Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam - Le & Associates
Có thể bạn quan tâm
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình công ty, doanh nghiệp như sau: Công ty TNHH 1 Thành Viên, Công ty TNHH 2 Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Hợp Danh.
1. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp được đăng kí kinh doanh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động của công ty. Chủ sở hữu tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân và không được phát hành chứng khoán
Ưu điểm
- Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu nên có thể chủ động, toàn quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp
- Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên tạo được sự tin tưởng cho khách hàng, đối tác
Nhược điểm
- Do doanh nghiệp có trách nhiệm vô hạn nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty bằng cả tài sản của mình.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán, không được bán phần vốn góp cho cá nhân và tổ chức khác dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn
2.Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 1 thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu, toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đế hoạt động của công ty. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty TNHH. Công ty TNHH 1 thành viên không có quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm
- Công ty có một chủ sở hữu, được chủ động, toàn quyền thực hiện và quyết định mọi hoạt động của công ty
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn điều lệ góp vào công ty, giảm thiểu rủi ro kinh doanh
Nhược điểm
- Chế độ trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm với tất cả khoản nợ của công ty.
- Không có quyền phát hành cổ phần dẫn đến khó khăn trong việc huy động vốn
3.Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập, các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phiếu
Ưu điểm
- Số lượng thành viên trong công ty không nhiều và các thành viên thường có quen biết, tin tưởng lẫn nhau nên việc quản lý, điều hành doanh nghiệp đạt được sự đồng thuận.
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm với công ty trong phạm vi số vốn góp, giảm thiểu rủi ro kinh doanh
- Các thành viên có quyền chuyển nhượng vốn, bán lại phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác nên khả năng huy động vốn cao
Nhược điểm
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn có thể giảm độ tin cậy đối với khách hàng
- Công ty không có quyền phát hành cổ phiếu, dẫn đến giảm khả năng huy động vốn.
4.Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó các thành viên cùng góp vốn thành lập công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, thành viên sở hữu cổ phần gọi là cổ đông công ty. Công ty cổ phần có tối thiểu 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông công ty chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Ưu điểm
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm với công ty trong phạm vi số vốn góp, giảm thiểu rủi ro kinh doanh
- Phạm vi hoạt động rộng trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề
- Có khả năng huy động vốn cao nhờ quyền phát hành cổ phiếu
- Cơ cấu vốn của công ty linh hoạt tạo điều kiện cho nhiều người cùng góp vốn vào công ty
Nhược điểm
- Việc quản lý và điều hành công ty thường phức tạp do số lượng thành viên lớn, dễ xảy ra trường hợp không đồng nhất ý kiến của các thành viên trong quá trình hoạt động
- Việc thành lập và điều hành công ty thường phức tạp hơn các loại hình doanh nghiệp khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật.
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn có thể có thể giảm độ tin cậy đối với khách hàng
5.Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, do ít nhất hai thành viên hợp tác thành lập, làm đồng chủ sở hữu của công ty. Các thành viên hợp danh là cá nhân, có quyền lợi ngang nhau trong việc điều hành công ty, chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài sản của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên khác góp vốn vào công ty là thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn góp. Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán
Ưu điểm
- Thuận lợi trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do công ty hợp danh thường được thành lập bởi các thành viên có uy tín, tin tưởng lẫn nhau
- Công ty hợp danh được kết hợp từ uy tín cá nhân của các thành viên, cùng với chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn dễ tạo sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác kinh doanh
Nhược điểm
- Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn với nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình nên mức độ rủi ro cao
- Không có quyền phát hành cổ phiếu
- Trên thực tế đây là loại hình không thực sự phổ biến
Trên đây là tư vấn của Le & Associates về các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Le & Associates cung cấp các dịch vụ Thành lập công ty; Tư vấn pháp luật thường xuyên; Tư vấn pháp lý trong quá trình hoạt động của công ty;…Để được hướng dẫn chi tiết hoặc tìm hiểu về dịch vụ pháp lý của chúng tôi, mời Quý khách hàng liên hệ tới tổng đài 1900 6239 hoặc tới trụ sở/chi nhánh Công ty chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.
Từ khóa » Các Loại Hình Công Ty ở Việt Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật Doanh ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay ? Cách Phân Loại ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay [Cập Nhật 2022]
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Năm 2022? - Luật Hoàng Phi
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến ở Việt Nam - Thiên Luật Phát
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay - Phamlaw
-
Ưu, Nhược điểm Các Loại Hình Công Ty, Doanh Nghiệp - Có Video
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam - Vạn Luật
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tại Việt Nam - Vạn Luật
-
Loại Hình Doanh Nghiệp - Kế Toán Tân Thành Thịnh