Các Loại Dụng Cụ Thí Nghiệm Thủy Tinh - Visitech
Có thể bạn quan tâm
Để thực hiện các thí nghiệm thì ngoài các thiết bị máy móc ra bạn không thể làm việc được nếu thiếu các dụng cụ hỗ trợ như cốc chứa, bình tam giác hay ống nghiệm. Các dụng cụ này sẽ tạo môi trường cho bạn chứa mẫu, hòa tan các chất, là nơi trung gian xảy ra các phản ứng hóa học hay là là vật nuôi cấy các vi sinh vật. Các dụng cụ nỳ thì thường được làm từ hai chất liệu chính là nhựa và thủy tinh. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số dụng cụ thủy tinh cơ bản trong phòng thí nghiệm. Tìm hiểu về bếp điện phòng thí nghiệm
Các loại dụng cụ thí nghiệm thủy tinh
Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh trong phòng thí nghiệm bao gồm tất cả những dụng cụ thiết bị được cấu tạo từ thủy tinh có chức năng phục vụ hoạt động nghiên cứu, thực hành trong phòng thí nghiệm. Các dụng cụ này thường được làm từ các loại vật liệu đặc biệt có tính chống chịu hóa chất, nhiệt độ cao để đảm bảo kết quả cuat thí nghiệm chính xác. Các dụng cụ hầu hết chịu được acid, nhiệt độ cao, các tác động sốc (shock) nhiệt nhờ vào cấu tạo từ thạch anh, oxit silic hay thủy tinh borosilicate.
Một số loại dụng cụ thí nghiệm thủy tinh thông dụng trong phòng nghiên cứu có thể kể đến như:
- Ống nghiệm thủy tinh: thường dùng để đựng hóa chất thực hiện các phản ứng trong quy mô nhỏ, các hóa chất trong ống nghiệm sẽ được cách ly cơ bả với môi trường ngoài thông qua các nắp chặn bằng bông gòn hay nút cao su, inox.
- Pipet thủy tinh: là thiết bị đo lường và hút dung dịch với độ chính xác tương đối cao. Có thể sử dụng ống bóp cao su hoặc các thiết bị hỗ trợ trợ lực hút khác.
- Cốc đong: là dụng cụ hỗ trợ việc định lượng tương đối và là nơi chứa để thực hiện các phản ứng.
- Các loại bình thủy tinh: bình tam giác, bình định mức, bình cầu,… với nhiều hình dạng khác nhau dùng cho nhiều mục đích khác nhau như chứa dung dịch phản ứng hóa học hay môi trường nuôi cấy vi sinh vật, định mức các loại chất lỏng.
- Chai chứa thủy tinh: dụng cụ dùng để lưu trữ các loại hóa chất, đặc biệt là các hóa chất không thể bảo quản trong các chai nhựa, các chất có tính ăn mòn lớn.
- Đũa thủy tinh: hỗ trợ tạo sự tương tác trong các phản ứng hóa học.
Cách rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh
Các dụng cụ thủy tinh mới chưa qua sử dụng cần ngâm trong nước hoặc acid loãng khoảng 24 giờ sau đó rửa, tráng lại nhiều lần để pH trung tính trước khi sử dụng.
Các dụng cụ có tác động đến các mầm bệnh hay vi sinh vật nguy hiểm cần có biện pháp khử trùng đúng trước khi rửa để tránh gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
Để loại bỏ cặn hữu cơ dính trên các dụng cụ thủy tinh bạn hãy tráng nhanh dụng cụ bằng dung môi hữu cơ (axeton hoặc etanol). Nước rửa đã sử dụng sau đó sẽ được phân loại vào các thùng rác hữu cơ. Sử dụng nước máy và bàn chải hay các cọ rửa có kích thước chuyên dụng với nước xà phòng để cọ rửa mặt trong của đồ thủy tinh.
Rửa sạch lại các vết bẩn bằng xà phòng bằng nước khử ion sẽ tránh được việc tồn dư các chất không mong muốn trên dụng cụ thủy tinh.
Buret, pipet cần được làm sạch kỹ lưỡng để khi sử dụng cho công việc định lượng hay chuẩn độ được kết quả chính xác. Nếu các dụng cụ thủy tinh có các nút chặn bạn cần tháo nút khi không sử dụng. Nếu không, chúng có thể mắc kẹt tại miệng dụng cụ. Không làm khô dụng cụ thủy tinh bằng khăn giấy hoặc không khí cưỡng bức. Điều này có thể tạo ra các sợi hoặc tạp chất. Thông thường, bạn có thể để đồ thủy tinh khô trong không khí trên giá. Xem thêm các loại dụng cụ thí nghiệm
Cách bảo quản dụng cụ thí nghiệm thủy tinh
Vì tính chất dễ vỡ và dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng nên các dụng cụ thủy tinh cần được bảo quản đúng để giảm thiểu được các thiệt hại. Các nhóm dụng cụ thủy tinh nên được phân nhóm rõ ràng theo chức năng, hình dạng hay nhiệm vụ đảm bảo khi cần sẽ lấy sử dụng một cách thuận tiện.
Các nhóm dụng cụ nên được dán nhãn và sắp xếp trên các kệ một cách chắc chắn, các kệ nên có đường viền chắn để tránh được các trường hợp dụng cụ bị trơn trượt rơi vỡ gây nguy hiểm. Đối với cách bố trí dụng cụ thủy tinh ngay trên bàn thí nghiệm thì cần tránh đặt các dụng cụ tại gần khu vực thao tác thí nghiệm, sẽ dễ dẫn đến việc va chạm đổ vỡ không mong muốn.
Vì sao nên chọn dụng cụ thí nghiệm thủy tinh để thực hiện các phản ứng?
Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh đã có từ lâu đời trước khi có sự có mặt của nhựa trong phòng thí nghiệm. Những ưu điểm chính mà đồ thủy tinh mang lại là:
- Độ trong cao cho phép nhìn được các phản ứng đang xảy ra trong dụng cụ và có thể đọc chính xác thể tích
- Đồ đựng bằng thủy tinh kín ngăn không cho đồ dùng bị phân hủy do oxy hóa. Thủy tinh trơ và không góp phần làm ô nhiễm môi trường khi rửa ngoại trừ một số loại ion.
- Dụng cụ thủy tinh có khả năng tái sử dụng sau khi làm sạch theo quy định
- Đồ thủy tinh dễ dàng khử trùng hơn so với đồ nhựa
- Có thể tác động nhiệt để đun nóng cốc và bình thủy tinh mà không có nguy cơ bị cháy, vỡ
Như chúng ta đã biết rằng, không có thiết bị, dụng cụ nào là hoàn hảo. Vì vậy, ngay cả dụng cụ thủy tinh cũng cho thấy một số nhược điểm trong khi sử dụng chúng cho mục đích phòng thí nghiệm. Những hạn chế đáng kể là: Hạn chế lớn nhất của đồ thủy tinh là dễ vỡ. Việc vô tình làm vỡ làm mất các mẫu có giá trị, rơi vãi có hại, rò rỉ hóa chất độc hại, phóng xạ, vi khuẩn có hại hoặc gây thương tích cho nhà hóa học trong phòng thí nghiệm.
Từ khóa » Các Dụng Cụ Phòng Thí Nghiệm
-
10 Dụng Cụ Thí Nghiệm Hóa Học Thông Dụng (Phần 1)
-
Dụng Cụ Thủy Tinh Phòng Thí Nghiệm - LabVIETCHEM
-
Dụng Cụ Thủy Tinh Phòng Thí Nghiệm: Tên Gọi & Cách Bảo Quản
-
Dụng Cụ Phòng Thí Nghiệm Chính Hãng Uy Tín Giá Rẻ
-
22 Dụng Cụ Hóa Học Trong Phòng Thí Nghiệm Và Chức Năng Của Chúng
-
Dụng Cụ Phòng Thí Nghiệm - HOA PHAT DONG NAI JSC
-
Dụng Cụ Thí Nghiệm - VietChem
-
Công Dụng Của Các Dụng Cụ Trong Phòng Thí Nghiệm - Visitech
-
Dụng Cụ Phòng Thí Nghiệm Là Gì? Các Loại ... - LAB CƯỜNG THỊNH
-
DỤNG CỤ PHÒNG THÍ NGHIỆM
-
Dụng Cụ Phòng Thí Nghiệm | Sản Phẩm Hàng đầu Của METTLER ...
-
100+ Dụng Cụ Thí Nghiệm "Giá Sốc" - Mẫu Mã Đa Dạng - Metrotech
-
Dụng Cụ Thủy Tinh Phòng Thí Nghiệm