 hãng thông dụng nhất đó là:
Đồ hồ Wika của Đức
Wika là hãng chuyên cung cấp các thiết bị đo áp, nhiệt độ đến từ Đức. Thành lập và phát triển vào năm 1946 nên hãng rất đa dạng các loại đồng hồ đo để khách hàng có thể lựa chọn như: toàn thân inox, thân inox chân đồng, màng, thép đen…
Wika đã thành công khi xây dựng thương hiệu thành công. Nhắc đến hãng này, người ta sẽ nghĩ ngay đến các đồng hồ đo áp suất khí chính xác, bền bỉ, thích ứng với nhiều môi trường, được sản xuất và kiểm tra theo tiêu chuẩn DIN ISO 9001 và DIN ISO 14001.
Đồng hồ Wise của Hàn Quốc
Hãng Wise Hàn Quốc đa dạng các loại áp kế hơn như: đồng hồ có màng, dạng cơ, 3 kim, chân không. Đây là thương hiệu nổi tiếng ở xứ Kim Chi và được ưa chuộng tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Ưu điểm của thiết bị đo của Wise đó là: Chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, giá thành hợp lý và dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng.
Đồng hồ Yamaki của Nhật Bản
Có rất nhiều lý do để người dùng chọn Yamaki nhưng nổi bật nhất đó là toàn bộ sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn EN 837 – 1 công nghệ châu Âu và kiểm duyệt nghiêm ngặt Nhật Bản.
Ưu điểm khi bạn sử dụng đồng hồ Yamaki đó là: Mặt số đẹp, phân chia vạch hợp lý, hiển thị thông số rõ ràng, bảo hành lâu dài đến 12 tháng, độ bền bỉ cao, giá hợp lý, khả năng ứng dụng phong phú trong các nhà máy, xưởng sản xuất, trạm bơm nước…
Đồng hồ Badotherm Holland của Hà Lan
Đồng hồ Badotherm Holland của Hà Lan có dải thang đo rất rộng từ 1 bar đến 1000 bar, thiết kế nhỏ gọn nên thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt, thông số tiêu chuẩn, hiển thị áp suất có độ chính xác cao. Giá thành của thiết bị hợp lý nên khi hỏng hóc, khách có thể thay thế mà không tốn kém quá nhiều chi phí.
Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm các loại đồng hồ của Stauff, Skon… để sử dụng khi có nhu cầu.
Ưu điểm đồng hồ đo áp lực
Đồng hồ đo áp lực là giải pháp đo áp suất được rất nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay, bởi vì:
+ Giá thành rẻ hơn so với nhiều thiết bị đo áp có trên thị trường và dễ dàng tìm mua tại bất kỳ các cửa hàng, đại lý khí nén- thủy lực.
+ Đo áp suất tại vị trí cần một cách nhanh chóng, chính xác cao với phương thức lắp đặt thông qua mặt bích hoặc ren vặn rất thuận tiện.
+ Trên mặt đồng hồ có các thang đo, kim chỉ và con số được hiển thị rõ ràng, người kỹ thuật có thể quan sát và kịp thời xử lý điều chỉnh sao cho thích hợp.
Tuy nhiên, TKĐ cũng muốn lưu ý với khách hàng đó là khi quá áp thì cần phải kích hoạt bơm, các van an toàn, van xả để làm giảm áp suất cho đến khi áp nằm trong thang đo của đồng hồ.
Ứng dụng của áp kế
Đồng hồ đo áp lực chính là thiết bị mà chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như:
Đo áp lực nước, hơi nước
Thiết bị này được lắp tại các đường ống cấp và thoát nước, hơi nước trong các nhà máy xử lý nước thải, dệt nhuộm, sản xuất nước sinh hoạt, cơ khí, luyện kim… Nó có thể làm việc với đường ống, môi trường lắp lên đến 100 độ C.
Đối với các loại đồng hồ thông thường thì khả năng chịu nhiệt cao nhất khoảng 85 độ C. Nếu muốn dùng để đo áp suất trong môi trường có nhiệt cao trên 65 độ C cho chính xác thì cần sử dụng thêm phụ kiện là ống siphon.
Đo áp suất máy nén khí, dầu thủy lực
Đồng hồ đo áp lực được dùng để lắp trên các trạm nguồn thủy lực, máy nén khí, máy ép thủy lực trong các dây chuyền sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp công nghiệp để hiển thị áp suất làm việc.
Đo áp suất khí dễ cháy nổ
Đối với những công việc cần đo áp suất của khí gas, có nguy cơ cháy nổ cao thì loại đồng hồ áp lực chống cháy nổ được sản xuất theo chuẩn Atex được lắp đặt.
Đo áp suất hóa chất, thực phẩm, nước thải
Đối với môi trường axit hoặc các chất hóa học có độ loãng, đặc khác nhau, tính ăn mòn và phá hủy vật liệu cao thì người ta sẽ dùng đồng hồ áp suất được chế tạo đặc biệt với 1 lớp màng PTFE nên được dùng cho hệ thống đường ống của nhà máy sản xuất hóa chất, luyện kim, sản xuất xà phòng, phòng thí nghiệm hay các nhà máy xử lý nước thải.
Vì vậy mà đối với các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, nước giải khát… vẫn có thể sử dụng đồng hồ đo áp bởi có màng PTFE bao bọc đảm bảo vệ sinh tối đa.
Cách chọn mua Pressure Gauge
Việc lựa chọn đồng hồ đo áp lực không cần quá khó khăn nhưng có 7 tiêu chí để khách hàng xác định được đâu là đồng hồ đo áp lực mình cần, cụ thể là:
Kiểu chân kết nối
Một số kiểu chân kết nối mà chúng ta thường bắt gặp đó là: Chân đứng, chân sau, chân đứng có vành, chân sau có vành.
Chọn lựa kiểu chân sẽ dựa trên vị trí lắp đặt, khôn gian và kiểu lắp. Nếu việc lựa chọn sai sẽ dẫn đến hậu quả là không lắp được và hiệu quả sử dụng kém.
Loại đồng hồ
Tùy thuộc vào môi trường lắp đặt mà người mua sẽ lựa chọn loại tương thích. Hiện nay, đồng hồ có 2 loại đó là có dầu và không dầu.
Nếu như tính chất công việc có sự rung lắc mạnh thì đồng hồ đo áp suất dầu sẽ là lựa chọn vô cùng hợp lý. Và ngược lại, công việc có tính cố định, ít sự xê dịch thì khách hàng nên chọn loại không có dầu để tiết kiệm chi phí.
Kích cỡ ren
Khi chọn mua Pressure Gauge mà chúng ta không quan tâm đến kích cỡ ren thì chắc chắn việc lắp đặt sẽ rất bất tiện, tốn thêm thời gian và cần phải có những đầu chuyển đổi kết nối.
Theo như tổng hợp của chúng tôi thì, đồng hồ phi từ 80mm trở xuống có các kiểu chân ren phổ biến như: G ¼, G ¼ NPT, G 3/8, G 3/8 NPT, G 1/8, G 1/8 NPT…
Loại đồng hồ phi từ 100 mm trở lên có size ren chân kết nối như: G ½, G ½ NPT, G 1, G 1 NPT, G 1 ½, G 1 ½ NPT…
Thang đo dải đo áp lực
Muốn biết được nên chọn đồng hồ có thang đo như thế nào thì người dùng cần phải xác định được áp suất min, áp suất max của hệ thống.
Đồng hồ thích hợp là khi có thang đo áp lớn hơn từ 20 – 30% áp suất cần đo khi hệ thống làm việc. Trên mặt sẽ thể hiện rõ thang đo với nhiều vạch. Giá trị của mỗi vạch có thể là 0.25 bar, 0.5 bar, 0.2 bar tùy loại.
Đường kính mặt đồng hồ
Để tiện cho việc quan sát, khách hàng nên chọn loại đồng hồ có đường kính thích hợp. Có một số đường kính mặt đồng hồ mà chúng ta thường gặp như: 40mm, 50mm, 63mm, 100mm, 150mm.
Vị trí lắp đặt xa hay gần tầm mắt của con người là yếu tố quyết định phần lớn đến việc nên chọn đồng hồ có đường kính như thế nào.
Lưu ý: Mặt đồng hồ càng lớn thì giá thành của càng cao nên người có nhu cầu cần cân nhắc.
Môi chất trong hệ thống
Môi chất là một yếu tố không chỉ tác động đến cách chọn loại đồng hồ đo áp suất phù hợp mà còn ảnh hưởng đến độ bền của nó. Nếu môi trường nước hoặc khí nén thông thường thì đồng hồ bằng đồng với giá thành phải chăng sẽ được nhiều người ưu tiên chọn.
Đối với những môi trường đặc biệt hơn như: Hóa chất, nước nóng, hơi hoặc các chất axit, ăn mòn thì nên chọn đồng hồ toàn thân làm bằng inox để đảm bảo tuổi thọ thiết bị.
Trước khi chọn mua thiết bị, khách hàng cần xác định mục tiêu rõ ràng như: Loại đồng hồ phải đầy đủ chức năng và thông số theo yêu cầu, giá thành thấp, hãng sản xuất uy tín.
Tuy chỉ là thiết bị phụ kiện khí nén, thủy lực nhưng việc lựa chọn đồng hồ áp lực cũng khiến nhiều người phải đau đầu nhưng hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có những thông tin bổ ích để tự tìm được cho mình áp kế thích hợp.
5/5 (4 bình chọn)Từ khóa » đồng Hồ áp Lực Khí
-
Đồng Hồ đo áp Suất áp Lực Hơi Khí Nén, đồng Hồ đo áp Lực Thủy Lực ...
-
đồng Hồ đo áp Suất Giá Tốt Tháng 7, 2022 | Mua Ngay - Shopee
-
BÁO GIÁ Đồng Hồ áp Suất Khí Nén GIÁ ƯU ĐÃI
-
Những điều Bạn Cần Biết Về đồng Hồ đo áp Suất Khí Nén - Metrotech
-
Đồng Hồ áp Suất Khí Nén Loại 10kg / ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT MÁY ...
-
Các Loại Đồng Hồ đo Áp Suất - Áp Lực - Áp Kế "đạt Chuẩn ATEX"
-
Đồng Hồ đo áp Suất Khí Nén| Đài Loan- Hàn Quốc| Giá Rẻ.
-
Đồng Hồ áp Suất Cố định - EMIN
-
Đồng Hồ đo áp Suất áp Lực Nước, Khí
-
ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT KHÍ NÉN
-
Đồng Hồ đo áp Suất Của PA Đức, Đồng Hồ đo áp Suất Khí Gas
-
Đồng Hồ đo áp Suất, đồng Hồ đo áp Suất Các Loại, Đồng Hồ đo áp Lực
-
Đồng Hồ đo áp Suất Khí Nén - Thietbikythuat