Các Loại Hàm Trong Javascript - Lập Trình Không Khó

Các loại hàm trong javascript được phân thành 2 loại lớn gồm hàm hệ thống như ( alert(), prompt(),…) và hàm do người lập trình tự định nghĩa. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về loại hàm do người lập trình tự định nghĩa. Các bạn đã tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng hàm ở bài viết trước rồi đúng không, trong bài viết này mình sẽ bổ sung những kiến thức còn thiếu về hàm trong Javascript. Nào chúng ta cùng lên đường :))

các loại hàm trong javascript

  1. Các loại hàm trong javascript:
    1. Hàm chứa tham số:
    2. Hàm không chứa tham số:
    3. Hàm anonymous:
    4. Hàm closure:

Các loại hàm trong javascript:

  1. Hàm chứa tham số
  2. Hàm không chứa tham số
  3. Hàm anonymous
  4. Hàm closure

Hàm chứa tham số:

Được sử dụng nhiều nhất, truyền tham số vào khi cần sử dụng

function myHam(a,b) { return (a+b) } console.log(myHam(2,3));

Hàm không chứa tham số:

Cái này ít dùng vì phải khai báo tham số ngay trong hàm , không linh hoạt.

function MyHam() { var a = 10; var b = 20; return(a+b); } console.log(MyHam());

Hàm anonymous:

Tạm dịch đây là hàm không tên, thì đúng là vậy nó là hàm không có tên. Được sử dụng nhiều, thường gán với biến khi khởi tạo. Tác dụng của nó là tiết kiệm bộ nhớ.

var x = function() { console.log('ta la ai ai la ta '); } x(); gọi hàm

Hàm closure:

Tạo khu vực riêng dành biến xử lí trong khu vực ấy. Đi luôn vào ví dụ cho dễ hiểu

var callFunc = function MyFunction() { var number = 10; function MyHam() { window.alert(number); } return MyHam(); } callFunc();// Gọi hàm

Trong ví dụ này, hàm MyHam có quyền truy cập tới biến MyFunction được tạo ở hàm bên ngoài, hàm myFunction. Biến callFunc được tạo trong ngữ cảnh toàn cục và chứa một tham chiếu tới hàm MyHam. Khi biến callFunc được tạo, nó lập tức có quyền truy cập tới biến number. Closure có thể được sử dụng để giả lập phương thức private bên trong đối tượng, và có thể áp dụng trong các hàm xử lý sự kiện. Closurelà một trong những khái niệm mạnh và nâng cao trong JavaScript.

Ô tô kê vậy là chúng đã hoàn thành trọn vẹn kiến thức về hàm trong Javascript. Mình xin được dừng bài viết tại đây.

Xem bài viết tiếp theo tại đây.

Từ khóa » Các Loại Function Trong Javascript