Các Loại Gỗ Công Nghiệp Thường Dùng Trong Thiết Kế Nội Thất
Có thể bạn quan tâm
Ván gỗ dăm PB (Particle board) Ván gỗ dăm là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)… Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU.
Gỗ ván dăm
Gỗ ván dăm phủ veneer
Ván gỗ dăm phủ nhựa MFC (Melamine Faced Chipboard)
Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng. Hiện 80% đồ gỗ nội thất gia đình và văn phòng dùng gỗ MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng đa dạng và phong phú. Đối với nội thất văn phòng và nhà ở thì chỉ cần sử dụng gỗ MFC loại tiêu chuẩn, còn đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như Toilet, Tủ bếp, vách Toilet, khu vệ sinh thì nên sử dụng loại ván chống ẩm V313.
Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, người ta khuyến khích sử dụng gỗ công nghiệp (trong đó có MFC) vì tính thân thiện với môi trường của nó. Do được sản xuất từ gỗ rừng trồng, có thể tái sản xuất, không hại đến những cánh rừng nguyên sinh vốn là lá phổi xanh điều hòa khí hậu trái đất.
Gỗ ép MDF (Medium Density fiberboard)
Các loại gỗ vụn, nhánh cây cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó dược đưa vào máy nghiền nát ra lúc này gỗ chỉ là các sợi gỗ nhỏ cellulo. Các sợi gỗ này được đưa qua bồn rữa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,.. Sau đó đưa vào máy trộn keo + bột sợi gỗ (cellulo) + chất kết dính + parafin wax + chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ.
Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt dới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày.
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Gỗ công nghiệp HDF (High Density fiberboard)
Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn… Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này, còn nếu bác nào chọn mua sàn gỗ rẻ tiền thì đa phần lõi là MDF đấy nhé.
Gỗ ván ép PW (Plywood)
Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Gỗ Acrylic
Gỗ Acrylic là sản phẩm gỗ công nghiệp, bề mặt phủ lớp nhựa Acrylic bóng gương.
Đây là loại vật liệu rất đẹp, bóng, sang trọng. Bề mặt tấm gỗ có nhiều loại hoa văn khác nhau.
Tấm Laminate
Vật liệu Laminate được chế biến theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate), bao gồm 3 lớp đế chủ yếu là bột giấy được ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ). Trên bề mặt có 2 lớp, một lớp tạo mỹ thuật bằng kỹ thuật in và một lớp melamin resin bảo vệ bề mặt. Tiêu chuẩn thông thường một tấm có kích thước 1,220 x 2,440 mm bề dày 0,8 mm, Sản phẩm có nhiểu loại: bề mặt mờ (matt), mịn (satin), mặt gỗ tự nhiên, mặt thuỷ tinh…
Với tiêu chuẩn kỹ thuật trên, tấm Laminate có tính chịu lực cao, không thấm nước. Màu sắc đồng đều và có thể uốn cong cho các yêu cầu của nội thất, tính uốn cong này giúp cho các bo góc lượn tròn rất tiện dụng trong thi công. Đây là một điểm vượt trội mà ít loại sản phẩm nào có được. Các ưu điểm trên chỉ là các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản cho loại laminate thông dụng. Ngoài ra còn có sản phẩm chuyên dụng có những đặc điểm kỹ thuật riêng cho từng loại
Từ khóa » Gỗ Công Nghiệp Pb
-
Sự Khác Nhau Giữa Các Loại Ván Gỗ PB, Plywood, MDF, HDF
-
5 LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN NHẤT HIỆN NAY
-
PHÂN BIỆT VÁN PB , MFC , MDF, HDF VÀ PLYWOOD
-
Các Loại Gỗ Ván PB, Plywood, MDF, HDF - Nội Thất PT
-
CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN - Giao Lưu Kết Bạn
-
Gỗ Công Nghiệp: Review Về ưu Nhược điểm Và Giá Cả Của Từng Loại ...
-
Các Loại Gỗ Công Nghiệp - Tổng Hợp | Các Loại Cốt Gỗ - Bề Mặt Gỗ.
-
Bảng Giá 3 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF Và HDF - Minh Long Home
-
Cách Phân Biệt 3 Loại Gỗ Công Nghiệp MFC, MDF Và HDF
-
Các Loại Ván Dăm Thường được Sử Dụng - COP Solutoin
-
PB - VÁN DĂM - CÔNG TY TNHH DV TM XNK HỒNG NGHI
-
7 Loại Ván Gỗ Công Nghiệp Tốt Nhất Trong Thiết Kế Nội Thất
-
Gỗ Công Nghiệp Ván Dăm, PB, MFC, MDF, HDF Là Gì? - YouTube