Các Loại Gỗ Trồng Phong Lan Và Cách Ghép Lan Vào Gỗ
Có thể bạn quan tâm
Các loại gỗ trồng lan mà bạn lựa chọn phải đảm bảo được tiêu chí sao cho cây lan có điều kiện phát triển thuận lợi nhất, hạn chế mắc các loại nấm bệnh, độ bền giá thể và cũng phải đảm bảo được tính thẩm mỹ cao cho giò lan của bạn. Bởi thân cây trồng lan có kiểu dáng đẹp thì khi ghép cây lan lên sẽ càng làm tăng thêm tính nghệ thuật cho cây lan và cho ra những cây hoa lan đẹp.
Phong Lan được ghép trên gỗ nhìn tuyệt đẹp
Theo kinh nghiệm thì những loại lan thích hợp trồng ghép gỗ như: Long tu, Giã hạc, Đơn cam, Kim điệp, Hạc vỹ, Hoàng vũ, Đùi gà, Hoàng phi hạc, Đai châu. Khi trồng lan ghép gỗ bạn cũng lưu ý đảm bảo môi trường thông thoáng, khô ráo để tránh gây úng cây lan.
Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không nên lựa chọn những loại cây gỗ sau để trồng lan như: cây có chứa nhiều tinh dầu, cây nhựa đắng như: bạch đàn, gỗ xoan, gỗ ngo hoặc những cây thân gỗ dễ mục như: gỗ sồi, vỏ mít… để không ảnh hưởng đến bộ rễ của lan như gỗ lim, gỗ thông,… Cây lan chỉ dựa vào giá thể để bám rễ, hút nước từ giá thể và các chất dinh dưỡng hòa tan. Trong đó, có cây bộ rễ gió phát triển mạnh, chỉ cần có chỗ bám vững chắc là chúng có thể tự nuôi sống bản thân.
Vậy nên nếu bạn chọn trồng phong lan vào gỗ nên chọn loại gỗ được bền lâu, vừa đỡ mất công thay giá thể, vừa hạn chế làm cây lan bị chột. Những loại gỗ thường dùng nhất là gỗ nhãn, vải, lũa, vú sữa, ổi, khế,…
Lũa là 1 giá thể trồng Lan rất được phổ biến hiện nay
Với bài viết hôm nay tôi đưa các bạn đến với những kinh nghiệm, bí quyết ghép lan vào gỗ cũng như là phân tích, so sánh các loại gỗ trồng lan để đưa ra những sự chọn lựa gỗ trồng lan đẹp, chất lượng và phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn trồng cho mình được những khu vườn lan đẹp nhất. Giá trị cao nhất.
1. Gỗ nhãn hoặc gỗ vú sữa
Theo các chuyên gia trồng lan chuyên nghiệp, gỗ vú sữa và gỗ nhãn chính là những giá thể gỗ tuyệt vời nhất để trồng lan. Bởi lẽ gỗ nhãn và gỗ vú sữa đều mang trong mình những ưu điểm mà rất ít những loài cây gỗ khác có được như:
- Dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, có nhiều khúc gỗ đẹp dễ ghép lan, tạo được nhiều kiểu dáng đẹp.
- Gỗ có độ bền cao, thường từ 5 - 6 năm, giúp người trồng lan đỡ mất công thay giá thể thường xuyên cho lan.
- Gỗ không chứa nhựa đắng, chát hay mặn. Đặc biệt không chứa tinh dầu và không bị nấm nên giúp lan dễ dàng bám rễ, phát triển tốt, hạn chế tối đa sâu bệnh, tránh được tình trang lan bị thun đầu rễ hay teo chết.
- Gỗ nhãn và gỗ vú sữa cũng không bị nấm bồ hóng phát triển. Theo như một số chuyên gia cho biết, loại nấm này sẽ làm hạn chế tình trạng quang hợp cũng như khiến cho cây lan bị còi cọc, kém phát triển.
Tuy nhiên, không phải loại lan nào cũng thích hợp ghép được trên thân gỗ nhãn và vú sữa. Trên thực tế, chỉ có những loại lan ưa thích sự thông thoáng như lông tu, dã hạc, đơn cam, kim điệp, hạc vỹ, hoàng vũ, đùi gà, hoàng phi lạc, đai châu...mới ghép được trên hai loại gỗ này. Điều mà người trồng cần lưu ý là khi ghép trên gỗ thì nước sẽ bị trôi đi và nhanh khô ráo, do vậy để lan phát triển hiệu quả thì bạn cần phải duy trì được độ ẩm thích hợp.
2. Gỗ lũa
Lũa là phần gỗ còn lại của cây đã chết sau một thời gian dài chịu sự tác động của nấm, vi khuẩn, đất, nước, gió, nhiệt, áp suất… Phần gỗ này có hình thù kỳ quái, hầm hố, bất định. Phần gỗ này cứng hoặc rất cứng, mối mọt cũng chán ăn. Nó có thể là gốc, rễ, mấu, cành hoặc lõi hoặc giác của cây.
Ưu điểm:
+ Siêu bền, thách thức thời gian và thời tiết (nhiệt, nước, áp suất).
+ Nhìn cục lũa là đã thấy cái nét TÌNH của tạo hóa rồi.
+ Chịu được mọi va đập, rơi rớt.
+ Các giống lan ĐƠN THÂN ghép vào lũa là sự lựa chọn tuyệt vời vì các giống lan này RẤT GHÉT BỊ THAY GIÁ THỂ, thậm chí là không bao giờ thích bị làm phiền (ví dụ Ngọc Điểm – Đai Châu, Sóc Lào, Vanda, Uyên Ương, Sóc Ta, Cáo Bắc, Hải Yến, Hỏa Hoàng, Mỹ Dung….) Tôi quan sát và thấy rằng rễ của các giống lan này có thể sống tới hàng chục năm hoặc hơn.
+ Hầu như không bị nấm trắng (nấm mảng phấn), nấm hạt cải… và cực kỳ ít bị ốc, sên và mấy con nhớt.
+ Giả sử bạn ghép lan thuộc chi Dendrobium như các giống lan thân thòng, kiều…, sau 3-6 năm bạn bắt buộc phải nhổ ra ghép lại, bạn hoàn toàn có thể tái sử dụng lại cục lũa vì nó còn tốt chán.
+ Rất ít khi bị đọng muối giống than hoặc chậu đất hoặc vài loại giá thể khác.
Nhược điểm:
+ Rất nặng. Lũa càng bền thì càng nặng.
+ Đóng hàng bán đi xa thì hơi vất vả. Phí vận chuyển chắc chắn sẽ phải cao.
+ Giá cả từ 5-15 ngàn 1 ký, một cục đẹp đẹp cũng 50 ngàn – 1 vài triệu.
+ Tưới phải nhiều, có khi ngày phải tưới 2-3 lần. Tuy nhiên nếu tiểu khí hậu tốt thì sẽ ít vất vả hơn.
+ Nếu trồng lan trong chậu dớn, bạn bón 10 gam phân là cây lên tốt, thì với lũa, bạn muốn cây lên được được như vậy, bạn phải tốn ít nhất 30-60 gam phân.
+ Không phải lũa nào ghép lan cũng phát triển tốt. Ví dụ lũa cây thông có tinh dầu, lũa xá xị, lũa cây dầu… tóm lại là cây có tinh dầu bạn ngửi thấy mùi thơm hoặc nồng nặc thì ghép vào lan không phát triển hoặc rễ không bám được.
Sau khi phân tích thì đây thực sự là một loại gỗ tốt để trồng lan nhất rồi. Bởi vì:
Chúng chịu được va đập, chịu được nhiệt và đặc biệt vô cùng bền, hầu như không cần phải thay giá thể cho lan trong suốt chu kì sống của chúng.
Lũa có nhiều hình thức vô cùng lạ mắt và đa số đều rất đẹp, rất “tình”.
Vì đã qua quá trình chịu mài mòn của nước, sâu bọ,…nên phần lũa còn lại hầu như không bị nấm, cũng rất hiếm khi bị ốc sên và sâu tấn công.
Lũa không bị đọng muối, không ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, ngược lại còn giúp rễ lan bám chắc hơn, tốt hơn.
Vì những đặc điểm riêng nên lũa khá khó kiếm, lại được các tín đồ yêu lan săn đón nên giá bán khá cao.
– Vậy để lan ghép lũa phát triển thật tốt bạn nên làm gì?
+ Đắp tã cho lan khi mới ghép. Nên có tã để tăng độ ẩm của gốc để rễ non dễ bám và mầm dễ bung hơn.
+ Đào hào đổ đầy nước; chậu, chum, vại luôn đầy nước… nói chung là tạo độ ẩm trong vườn thật cao lên (85-90%)
+ Treo giò lan thấp xuống sát mặt nước hoặc mặt đất cỡ 30-50cm. Thậm chí cho rễ lan thòng xuống nhúng vào trong nước luôn. Hoặc dùng phương pháp bán thủy canh.
+ Làm giàn thật kiên cố chắc chắn để chịu được sức nặng.
3. Gốc tre
Gốc tre là một trong những giá thể gỗ trồng lan vừa mới được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây.
Nhiều người cho rằng ghép vào gốc tre không đảm bảo và cho rằng rễ tre sẽ nhanh mục nát. Nhưng theo cộng đồng chơi lan, đó là một quan niệm sai lầm.
Một số đặc tính không thể bỏ qua của gốc tre như là dễ kiếm. Hầu như, vùng nào ở nước ta cũng có tre mọc trên rừng núi. Bạn có thể lên núi đào vài gốc tre về lấy gốc làm giá thể, các phần còn lại có thể tạo thành một cái giàn để treo Phong Lan.
Gốc tre có rất nhiều hình thù đa dạng, thú vị, tạo cảm giác rất mới lạ. Đồng thời vì có những đặc tính phù hợp như: độ bền cao, không trữ muối, tinh dầu, nhựa đắng hay chát nên được rất nhiều nhà vườn áp dụng thử nghiệm. Bước đầu cho thấy lan bám rễ và phát triển tốt. Giá thành lại cực rẻ vì tre chính là loài cây phổ biến nhất ở nước ta.
4. Gỗ giáng hương
Bên cạnh gỗ vú sữa và gỗ nhãn, lũa, giáng hương cũng là một giá thể gỗ rất được ưa chuộng, đặc biệt là các đại gia chơi lan. Vì:
Giáng hương là loại gỗ quý hiếm, có lớp vỏ sần sùi, giữ nước tạo độ bám tốt giúp lan nhanh chóng bám rể và phát triển.
Độ bền rất cao, từ 6 - 7 năm.
Tuy nhiên giáng hương lại có một ít nhược điểm nhỏ như:
Giá thành rất cao vì đây là một loại gỗ hiếm, rất khó kiếm.
Gỗ cây có chứa tinh dầu thơm nên cần phải thường xuyên tưới rửa nhiều nước để tẩy tinh dầu, tránh làm cho cây còi cọc, yếu ớt.
Nên gỗ giáng hương ít được sử dụng để trồng phong lan.
5. Gỗ cây Bách
Hình ảnh cây Bách Xanh tại Việt Nam
Lại thêm một loại gỗ trồng phong lan cực kì tốt, đó chính là gỗ cây bách. Sở hữu một lớp vỏ dày và sần sùi, giúp tăng thêm nét xinh đẹp và hoang sơ cho phong lan. Gỗ cây bách cũng có những đặc tính không khác nhiều so với các loại gỗ trồng Phong Lan trên.
Tuy nhiên có một điều bạn cần lưu ý khi lựa chọn gỗ cây bách chính là bạn cần phải chọn loại cây có lớp vỏ dày khoảng 3-4 cm, không bị tách rời rạc. Nếu không, sâu bọ có thể dễ dàng tấn công vào bên trong lõi cây.
6. Gỗ Xoan, Bạch Đàn
Gỗ ghép lan nói chung thì loại nào cũng có thể ghép được. Nhưng liệu nó có hiệu quả hay không lại là vấn đề? Điển hình như gỗ xoan hay gỗ bạch đàn, là hai trong những loại giá thể gỗ trồng lan không hiệu quả. Phong lan ghép vào những giá thể gỗ này sẽ chậm phát triển, còi cọc, chậm ra hoa.
Ảnh các khúc gỗ Bạch Đàn
Ảnh gỗ cây Xoan
Vì sao gỗ bạch đàn hay gỗ xoan lại như vậy? Bởi lẽ, những loại gỗ này có nhược điểm là có chứa nhựa đắng, chát và còn chứa dầu trong thân gỗ. Những loại này có thể ghép phong lan nhưng không phải là những loại giá thể tốt. Chính vì vậy khi chọn gỗ trồng lan bạn không nên chọn những loại gỗ có chứa tinh dầu, nhựa trắng như bạch đàn, gỗ xoan.
7. Gỗ mít, bơ, xoài
Cùng là những loại gỗ cho cây ăn trái, nhưng gỗ mít, bơ, xoài làm giá thể để ghép không tốt bằng ghép bằng gỗ vú sữa, nhãn... Bởi vì, những loại gỗ này không quá bền. Sau thời gian, 1 - 2 năm tưới tiêu và chăm sóc, chúng sẽ mục nát, dẫn đến ẩm mốc, sâu bọ dễ dàng tấn công và cần phải thay mới. Thay vào đó, chúng ta nên ghép lan vào những giá thể cây còn sống sẽ tốt hơn.
Ảnh thân gỗ Mít
Vì vậy trồng lan nên chọn gỗ có vỏ dày, chắc chắn để rễ lan bám chặt hơn chứ còn gỗ thân mềm như mít, bơ hay xoài có phần vỏ quá mỏng lại dễ bị mục nếu trồng sẽ không đạt độ bền dài lâu làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lan.
Ảnh khúc gỗ cây bơ sau khi được xẻ ra
Tóm lại, những điều cần đặc biệt lưu ý khi chọn gỗ trồng phong lan là:
– Tuyệt đối không chọn gỗ của những loài cây chứa nhiều dầu như bạc hà, bạch đàn, tràm, xoan…và những cây gỗ mau hoai mục như mít, sồi,…
– Nếu được nên chọn những loại gỗ chắc, có độ bền cao để không phải thay giá thể cho lan trong quá trình chăm sóc, giúp lan phát triển ổn định.
– Nếu không tìm được những loại gỗ tốt ở trên, bạn có loại gỗ nào thì dùng loại gỗ đó, ví như gỗ cây ổi, cây bằng lăng, cây vải, cây hạt dẻ,… Nhớ bỏ qua cây nhiều dầu như đã nói ở trên.
Cách xử lí gỗ để tạo giá thể trồng lan:
Mỗi người có một cách xử lý khác nhau, có người thì mua về ghép luôn, người thì để khô lá nhăn mới ghép… tuy nhiên theo ý kiến cá nhân mình đâu phải ngày nào ta cũng ghép, có khi cả năm mới ghép 1 giò, vậy tại sao không dành những cái tốt nhất có thể cho đam mê của mình?
Đối với gỗ: ngân nước vôi trong 24 tiếng, phơi thật khô, trước khi ghép ngâm nước lã 48 tiếng rồi ghép. Nếu trồng chậu: cắt miếng dớn kích thước 3×4cm để dưới cùng, trải lớp than hoa lên, phủ sơ dừa, hoặc dớn trên cùng phủ 1 lớp rêu mỏng.
Đối với cây: Mới mua về mình thường treo chỗ thoáng mát 3 ngày không tưới mục đích là để khô những vết trầy xước trong quá trình vận chuyển). 3 ngày sau cắt tỉa hết các rễ khô hỏng, lá đốm (bôi vôi hoặc Ridomil pha sệt vào vết cắt). Sau đó pha Ridomil, Atonik, B1 theo đúng liều lượng trên bao bì với 5lit nước. Những bạn không có Ridomil và Atonik có thể thay bằng 1 viên Penexilin cho 4 lít nước.
Các bước trong quá trình xử lí cụ thể, làm sạch gỗ để ghép lan vào để trồng. Cụ thể:
Bước 1. Rửa sạch gỗ, nếu cần có thể dùng dao cạo sạch lớp vỏ bên ngoài để loại bớt rêu, bụi bẩn, sâu bọ…bám trên vỏ cây.
Bước 2. Ngâm gỗ trong nước vôi loãng từ 3 – 5 ngày để diệt sạch vi khuẩn, nấm,…
Bước 3. Vớt gỗ ra, rửa sơ qua một lượt với nước rồi phơi khô từ 2 – 3 ngày.
Bước 4. Đóng đinh để làm giá móc và cố định lan vào thân gỗ. Chú ý cần cố định chắc chắn để lan không bị gãy hoặc bung rễ khi gió thổi. Nên đắp vào góc lan ít vỏ dừa để giữ ẩm và giúp lan nhanh chóng bám rễ.
Những điều cần lưu ý khi xử lý gỗ trồng lan:
Thứ 1: Bạn nên phơi khô, sau đó bóc hết vỏ ngoài đi. Để nguyên vỏ cây có được không? Câu trả lời là được nhưng không nên. Lúc mới chơi lan mình cũng để nguyên vỏ cây, sau một thời gian rễ có bám tốt nhưng chỉ vài tháng đến 1 năm phần vỏ này mục, đây là một ổ bệnh nấm mốc, sên, côn trùng cư trú, điều này không hề tốt cho lan tí nào.
Hơn nữa vỏ cây mục sẽ bong tróc, cây lan của bạn sẽ bong tróc từ bỏ phần gỗ. Để cả vỏ cũng khiến phần gỗ nhanh mục hơn thôi. Vì thế trước khi ghép đừng tiếc phần vỏ nhé.
Thứ 2: Gỗ trồng lan nên được xử lý bằng nước vôi. Nước vôi là cái gì mà lúc nào cũng mang ra xử lý? Vôi là chất kháng khuẩn, trừ nấm, dễ kiếm, giá rẻ, không độc hại so với những loại hóa chất khác. Tuy nhiên, chúng ta chỉ dùng vôi để phòng, chống nấm bệnh nhẹ, nếu cây lan bị nặng hơn phải sử dụng thuốc.
Thứ 3: “Luộc bánh chưng” nếu có điều kiện. Bạn có thể cho vào nồi nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Sau đó phơi khô là chúng ta có thể tiến hành ghép lan được rồi.
Một giò lan nguyên bản, giò lan sau khi ghép thuần quá lâu hoặc mới bóc từ rừng về. Cây còn nguyên bản lẫn rễ già, thân già đóng thành một bụi khiến cây mọc nhiều mầm. Nhưng còi cọc. Không to và đều nhau. Ra hoa kém, màu kém chất lượng. Càng ngày càng lụi đi.
Vậy nên đã chơi dòng lan thân thòng thì ít nhất 2 năm ta phải cắt rễ và tỉa gọn vệ sinh (thay giá thể nếu mục quá) thì cây lan mới khỏe mạnh và phát triển tốt ra mầm đều và hiệu quả được. Sau đây mình sẽ hướng dẫn trực tiếp cách ghép lan vào gỗ, áp dụng cho dòng lan thân thòng (có thể áp dụng cho cây mới lấy từ rừng về cũng được).
1. Cách ghép lan vào cây tươi
Thường phương pháp trồng lan trên thân cây sống được áp dụng trồng ở nơi công cộng hơn là trồng theo hộ gia đình. Mục đích của cách trồng này là góp phần mang lại không gian thiên nhiên xanh, tuy nhiên với cách trồng này thì không phải loài lan nào cũng có thể sống và phát triển tốt được. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải lựa chọn giống lan cẩn thận trước khi trồng nhé.
Dễ nhất rồi, bạn nên chọn các loại cây sau để trồng, theo kinh nghiệm sẽ tốt: Nhãn, vú sữa, Vải (cây phải cao, thoáng, chứ loại vải đồi thấp, tán lá dầy thì cay ít ánh sáng sẽ èo uột), mít, cau, lộc vừng, sưa,… Đây là những loại phổ biến còn tuy bạn. có thể thử nghiệm cay khác như me điều, sung… Nói chung là có gì ghép nấy trừ xoan, bạch đàn, cây gỗ dầu. (Mình chưa thấy ở thông, tùng, bạn nào ghép rồi cho ý kiến.) Bạn lựa chọn sao cho ngọn cây quay xuống đất, áp rễ vào thân cây, thân tơ hướng ra ngoài ( khi hoa nở sẽ khoe hoa, thân non mọc ra bên ngoài thuận hướng). Dùng dây cố định chặt vào thân cây sống.
Lưu ý chỉ buộc phần gốc, chú ý tránh mắt ngủ để cây dễ ra mầm mới năm sau. Nên nhờ người giữ, người buộc. Nên buộc vào vị trí cách mặt đất từ 2 mét trở lên, để cây còn thòng xuống, vừa đủ ẩm và đủ thoáng, buộc vào cành to.
2. Ghép lan vào gỗ
Đây là kiểu ghép phổ biến nhất. Có 3 hình thức là gỗ tròn, gỗ tấm (thớt), và đẳng cấp nhất là lũa. Ta bắt đầu với gỗ tròn, về chất liệu đã nói ở trên. Còn kích thước thì tuỳ vật liệu sẵn có. Thường thì to bằng khoảng cặp giò của Hoa hậu Kỳ Duyên là đẹp. Dài cũng vậy nhé (không tưởng tượng thêm), nếu bé quá sẽ khó ghép, nhanh kín rễ, giữ ẩm không tốt. To nặng khó treo.
Vậy nên phơi cho gỗ khô mới ghép, phơi nắng cũng làm cho gỗ tiệt trùng, bớt nấm bệnh. Nhà vườn trồng nhiều họ phải xử lý thuốc. Ta ít không cần, bạn nào có nước vôi trong ngâm 1 ngày rồi ngâm sang nước sạch 1 ngày vớt lên là ok, đây là kinh nghiệm riêng mà mình hay làm.
Gỗ tròn có 2 kiểu ghép: Ghép đứng lan xoè hình nơm như cái váy của mấy cô múa ba lê. Ghép ngang kiểu rèm che cửa đều hay. Cũng như cây sống, bạn úp rễ vào gỗ, cho xuôi than, dùng dây cột chặt, mình thích dùng súng bắn ghim để găm dây buộc sẽ dẹp và chặt chẽ, không nên đóng đinh, buộc dây thép dễ làm tổn thương cây, sau han gỉ. Tuỳ số lượng lan bạn có mà bố trí cho đẹp là được.
3. Ghép phong lan vào bảng gỗ
Bảng gỗ hiện bán sẵn trên thị trường rất nhiều. Bạn có thể tự làm, cắt lát khúc gỗ to dày 3-5 cm là vừa. Nếu gỗ nhỏ cưa chéo vát sẽ được bản rộng hơn và hình thức đẹp. Khoan lỗ thủng cho lan dễ bám rễ, thoáng gốc, khoảng cách 5-7 cm một lỗ. Bạn nên bố trí lỗ sao cho đẹp. Lỗ này cũng dễ buộc dây nếu các bạn không có súng ghim.
Bạn dùng dây thép to làm dây treo. Nên chọn dây không gỉ, cứng hơi khó buộc nhưng việc treo sau này sẽ tiện. (Phần gỗ tròn cũng tương tự nhé ), bền. Bạn chỉ nên ghép vào 1 mặt gỗ. Vì như vậy dễ điều chỉnh hướng đón ánh sáng cho cây.
Dùng dây luồn qua các lỗ cột chặt gốc lan vào thớt. Tuỳ hình dạng của giề lan, gốc lan mà ốp vào cho sát mặt gỗ. Chỗ nào trống có thể lót sơ dừa, than, rêu vào cho chắc và cũng là để giữ ẩm. Bạn có thể dùng cả thớt gỗ hỏng nhà bạn để ghép trông cũng hay.
4. Ghép hoa lan vào lũa
Đây là vấn đề sáng tạo của mỗi bạn, tuỳ thế lũa mà ghép cho thẩm mỹ. Nói về ghép lũa thì thật đa dạng. Mình đã thấy có nhiều giò cực ấn tượng. Có giò hoa không nhiều nhưng kết hợp cùng lũa thành tác phẩm tuyệt vời.
Cách thực hiện:
– Lấy nước đánh sạch gỗ lũa bằng bàn chải. Ngâm gỗ lũa vào nước vôi để khử trùng nấm và vi khuẩn. “Luộc bánh chưng” nếu có điều kiện. Bạn có thể cho vào nồi nước sôi và luộc chúng để tiêu diệt các vi khuẩn và các mầm bệnh có hại. Sau đó phơi khô là chúng ta có thể tiến hành ghép lan được rồi.
– Dùng máy khoan khoan lỗ 2 đầu giá thể sao cho khi treo lên. Hướng mặt giá thể ghép lan xuôi khoảng 45 độ (cao quá k được. Thấp quá xấu). Dùng dây cáp điện thoại. Dây gì tùy ý. Chắc chắn là được. Buộc chắc 2 đầu. Treo thử chỉnh hợp lý là ok! (Các bạn cũng có thể tham khảo trên các hội và tự sáng tạo theo cách riêng của mình nhé).
– Tiếp tới vệ sinh giò lan. Chọn giò lan quá già cỗi, có nhiều rễ già đen. Gốc lan đua ra. Mọc nhiều mầm nhưng mầm bé, còi cọc, kém phát triển. Thân nhỏ, ngắn dài lẫn lộn. Dùng kéo. Khéo léo cắt từng rễ 1. Tránh cắt vào mắt ngủ hoặc gốc.
– Sau khi tách được hết lan ra khỏi giá thể mục. Ta dùng kéo tỉa sạch rễ già. Làm vệ sinh sạch gọn nhất có thể.
– Dùng dao lam cắt bỏ hết thân già từ đời ông trở lên. Nghĩa là thân già năm kia. Năm kìa đó. Nếu ngọn mầm năm nay chưa thắt ngọn thì để lại thân già hoa năm trước. Còn nếu thắt ngọn rồi cắt hết. Để lại 10cm. Còn thân đời trước cắt ngắn 5cm.
– Bỏ bớt gốc già và tỉa rễ sao cho bề mặt rễ tiếp xúc giá thể thật mỏng. (lát nữa rễ ghép và ghim lại mới rễ).
– Sau khi vệ sinh sạch dùng keo liền sẹo hoặc lấy vôi đặc bôi vào các vết cắt ở thân già.
– Sau đó ta đặt giá thể nằm xuôi đúng theo hướng treo trên giàn lan.
– Ghim cho gốc lan không bị lung lay là được. Dùng sơ dừa ốp xung quanh rễ.
– Treo giò lan lên ngắm xem hợp lý rồi ta dùng vôi đặc quyét xung quanh rễ lan. Để lúc tưới vôi lan đều ra giá thể gốc lan. Để tránh bị nấm bệnh cây bị sốc.
– Treo giò lan ra vị trí thích hợp. Tránh nắng trực tiếp. Hoặc ẩm thấp quá. Treo cạnh các giò lan to. Được chắn 1.2 phía là được.
– Sau khi ổn định. Dùng bình xịt xịt vừa đủ ẩm vào giò lan vừa ghép.
Những chú ý khi ghép hoa lan:
- Tưới giữ ẩm bằng hàng ngày. 7 - 10 ngày phun B1 và Atonik xen kẽ. Treo nơi thoáng mát, tránh mưa dài ngày và nắng xối trực tiếp.
- Nên chọn các giá thể ghép lan ko có các dấu hiệu sâu bệnh, có đủ lá gốc càng tốt, nếu để chơi, nên chọn cây có ít nhất 5 - 6 lá.
Những sai lầm khi ghép lan:
- Trồng lan quá CHẶT. Khi ghép lan vào chậu, vì sợ cây lan đổ, ngả nghiêng nên ta cố gắng nhét thật nhiều chất trồng vào chậu và nèn gốc lan thật chặt. Hậu quả là lan chết úng, rễ không phát triển được.
- Không xử lý giá thể. Sai lầm này thường gặp nhất, bạn quá chủ quan vì cho rằng không cần xử lý vẫn ổn. Ví dụ lũa không rửa sạch và không dùng bàn chải sắt đánh sạch sẽ làm rễ lan bám không chắc hoặc không bám được, hoặc cục lũa quá khô mà bạn không ngâm nước 1-2 ngày mà ghép ngay, giả hành hoặc cây lan của bạn sẽ bị mất nước do chính cục lũa mà bạn ghép.
- Dớn không ngâm hoặc luộc thì sau này cỏ dại sẽ mọc lên rất nhiều, bên cạnh đó còn mầm bệnh, côn trùng phá hoại, ốc sên… trong giá thể sẽ phá hoại bộ rễ lan và mầm non của bạn.
- Ghép dày nhiều um tùm 1 đống (nùi)
Thực sự để phân tích ra loại gỗ hay giá thể nào tốt nhất cho lan đều rất khập khiễng. Tùy vào gu chơi lan của từng người, tùy vào điều kiện tự nhiên vùng miền và điều kiện kinh tế và tùy vào mục đích trồng lan mà ta có sự lựa chọn khác nhau. Cũng còn tùy vào kỹ thuật tưới và kỹ năng kiểm soát sâu bệnh dịch hại của mỗi người.
Mỗi loại giá thể đều có nét độc đáo riêng và nhược điểm nhất định.
Vậy bạn trồng loại lan gì, độ lớn nhỏ ra sao, trồng chơi hay trồng bán, ghép lan theo xu hướng chung hay theo sở thích riêng của cá nhân, giàn ẩm thấp hay trên sân thượng, bạn thích phun phân hay gắn phân, bạn là người sáng tạo hay dập khuôn máy móc… Mỗi người đều có sự lựa chọn hợp lý cho riêng mình.
Cá nhân tôi chỉ biết chúc bạn thành công với những tác phẩm đẹp theo ý muốn của mình.
>>>Cùng tìm hiểu: Các loại lan rừng quý hiếm nhất thế giới
Nguồn: Tổng Hợp
Từ khóa » Cách Bó Lan Vào Thân Cây
-
Cách Ghép Lan Vào Thân Cây Thật Dễ Dàng – Nông Nghiệp Phố
-
Cách Ghép Lan Vào Thân Cây "thú Vị" Cho Người Mới - .vn
-
Cách Ghép Lan Vào Gỗ “siêu đơn Giản” Cho Mọi Người
-
Hướng Dẫn Cách Ghép Lan Vào Thân Cây Sống Hiệu Quả Cao Nhất
-
Hướng Dẫn Ghép Lan Thân Thòng Vào Trụ Vú Sữa.hoa Lan Quý Hiếm
-
CHIA SẺ CÁCH GHÉP LAN DENDRO VÀO TRỤ GỖ TỪ A ĐẾN Z
-
Cách Ghép Lan Vào Cây Sống
-
Hướng Dẫn Cách Ghép Hoa Lan Lên Thân Cây Gỗ - Làm Thợ
-
Cách Ghép Lan Vào Thân Cây "thú Vị" Cho Người Mới | GDGKYT
-
Lời Khuyên Về “Cách Ghép Lan Vào Thân Cây Sống” đơn Giản Nhất
-
# 1 Cách Ghép Lan Vào Gỗ-Chăm Sóc Sau Khi Ghép Lan - Lan Rừng Đẹp
-
Những Cách Trồng Lan Phổ Biến Hiện Nay
-
Đề Xuất 7/2022 # Cách Ghép Lan Vào Cây Vú Sữa. Hướng Dẫn ...