Các Loại Hạt Cho Bé ăn Dặm Nên Cho ăn Loại Nào? - Fitobimbi

Hạt là thực phẩm giàu axit béo có lợi như Omega, axit folic, vitamin E, protein. Tuy vậy nhóm thực phẩm này lại dễ gây ra dị ứng. Vậy có nên cho bé sử dụng các loại hạt để ăn dặm hay không, thời điểm nào sử dụng là hợp lý và đâu là loại hạt phù hợp với con. Tất cả các vấn đề này sẽ được Fitobimbi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

  • Nên cho trẻ ăn bột hay cháo rây trong quá trình ăn dặm
  • 10 ý tưởng làm cơm bento cho bé nhìn là muốn ăn liền

Giá trị dinh dưỡng của các loại hạt ăn dặm

Giai đoạn trẻ ăn dặm ngoài rau, thịt, cá mẹ có thể sử dụng các loại hạt để bổ sung thêm đạm và chất dinh dưỡng cho con. Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú bao gồm chất béo, protein, chất xơ, canxi, sắt, kẽm, folate nên các loại hạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của con.

Các loại hạt ăn dặm cho bé rất giàu dinh dưỡng
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong các loại hạt giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón và các vấn đề liên quan.
  • Hỗ trợ hệ miễn dịch: Nhờ lượng vitamin và khoáng chất dồi dào nên các loại hạt cũng góp một phần quan trọng trong việc tăng cường đề kháng, giúp bé phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm
  • Hỗ trợ phát triển não bộ: Các loại hạt giàu Omega 3 và vitamin B nên rất tốt cho não bộ và khả năng ghi nhớ của con.
  • Hỗ trợ xương, răng chắc khỏe: Hạt dinh dưỡng cung cấp canxi, magie và các khoáng chất quan trọng nên sẽ giúp xương, răng của bé phát triển chắc khỏe.

Nhờ có giá trị dinh dưỡng dồi dào nên các loại hạt ăn dặm luôn được các mẹ quan tâm, ưu tiên lựa chọn để giúp đa dạng thực đơn.

12 loại hạt ăn dặm tốt cho các bé

12 cái tên dưới đây chính là loại hạt ăn dặm cho bé được sử dụng nhiều trong các thực đơn.

1. Đậu lăng đỏ

Đậu lăng là một trong những loại hạt ăn dặm cho bé có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong đậu lăng có chứa đạm, canxi, chất béo, vitamin C, chất xơ, glucose, sắt, kẽm, magie, kali và nhiều chất khác.

Đậu lăng đỏ chứa đạm và nhiều canxi

Công dụng:

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nên loại hạt này có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho con. Cụ thể:

  • Ngăn ngừa táo bón, rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích ở trẻ
  • Cung cấp năng lượng cho các hoạt động hàng ngày, giúp trẻ phát triển thể chất nhanh chóng
  • Hỗ trợ tăng chiều cao, giúp xương chắc khỏe, mau lớn nhờ lượng canxi dồi dào
  • Bên cạnh đó, do hàm lượng chất béo khá ít nên loại hạt này còn giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch, béo phì rất tốt

Món ăn gợi ý:

Để sử dụng hạt lăng cho bé ăn dặm mẹ có thể chế biến thành các món như:

  • Cháo cá lóc nấu đậu lăng
  • Súp rau củ nấu đậu lăng
  • Bánh yến mạch đậu lăng

2. Diêm mạch

Diêm mạch hay còn được gọi là hạt Quinoa là một trong các loại hạt ăn dặm cho bé được giới nhà giàu ưa chuộng. Loại hạt này giàu axit amin tốt cho cơ thể trong đó protein chiếm 15% còn lại là omega 3, Omega 6, vitamin B, vitamin D, sắt, kẽm, canxi, magie,…

Công dụng:

  • Hạt diêm mạch rất giàu chất xơ nên tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
  • Các vitamin nhóm B trong hạt có vai trò bảo vệ hệ thần kinh và tuần hoàn phát triển.
  • Canxi, vitamin D giúp xương chắc khỏe
  • Omega 3, Omega 6 giúp trí não phát triển hoàn thiện, tăng sự nhạy bén khi học
  • Ngoài ra loại hạt này còn cung cấp lượng lớn protein, giúp xây dựng khối cơ, da, xương, kích thích thèm ăn ở trẻ

Món ăn gợi ý:

Mẹ có thể sử dụng hạt diêm mạch để làm các món ăn sau cho bé:

  • Cháo thịt lợn nấu khoai tây diêm mạch
  • Cháo thịt bò khoai tây diêm mạch
  • Sữa diêm mạch hạt sen

3. Yến mạch

Trong các loại hạt ăn dặm cho bé thì yến mạch được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Cụ thể hơn, trong yến mạch có chứa protein, carbohydrate, chất xơ, đồng, kẽm, vitamin B1, vitamin B5, photpho,… Loại hạt này không chứa gluten nên không gây dị ứng cho trẻ.

Công dụng:

  • Chất xơ trong yến mạch giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe hơn, hạn chế nguy cơ táo bón
  • Tăng cường miễn dịch, bảo vệ bé khỏi sự tấn công của vi khuẩn nhờ lượng đường beta- glucans
  • Hợp chất avenanthramides trong hạt giúp giảm viêm, giảm sưng hiệu quả
  • Đặc biệt với hàm lượng canxi, photphat dồi dào yến mạch còn giúp các bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng và tạo khung xương vững chắc

Món ăn gợi ý:

Một số món ăn từ yến mạch cho bé mà mẹ có thể thử như:

  • Cháo yến mạch bí đỏ
  • Yến mạch trộn sữa
  • Bánh yến mạch mix chuối

4. Đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là loại hạt giàu chất xơ cùng vitamin và khoáng chất. Trong 100g đậu có tới 81 kcal năng lượng 14,3g carbohydrate, 5,2g đạm, 0.3g chất béo cùng 24mg canxi, 77mg photpho, 110 mg kali,….

Đậu Hà Lan béo ngậy được nhiều bạn nhỏ yêu thích

Công dụng:

  • Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng táo bón, hội chứng ruột kích thích,…
  • Hàm lượng protein dồi dào giúp cơ bắp phát triển, tăng đề kháng cho con
  • Ngoài ra, các hợp chất chống viêm chống oxy hóa cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tối ưu

Món ăn gợi ý:

Với đậu Hà Lan mẹ có thể thử các món dưới đây cho con

  • Súp đậu Hà Lan nấu bắp non
  • Cháo đậu Hà Lan lòng đỏ trứng
  • Sữa đậu Hà Lan yến mạch
  • Nui đậu Hà Lan sốt xoài

5. Đậu gà

Đậu gà là một trong các loại hạt ăn dặm cho bé được yêu thích nhiều hiện nay. Loại hạt này chứa nhiều chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin E, canxi, sắt, vitamin B2.

Công dụng:

  • Nhờ vào hàm lượng chất xơ dồi dào nên đậu gà có thể ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, ợ chua.
  • Trong loại hạt còn có nhiều vitamin, sắt, kẽm giúp bé thông minh vượt bậc
  • Loại hạt này cũng có khả năng chống oxy hóa nhờ hàm lượng axit folic cao

Món ăn gợi ý:

  • Súp nấm nấu hạt đậu gà
  • Cháo bí đỏ nấu đậu gà
  • Đậu hũ non nấu hạt đậu gà

6. Hạt chia

Hạt chia là loại hạt tốt cho sức khỏe. Thực phẩm này chứa lượng lớn chất xơ, chất béo, chất đạm, canxi, magan, kẽm, vitamin B1, vitamin B3 và kali,…

Công dụng:

  • Hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh nhờ lượng chất xơ dồi dào
  • Đồng thời giúp hệ thần kinh phát triển, tăng cường thị lực cho bé
  • Hàm lượng axit min và chất đạm trong hạt chia cung cấp lượng lớn năng lượng cho trẻ.

Món ăn gợi ý:

Với hạt chia mẹ chỉ nên dùng cho bé từ 9-10 tháng tuổi với các món ăn như:

  • Cháo yến mạch, hạt chia
  • Cháo bí đỏ hạt chia
  • Bánh hạt chia
  • Sinh tố bơ chuối hạt chia

7. Hạt vừng

Là loại hạt bình dân nhưng vừng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng. Loại hạt này cung cấp nhiều vitamin E, B, folate, kali, carbohydrate, vitamin C, canxi, vitamin D, vitamin nhóm B,…

Hạt vừng giàu chất dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn tập ăn

Công dụng:

  • Hỗ trợ cải thiện miễn dịch và sức khỏe tổng thể
  • Hỗ trợ cung cấp nguồn protein thực vật, cho bé năng lượng hoạt động trong thời gian dài

Món ăn gợi ý:

Với hạt vừng mẹ có thể thử các món sau:

  • Hạt vừng rang muối rắc cơm
  • Thịt rán rắc hạt vừng
  • Su su luộc chấm muối vừng

8 . Hạt kiều mạch

Kiều mạch là một trong các loại hạt giàu chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn là nguồn cung cấp các khoáng chất như sắt, kẽm, selen, lysine, tryptophan,…

Công dụng:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
  • Hỗ trợ trí não phát triển, cải thiện tập trung

Món ăn gợi ý:

Về món ăn mẹ có thể thử làm kiều mạch cho bé với những món sau:

  • Cháo kiều mạch hạt kê
  • Sữa hạnh nhân kiều mạch
  • Súp kiều mạch hạt sen

9. Hạt dẻ

Nói đến các loại hạt ăn dặm cho bé phải kể đến hạt dẻ. Loại hạt này thơm ngon, ngọt bùi nên được các bé rất mê. Hạt dẻ còn giàu dinh dưỡng, ít calo với lượng chất xơ, chất béo, protein, vitamin B6 dồi dào

Công dụng:

  • Hàm lượng chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa
  • Đồng thời thúc đẩy khung xương phát triển, kích thích sản sinh hồng cầu, tăng cường miễn dịch nhờ có chất đồng
  • Đặc biệt Omega 3 trong hạt dẻ sẽ tham gia vào quá trình bảo vệ tim mạch, chống viêm giảm nồng độ cholesterol trong máu

Món ăn gợi ý:

Một số cách chế biến hạt dẻ để bé ăn dặm mẹ có thể thử:

  • Bánh chuối hạt dẻ
  • Cháo hạt dẻ

10. Hạt óc chó

Hạt óc chó là một trong các loại hạt ăn dặm cho bé được phụ huynh ưa chuộng. Thực phẩm này chứa nhiều chất béo, chất xơ, vitamin C, natri, kali, Omega 3.

Hạt óc chó cũng được nhiều bạn nhỏ yêu thích

Công dụng:

  • Nhờ có hàm lượng Omega 3 dồi dào nên loại hạt này tham gia quá trình phát triển trí não, ngăn ngừa các bệnh thiểu năng, giúp đôi mắt sáng.
  • Hàm lượng khoáng chất như natri, canxi giúp khung xương khỏe, miễn dịch tốt.
  • Đặc biệt loại hạt này còn giúp mạch máu lưu thông, hạn chế quá trình đông máu, nâng cao sức khỏe tim mạch.

Món ăn gợi ý:

  • Cháo hạt óc chó nấu cá hồi
  • Sữa hạt óc chó
  • Cháo hạt óc chó nấu súp lơ xanh

11. Hạt macca

Macca là loại hạt ăn dặm cho bé có thể dùng được từ 6 tháng tuổi. Loại hạt này giàu canxi, vitamin, photpho, kali, magie,…

Công dụng:

  • Khi ăn hạt macca hệ xương và răng của bé cũng sẽ chắc khỏe, miễn dịch tăng cường nhờ có hàm lượng canxi dồi dào.
  • Loại hạt này cũng giúp não bộ hoàn thiện các tế bào thần kinh, bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ phát triển trí não thông minh tối đa nhờ hàm lượng axit béo không bão hòa đơn và cholesterol

Món ăn gợi ý:

Nếu mẹ chưa biết làm món gì với hạt macca thì có thể tham khảo các món ăn sau:

  • Cháo thịt bò macca
  • Sữa hạt macca
  • Bánh quy hạt macca

12. Hạt hạnh nhân

Cái tên cuối cùng trong danh sách các loại hạt cho bé ăn dặm là hạnh nhân. Loại hạt này giàu chất dinh dưỡng như vitamin B2, canxi, chất chống oxy hóa, magie nên có nhiều vai trò với bé.

Hạnh nhân giàu canxi và chất chống oxy hóa

Công dụng:

  • Giúp não bộ của bé phát triển toàn diện, kích thích khả năng sáng tạo, tăng trí thông minh
  • Ngăn ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột hiệu quả.
  • Phát triển khung xương, hạn chế các bệnh về xương trong tương lai
  • Tăng cường đề kháng, giúp bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh

Món ăn gợi ý:

Mẹ có thể tham khảo các món ăn vặt nấu từ hạnh nhân như:

  • Táo hạnh nhân
  • Sữa hạnh nhân
  • Cháo yến mạch hạt nhân
  • Bánh quy kèm hạnh nhân

Lưu ý khi dùng các loại hạt ăn dặm cho con

Mặc dù hạt ăn dặm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ dị ứng nếu không biết dùng. Vì vậy mẹ nhớ bỏ túi nguyên tắc dưới đây.

Thời điểm dùng cho bé

Trừ trường hợp con có tiền sử dị ứng, chàm sữa, viêm da cơ địa thì mẹ có thể cho bé làm quen với các loại hạt ngay khi bắt đầu ăn dặm. Tốt nhất là khoảng 6 tháng tuổi. Sau khi ăn nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng mẹ có thể duy trì lượng nhỏ trong khẩu phần ăn của bé. Ngược lại nếu trẻ có các dấu hiệu nổi mẩn, ngứa ngáy mẹ hãy ngừng lại và thử lại khi bé lớn hơn.

Cách cho dùng theo độ tuổi

  • Trẻ từ 6-8 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ mới tập ăn vì vậy mẹ nên chọn những loại hạt có kích thước nhỏ như hạt chia, yến mạch. Thời gian đầu tập ăn nên chế biến từng loại để bé phân biệt mùi vị của chúng
  • Trẻ từ 8-12 tháng: Giai đoạn này cơ thể bé có thể hấp thụ chất béo từ các loại hạt như óc chó, macca, hạt dẻ. Do đó mẹ có thể tận dụng để thêm vào thực đơn của con. Lưu ý là nên xay nhuyễn để tránh trường hợp bị hóc.
  • Bé từ 1 tuổi trở lên: Đây là giai đoạn bé đã nhai tốt nên mẹ có thể cho con làm quen với thức ăn thô. Mẹ có thể bổ sung đa dạng các loại hạt để bé không chán và ngấy.

Một số lưu ý khi dùng

  • Bắt đầu từ từ: Khi đưa hạt vào thực đơn ăn dặm của bé mẹ nên bắt đầu với số lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian. Điều này giúp bé thích nghi, hạn chế tình trạng khó tiêu, dị ứng
  • Giám sát bé: Khi dùng các loại hạt ăn dặm có kích thước lớn mẹ nên giám sát bé cẩn thận. Hãy đảm bảo bé ăn từng miếng nhỏ và không nuốt chửng để tránh tình huống nguy hiểm xảy ra
  • Lưu ý dấu hiệu dị ứng: Việc dùng các loại hạt có thể khiến bé xuất hiện dấu hiệu dị ứng như phát ban, sưng môi, khó tiêu. Vì vậy nếu bé có bất cứ dấu hiệu tiêu cực nào sau khi ăn các loại hạt ăn dặm hãy tìm đến sự tư vấn từ phía bác sĩ.

Lời kết:

Sử dụng các loại hạt ăn dặm cho bé vào thực đơn hàng ngày là cách thông minh để bổ sung dinh dưỡng đa dạng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ hãy bắt đầu với số lượng ít, chọn loại hạt phù hợp lứa tuổi và khả năng tiêu hóa của con.

Nên đọc thêm:

  1. 30 mẫu thực đơn ăn dặm BLW cho bé 9 tháng siêu dinh dưỡng
  2. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nhiều chất, dễ làm
  3. Trẻ sơ sinh mấy tháng ăn bột? Ăn sớm liệu có tốt không?

Từ khóa » Các Loại Hạt Dành Cho Bé ăn Dặm