Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay - Phamlaw

Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Trong tiến trình hội nhập hiện nay, Nhà nước ta đang mở cửa để thu hút đầu tư mạnh mẽ. Vì vậy, ngoài môi trường đầu tư hấp dẫn, rất cần chú trọng hành lang pháp lý an toàn nhằm tạo lòng tin cho các nhà đầu tư. Luật Doanh nghiệp 2020 là văn bản mới nhất quy định tương đối chặt chẽ về vấn đề này, tiêu biểu với các loại hình doanh nghiệp như: Công ty trách nhiệm hữu hạn (CT TNHH) 1 thành viên, hai thành viên trở lên; Công ty cổ phần (CTCP); Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); Công ty hợp danh (CTHD); Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Tiêu chíCT TNHH 1 TVCT TNHH 2 TV trở lênCTCPCTHDDNTN
Số lượng thành viênCó thể là tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu (trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 17). Số lượng thành viên là 01.Có thể là cá nhân hoặc tổ chức (trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 17). Số lượng thành viên tối thiểu là 02, tối đa là 50. Tối thiểu 03 thành viên,  không hạn chế số lượng tối đa.

– Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức (trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 17).

 

Tối thiểu 02 thành viên hợp danh là cá nhân, có thể thêm thành viên góp vốn. Số lượng thành viên không hạn chế tối đa.Do một cá nhân làm chủ, chỉ được thành lập 01 DNTN.
Trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnTrong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.Chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp vào công ty.– Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty.

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty.

Chiụ trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của công ty.

 

Tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệpKhông có
Quyền phát hành chứng khoánKhông được phát hành cổ phần (trừ trường hợp chuyển đổi thành CTCP).Không được quyền phát hành cổ phần (trừ trường hợp chuyển đổi thành CTCP).Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Hình thức vốn khi thành lập– Tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản công ty.

– Tách biệt các chi tiêu cá nhân, gia đình với các chi tiêu của Chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc.

 

Bất kỳ tài sản nào có thể là: tiền vàng, bất động sản, bản quyền sở hữu công nghiệp…Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua tối thiểu 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp (khoản 1 Điều 120).Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn như đã cam kết.Vốn đầu tư của chủ DNTN do chủ DNTN tự đăng ký.
Thời hạn góp vốn90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN nghiệp (Điều 47).90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN. Trong thời hạn này các thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ góp vốn như đã cam kết (Điều 75).

 

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCNĐKDN, trừ trường hợp khoản tại 1 Điều 130.Do các thành viên công ty tự quyết định.Do chủ doanh nghiệp tự quyết định.

 

 

Xử lý nếu không góp vốn đúng hạnĐăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ

 

– Thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

– Thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vón góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên

 

– Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

– Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trương hợp này, thành viên góp vốn có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.

 

– Chủ DNTN có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư.
Tăng, giảm vốn – Giảm vốn trong trường hợp: 

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ.

+ Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật doanh nghiệp 2020.

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47.

– Tăng vốn trong trường hợp:

+ Công ty 1 Thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

 

– Giảm vốn trong trường hợp:

Hoàn trả một phần vốn góp cho CSH công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho CSH công ty và Giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 75.

– Tăng vốn trong trường hợp:

Được quyền tăng vốn từ CSH đầu tư thêm hoặc huy động vốn góp người khác (dẫn đến thay đổi hình thức doanh nghiệp).

 

– Giảm vốn bằng cách công ty mua lại cổ phần và làm thủ tục điều chỉnh trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần

– Tăng vốn:

Bằng cách tăng số lượng cổ phần được quyền chào bán.

 

Không có quy định cụ thểĐược quyền tăng, giảm vốn và phải đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh.
Chuyển nhượng vốnCác thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác.CSH Công ty được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn cho cá nhân, tổ chức khác (Nếu chuyển nhượng một phần sẽ dẫn đến chuyển đổi loại hình công ty sang 02 thành viên hoặc cổ phần).– Trong 3 năm kể từ ngày thành lập, cổ đông sáng lập có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

– Chỉ chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

 

– Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh khác.

– Thành viên góp vốn được quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.

 

Có thể cho thuê hoặc bán lại DNTN.
Cơ cấu tổ chức– Tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Mộ hình tổ chức: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

– Họp ít nhất mỗi năm một lần.

– Là cơ quan quyết định cao nhất.

 

– Mô hình tổ chức: Đại hội đồng cổ đông – Hội đồng quản trị – Giám đốc – Tổng giám đốc.

– ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần ĐHĐCĐ họp thường niên 1 lần/ năm, chậm nhất 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 

 Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh công ty.

– Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên.

 

Chủ DNTN có quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ưu điểmDễ đưa ra quyết định, không cần cân nhắc ý kiến của chủ thể khác.

Chịu TNHH về tài sản.

Các thành viên chỉ chịu TNHH với hoạt động của công ty nên ít rủi ro hơn với trách nhiệm vô hạn như loại hình khác

Dễ dàng kiểm soát được vốn góp do thành viên công ty thường là người quen biết, tin cậy.

Chịu TNHH đối với hoạt động công ty.

Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết  và hạn chế đối với cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu.

Dễ dàng huy động vốn vì được phát hành các loại chứng khoán.

Tạo được tin tưởng với khách hàng vì chịu trách nhiệm vô hạn.

 

Thủ tục thành lập đơn giản.

Có toàn quyền quyết định những vấn để của DNTN.

Chịu trách nhiệm vô hạn, tổ chức đơn giản.

Nhược điểmKhó khăn trong huy động vốn, mở rộng quy mô kinh doanh vì không được phát hành cổ phiếu,Không được phát hành trái phiếu.

Pháp luật quy định chặt chẽ hơn so với CTHD, DNTN.

Khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì nếu có rủi ro thì họ chỉ phải chịu TNHH.

Dễ có sự mâu thuẫn giữa các cổ đông.

Cơ cấu tổ chức, quản lý phức tạp và khó khăn hơn so với các loại hình khác

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào nên khó khăn trong huy động vốn, mở rộng quy mô.

Gặp rủi ro lớn nếu công ty phát sinh khoản nợ vì phải chịu trách nhiệm vô hạn.

Không có tư cách pháp nhân, không được phát hành chứng khoán.

Không được góp vốn vào loại hình doanh nghiệp khác.

Rủi ro lớn khi phát sinh các khoản nợ vì phải chịu trách nhiệm vô hạn.

 

Trên đây là bài viết về Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Bài viết: Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi thông tin có liên quan Quý khách hàng vui lòng tìm hiểu thêm hoặc kết nối tổng đài Phamlaw.

5/5 - (1 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17 tháng 7 năm 2007
  • Nghị định Số: 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013Nghị định Số: 24/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2013
  • Gửi đơn trình báo công an nhưng không được giải quyết, xử lý thế nào?Gửi đơn trình báo công an nhưng không được giải quyết, xử lý thế nào?
  • Khiếu kiện “quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;…Khiếu kiện “quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh;…
  • Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tranh chấp lao độngNghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tranh chấp lao động
  • Tín dụng đenTín dụng đen
  • Về việc chuyển vốn hoặc tài sản ra nước ngoàiVề việc chuyển vốn hoặc tài sản ra nước ngoài
  • Những lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mạiNhững lưu ý đối với doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại
  • Đối với hành vi cố ý gây thương tíchĐối với hành vi cố ý gây thương tích
  • Hồ sơ, trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kếHồ sơ, trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bài viết cùng chủ đề

  • Doanh nghiệp Logistics là gì?
  • Công ty cổ phần tiếng anh là gì?
  • Những điều cần biết về quy chế quản lý nội bộ trong doanh nghiệp
  • Thủ tục chuyển đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ?
  • Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
  • Thân nhân có được gặp người đang bị tạm giữ không
  • Quyền xác định lại giới tính của cá nhân
  • Hiệu lực và giá trị của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Việt Nam