Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Tại Việt Nam | Luật Hùng Thắng

  • info@luathungthang.com
  • 19000185
  • T2 - T6: 8.00 Sáng – 5.00 Chiều | T7: 8.00 Sáng - 12.00 Trưa | Chủ nhật: Đóng cửa
  • Tư vấn miễn phí
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam
  • Trang chủ
  • Tư Vấn Pháp Luật
  • Tư vấn luật doanh nghiệp
  • Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam

Chủ đề liên quan

Kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không chính xác sẽ bị xử lý như thế nào?…

Luật doanh nghiệp đã đặt ra quy định nghiêm cấm đối với một số hành vi gây ảnh h…

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như thế nào?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi như giấy khai sinh của Công ty/Doanh…

Mẫu giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế

Mã số 10-MST Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế là mẫu giấy chứng nhận về đăng k…

Vốn đăng ký kinh doanh là gì?

Vốn đăng ký kinh doanh hay còn gọi là vốn điều lệ. Những lưu ý quan trọng khi đă…

Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập

Hiện nay để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có nhiều…

Công ty Luật Hùng Thắng Số điện thoại Công ty Luật Hùng Thắng Liên hệ Công ty Luật Hùng Thắng

Việc phân loại doanh nghiệp thường dựa vào số lượng thành viên tham gia thành lập doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức hoạt động và quy mô doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình doanh nghiệp sau:

1. Công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định tại Điều 74 của Luật doanh nghiệp 2020 thì:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên được quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp như sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần

Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật doanh nghiệp

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

4. Công ty hợp danh

Điều 177 Luật doanh nghiệp quy định về công ty hợp danh như sau:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

5. Doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Điều 188 Luật doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Mỗi loại doanh nghiệp đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì vậy tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của mình mà các bạn nên lựa chọn những loại hình doanh nghiệp phù hợp để hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

  • Thành Lập Công Ty, Thành Lập Doanh Nghiệp 2022
  • 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
  • Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
  • Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
  • Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
  • Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên
  • Thủ tục thành lập công ty cổ phần
  • Thủ tục thành lập công ty hợp danh
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty
  • Thành lập hộ kinh doanh cá thể
  • Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
  • Thủ tục đăng ký kinh doanh
  • Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng
  • Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Số đăng ký kinh doanh
15/06/2021 Lịch trình cho

Tư vấn miễn phí

Công ty Luật Hùng Thắng chuyên tư vấn doanh nghiệp, tư vấn luật doanh nghiệp, tư vấn thành lập công ty, tư vấn pháp lý thường xuyên, tư vấn thay đổi đăng ký kinh doanh, tư vấn đất đai, tư vấn hợp đồng, tư vấn hôn nhân, tư vấn ly hôn, tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình, luật sư bào chữa.. Gọi ngay: 19000185 Hướng Dẫn Thành Lập Công Ty Dịch Vụ Luật Sư Hình Sự Tư vấn luật đất đai Tư vấn điều kiện để hưởng đặc xá và án treo Tư Vấn Giải Pháp Xử Lý Công Nợ Tư Vấn Luật Hôn Nhân Gia Đình Luật Kinh Doanh Thương Mại Dịch Vụ Tư Vấn Doanh Nghiệp Tư Vấn Hợp Đồng Tư Vấn Luật Lao Động Luật Sư Hành Chính Tư Vấn Đầu Tư - Dự Án Gửi tin nhắn

19000185

Tìm kiếm

Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty Tại Việt Nam