Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Năm 2022? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Loại hình doanh nghiệp là gì?
  • Các loại hình doanh nghiệp hiện nay?
  • Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp
  • Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, loại hình doanh nghiệp là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với những cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu chuyển đổi loại hình của doanh nghiệp hoặc thành lập một doanh nghiệp. Bởi hiện nay theo pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam có rất nhiều loại hình để lựa chọn, mỗi loại hình này đều có các đặc điểm đặc trưng khác nhau.

Dưới đây, chúng tôi sẽ cùng Quý vị tìm hiểu về các quy định cụ thể, chi tiết và mới nhất về các loại hình của doanh nghiệp này. Từ đó, Quý vị có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của bản thân.

Loại hình doanh nghiệp là gì?

Loại hình doanh nghiệp là hình thức, cơ cấu doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn ghi nhận, lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp là một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay?

Hiện nay, theo quy định về luật doanh nghiệp của công ty có 6 loại hình doanh nghiệp như sau:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ( viết tắt là công ty TNHH 1 thành viên)

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ( viết tắt là công ty TNHH hai thành viên trở lên)

– Công ty hợp danh

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp nhà nước

Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp

Tùy thuộc mỗi loại doanh nghiệp sẽ có các đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là công ty chỉ có một cá nhân hoặc là một tổ chức nào đó thực hiện là chủ sở hữu. Trong đó chủ sở hữu chịu hoàn toàn trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ về tài sản thuộc phạm vi trong số vốn điều lệ từ công ty.

– Đối với vốn điều lệ trong công ty:

+ Vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký doanh nghiệp bằng tổng giá trị của tài sản của chủ sở hữu đã cam kết góp và được ghi nhận trong điều lệ công ty

+ Phần vốn này sẽ có thời hạn là trong vòng 90 ngày phải thực hiện hoàn tất việc góp vốn. Nếu chủ sở hữu không thể đóng đủ số vốn như đã cam kết thì phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi số vốn điều lệ trong công ty.

– Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với tài sản

+ Chịu hoàn toàn trách nhiệm về khoản nợ đồng thời các nghĩa vụ về vốn thuộc phạm vi  ghi nhận của điều lệ công ty. Theo đó, toàn bộ tài sản đối với chủ sở hữu công ty không phải thực hiện chịu trách nhiệm vô hạn.

– Đối với việc huy động vốn

Công ty TNHH một thành viên không có thẩm quyền phát hành cổ phần.

Thực tế, công ty này có thể thực hiện phát hành trái phiếu hoặc vốn vay nhận từ một cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước.

– Đối với tư cách pháp lý

Công ty TNHH một thành viên được xác nhận có tư cách pháp nhân tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Thứ hai: Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một doanh nghiệp mà trong đó bao gồm thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng đảm bảo số lượng là không quá 50 thành viên.

– Vốn điều lệ: Là toàn bộ phần vốn được góp do thành viên đã cam kết góp.

Thời hạn góp vốn là trong vòng tối đa 90 ngày, tính từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trách nhiệm của thành viên về tài sản:

Do công ty có tư cách pháp nhân theo đó thì trách nhiệm là phải chịu hoàn toàn tài sản của mình.

Trong đó, nghĩa vụ tài sản cùng khoản nợ các thành viên phải chịu trách nhiệm về phạm vi số vốn mà thành viên đó đã thực hiện góp vốn.

– Đối với tư cách pháp lý

Công ty TNHH hai thành viên trở lên tính từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

– Đối với việc huy động vốn thì có các cách để huy động thêm số vốn cụ thể:

+ Tăng số thành viên mới, đảm bảo số lượng không vượt quá là 50 thành viên

+ Tăng số vốn của các thành viên thực tế từ công ty

+ Huy động thêm số vốn từ hoạt động vay vốn, vay tín dụng

+ Có thể phát hành trái phiếu.

Thứ ba: Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là công ty trong đó có ít nhất chủ sở hữu là bao gồm 2 thành viên. Hai thành viên này cùng thực hiện kinh doanh với một tên chung – gọi là thành viên hợp danh. Trong công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn

– Vốn:

Thực hiện việc góp vốn đầy đủ đồng thời đúng hạn trong thỏa thuận

Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty

– Trách nhiệm của thành viên về tài sản:

+ Tài sản mà các thành viên góp vốn sẽ được chuyển vào quyền sở hữu của công ty đồng thời tài sản tạo lập mang tên của công ty.

 +Tài sản thu từ các hoạt động của các thành viên kinh doanh ( nhân danh công ty)

+ Ngoài ra còn có các tài sản khác do pháp luật quy định.

– Đối với việc góp vốn

+ Góp đúng hạn và đảm bảo số vốn theo cam kết

+ Nếu không góp đủ số vốn theo cam kết mà gây ra các thiệt hại của công ty thì thành viên đó phải bồi thường thiệt hại này cho công ty

+ Nếu không góp đủ số vốn như cam kết ban đầu thì số vốn thiếu sẽ thuộc khoản nợ của thành viên. Theo đó thành viên này có thể phải chịu hậu quả là bị khai trừ ra khỏi công ty

Thứ tư: Công ty cổ phần

– Vốn điều lệ: Được chia ra các phần bằng nhau và gọi là cổ phần.

Vốn điều lệ bao gồm toàn bộ các giá trị mệnh giá của cổ phần đã được bán. Trong đó vốn điều lệ ở thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng tổng giá trị mệnh giá của cổ phần từ các loại theo ghi nhận trong Điều lệ công ty đã được đăng ký mua.

+ Thay đổi vốn điều lệ.

– Đối với tư cách pháp lý:

 Đủ tư cách pháp nhân đồng thời chịu trách nhiệm các khoản nợ từ công ty

– Đối với việc huy động vốn

Huy động vốn từ vay nguồn của cá nhân hoặc tổ chức ở Việt Nam hoặc ngoài nước; phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

Thứ năm: Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là một doanh nghiệp do cá nhân là chủ đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn tài sản của họ về hoạt động của doanh nghiệp đó.

– Đối với tư cách pháp lý:

Không có tư cách pháp nhân

– Vốn đầu tư: do chủ của doanh nghiệp đăng ký, theo đó số vốn đầu tư có thể được tăng hoặc giảm trong hoạt động kinh doanh

Thứ sáu: Doanh nghiệp nhà nước

– Sở hữu vốn: do nhà nước sở hữu hoàn toàn về vốn điều lệ là 100% hoặc do sở hữu góp vốn trên 50% nhưng không quá 100% vốn điều lệ.

– Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước đều có tư cách pháp nhân

– Vốn: theo nguồn vốn thì doanh nghiệp nhà nước chia làm hai loại:

+ Nhà nước sở hữu vốn 100%

+ Vốn góp bị chi phối của doanh nghiệp nhà nước có phần vốn trên 50%

Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp

Dưới đây là một số ví dụ điển hình một số doanh nghiệp đang hoạt động hiện nay thuộc từng loại hình doanh nghiệp:

– Công ty TNHH một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên công nghệ Phúc Sơn

Công ty TNHH một thành viên nước sạch Hà Nội

Công ty TNHH một thành viên chuyển phát nhanh Thuận Phong

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

Công ty TNHH hai thành viên lâm nghiệp Yên Thế

Công ty TNHH hai thành viên năng lượng Bảo sơn

Công ty TNHH hai thành viên kuwahara Việt Nam

– Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh  Niềm Tin Việt

Công ty hợp danh Đại An Phát

– Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần Thương Mại Phẩm Toàn Cầu

Công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây lắp Thăng Long

Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Khánh An

– Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân Thạch Hải

Doanh nghiệp tư nhân Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Đức Triệu

Doanh nghiệp tư nhân Phúc Huy

– Doanh nghiệp nhà nước

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam

 Trên đây là nội dung cụ thể  mới nhất về các loại hình doanh nghiệp theo quy định luật doanh nghiệp hiện hành . Mọi thắc mắc chưa rõ ràng bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bộ phận của Luật Hoàng Phi theo Hotline 0981 378 999 hoặc liên hệ theo email: lienhe@luathoangphi.vn để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Nhà Nước