Các Loại Enzyme Tiêu Hoá. Nên Dùng Enzyme Tiêu Hoá Khi Nào?

Nội dung tóm tắt

  • 1. Các loại enzyme tiêu hoá
    • Trong đó Enzyme Protease tiêu hóa protein do 7 loại ezyme xúc tác. Đó là:
  • 2. Nên dùng enzyme tiêu hóa khi nào?
  • 3. Những trường hợp không nên dùng enzyme tiêu hóa

Enzyme tiêu hoá là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein. Các protein này có khả năng tham gia xúc tác các phản ứng hóa học trong và ngoài cơ thể.

1. Các loại enzyme tiêu hoá

Là loại enzyme được tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Các loại enzyme tiêu hóa do trong bộ máy tiêu hóa sinh có vai trò tiêu hoá những thực phẩm được đưa vào cơ thể, bởi vậy các enzyme tiêu hoá rất quan trọng đối với sức khoẻ của hệ tiêu hoá. Hầu hết mọi người đều không có được sự cân bằng của các enzyme tiêu hoá trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hoá như – trào ngược acid, ợ hơi, hoặc cảm giác đau dạ dầy sau bữa ăn.

Sức Khoẻ Của Hệ Tiêu HoáEnzyme tiêu hoá rất quan trọng đối với sức khoẻ của hệ tiêu hoá

Có loại 3 Enzyme được coi là các Enzyme tiêu hoá chính và quan trọng nhất cho sức khoẻ gồm:

  • Protease là enzyme tiêu hóa protein, đồng thời cũng là loại enzyme phá bỏ các mảnh vỡ từ các tế bào ký sinh trùng, nắm, vi khuẩn, virus và màng protein của tế bào ung thư.
  •  Amylase là loại enzyme tiêu hóa carbonhydrate. Amylase chủ yếu có trong dịch tụy và nước bọt.
  • Lipase là loại enzyme tiêu hóa chất béo và các vitamin tan trong chất béo. Nó cũng được sử dụng để tiêu hóa omega-3 và omega-6.

Trong đó Enzyme Protease tiêu hóa protein do 7 loại ezyme xúc tác. Đó là:

  • Enzyme pepsin: Là một loại enzyme phân hủy trực tiếp protein thành peptide nhỏ hơn. Pepsin được sản xuất trực trong dạ dày và là một trong những enzyme tiêu hóa chính trong hệ tiếu hóa. Chúng có nhiệm vụ cắt đứt liên kết giữ các axit amin, chúng phá vỡ các cấu trúc protein thức ăn thành các phần nhỏ hơn, để có thể hấp thụ dinh dưỡng ở ruột non. Nếu cơ thể chúng ta thiếu hoặc thừa enzyme pepsin, sẽ có một số triệu chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như: loét dạ dày do sự mấy cân bằng giữa axit hydrochloric và pepsin, rối loạn trao đổi chất,…
  • Enzyme tripxin: Tripxin được tiết ra bởi tuyết tụy và ruột non. Tripxin giúp xúc tác quá trình thủy phân liên kết peptide, phân giải các protein thành các peptide nhỏ hơn. Các sản phẩm peptide sau đó tiếp tục được thủy phân thành các axit amin cơ bản như arginine và lysine, thông qua các protease khác, nhờ đó chúng có thể hấp thụ vào máu một cách dễ dàng . Ngoài làm chất xúc tác thì enzyme tripxin còn có nhiệm vụ hoạt hóa một số loại enzyme khác.

Enzyme TripxinEnzyme tripxin được tiết ra bởi tuyến tuỵ và ruột non

  • Enzyme chimotripxin: Cũng giống như enzyme tripxin, enzyme chimotripxin được tiết ra bởi tuyến tụy. Nó phá vỡ các protein thành các axit amin aromatic như tryptophan, phenylalanine và tyrosine.
  • Enzyme cacboxypeptitdaza: Do tuyến tụy tiết ra, có chức năng thủy phân các liên kết peptit từ đầu C (đầu phía có nhóm COOH của chuỗi polipeptit).
  • Enzyme aminopeptitdaza: Do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thủy phân các liên kết peptit từ đầu N (đầu phía có nhóm NH2 của chuỗi polipeptit).
  • Enzyme tripeptitdaza: Do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thủy phân liên kết peptit của các đoạn peptit chỉ có axit amin.
  • Enzyme dipeptitdaza:Do tuyến ruột tiết ra, có chức năng thủy phân liên kết peptit của các đoạn peptit chỉ có 2 axit amin.

2. Nên dùng enzyme tiêu hóa khi nào?

Enzyme tiêu hóa sẽ cần thiết cho các đối tượng có bằng chứng của thiếu hụt các loại enzyme trong đường ruột. Trong đó, đặc biệt thích hợp là các bệnh nhân bị xơ hóa hay tổn thương vĩnh viễn các tuyến nước bọt, bị xơ gan, cắt túi mật, viêm tụy mạn, hội chứng ruột ngắn…

Xơ GanEnzyme tiêu hoá là cần thiết đối với bệnh nhân xơ gan

Ngành Dược đã làm ra các chế phẩm của enzyme tiêu hóa dưới dạng thuốc viên hay ống thuốc nước, chứa thành phần enzyme được tổng hợp nhân tạo, mô phỏng tương tự như hoạt động tiêu hóa sinh lý trong thực tế.

Từ đó, enzyme tiêu hóa đưa từ ngoài vào sẽ giúp người bệnh tăng tốc độ tiêu thụ thức ăn, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và cũng giúp phần nào cải thiện chứng đầy hơi, biếng ăn, ăn chậm tiêu, suy dinh dưỡng… Lưu ý là khi bổ sung các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa dạng enzyme, cần uống kèm sau một bữa ăn chính, đa dạng các loại thức ăn, giàu dưỡng chất. Nếu được như vậy, enzyme tiêu hóa sẽ có cơ hội được phát huy tác dụng tốt nhất.

Tất cả những đối tượng bị rối loạn hoạt động tiết enzyme tiêu hóa như nêu trên, kể cả đối tượng là trẻ em, đều có thể dùng được enzyme tiêu hóa. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng mà luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đôi khi người bệnh chỉ cần một loại enzyme chuyên biệt nào đó thay vì cả hệ enzyme với nhiều loại khác nhau, hoặc có khi người bệnh chỉ cần hỗ trợ một thời gian trong lúc chờ cơ quan hồi phục hay cần phải dùng thay thế suốt đời.

Vậy nên, chỉ nên dùng enzyme tiêu hóa khi thật cần thiết để tránh lệ thuộc và với liều lượng vừa đủ, không thiếu lẫn không dư thừa. Nếu dùng enzyme tiêu hóa tùy tiện trong thời gian dài, khả năng các tuyến tiết ra enzyme tiêu hóa nội sinh sẽ bị ức chế hoặc nồng độ enzyme quá cao dễ làm tổn thương cơ quan. Thông thường, thời gian sử dụng enzyme tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày.

Sử Dụng Enzyme Tiêu HoáViệc sử dụng enzyme tiêu hoá luôn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

Tóm lại, enzyme tiêu hóa là các enzyme tổng hợp bổ sung từ bên ngoài có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa thức ăn. Vì đây cũng là một dạng thuốc nên không tùy tiện sử dụng khi không có ý kiến bác sĩ, tránh tác dụng phụ đáng tiếc. Cần nắm vững đối tượng nên và không nên dùng, dùng enzyme tiêu hóa thế nào cho đúng cách để sản phẩm này thực sự đem lại tác dụng tốt, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ những bữa ăn hàng ngày.

3. Những trường hợp không nên dùng enzyme tiêu hóa

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, enzyme tiêu hóa cũng là một loại thuốc, việc sử dụng enzyme tiêu hóa cần tuân thủ đúng chỉ định riêng biệt cho đối tượng người lớn và cả trẻ em, và tùy theo từng bệnh lý cụ thể. Chính vì vậy, những trường hợp dùng enzyme tiêu hóa không đúng chỉ định thì có thể không mang lại hiệu quả tốt hơn mà còn có thể gây nguy hại.

Trong đó, một điều cơ bản nhất là không dùng enzyme tiêu hóa ở các bệnh nhân đang mắc các bệnh lý cấp tính tại đường ruột là viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm tụy. Bởi lẽ, các bệnh nhân này hoàn toàn không có sự thiếu hụt enzyme để phải bổ sung từ bên ngoài mà thậm chí còn đang có hiện tượng bài tiết enzyme quá mức, làm tổn thương cả chính nhu mô ruột của cơ thể.

Viêm Loét Dạ DàyNgười bị viêm loét dạ dày – tá tràng không nên sử dụng enzyme tiêu hoá

Việc dùng enzyme tiêu hóa với người đang bị chứng tăng tiết axit dạ dày, đang viêm tụy cấp chắc chắn càng làm bệnh tình trở nên nặng nề hơn. Thực thế là trong các bệnh cảnh này, bệnh nhân cần phải nhịn ăn hoặc ăn thực phẩm dễ tiêu, điều trị bằng các loại thuốc ức chế bài tiết đường ruột, giúp hệ tiêu hóa tạm thời được nghỉ ngơi, giảm thiểu tổn thương.

Bên cạnh đó, sự tham gia của enzyme tiêu hóa là để hỗ trợ quá trình phân giải thức ăn, vì vậy sẽ không còn gì ý nghĩa nếu chúng ta dùng enzyme tiêu hóa nhưng lại nhịn ăn hay bỏ bữa, ăn kiêng khem quá mức. Lúc này, khi không có sự hiện diện của các khối thức ăn trong đường ruột nhưng hệ enzyme đã được hoạt hóa, chúng sẽ tiêu hóa chính cơ thể của mình.

Cụ thể là nồng độ axit trong lòng dạ dày, men gan, men tụy trong lòng tá tràng tăng cao quá mức, vượt quá khả năng tự bảo vệ của thành ruột sẽ nhanh chóng dẫn đến tổn thương dạng viêm, bào mòn. Về lâu ngày, sang thương sẽ tiến triển dần đến loét và thủng, gây cơn đau bụng kiểu ngoại khoa dữ dội, buộc người bệnh phải đến bệnh viện và đôi khi cần phải can thiệp phẫu thuật cấp cứu.

Chính vì thế, khi dùng enzyme tiêu hóa, tuyệt đối không được uống trước bữa ăn, cũng không nên dùng quá muộn sau bữa ăn. Đồng thời, việc dùng enzyme tiêu hóa kéo dài khi không có bằng chứng suy giảm nồng độ các enzyme của các hệ cơ quan là điều cần cảnh báo.

Xem thêm: Enzyme tiêu hoá khác gì với men vi sinh?

Đánh post giá

Từ khóa » Các Loài Enzyme