Các Loại Hình Marketing Phổ Biến Mà DN Thường Dùng - CRMViet
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, dù ở bất cứ đâu, bất cứ lĩnh vực ngành nghề nào bạn đều có thể bắt gặp thuật ngữ MARKETING. Hôm nay, phần mềm CRMVIET sẽ tổng hợp tất cả những loại hình marketing thường gặp và áp dụng trong xu hướng kinh tế ngày nay.
Mục lục
- 1. SEM – Search Engine Marketing
- 2. SMO: Social Media Optimazation
- 3. VSM: Video Search Marketing
- 4. Email Marketing
- 5. SMS Marketing
- 6. Online Viral marketing: Marketing lan truyền trực tuyến
- 7. Buzz Marketing (marketing tin đồn)
- 8. Social Media Marketing: quảng cáo trên mạng xã hội
- 9. Marketing du kích
- 10. Online PR
- 11. Content marketing
- 12. Relationship marketing
- 13. Marketing truyền miệng
- 14. Re-Marketing
- 15. Marketing quốc tế
- 16. Referal marketing
- 17. Marketing truyền thống
- KẾT LUẬN
- Related Post
1. SEM – Search Engine Marketing
SEM hay còn được biết đến với các tên marketing trên công cụ tìm kiếm.
Là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website luôn đứng ở vị trí cao trong kết quả tìm kiếm trên internet.
>>> Tìm hiểu chi tiết: SEM là gì – Tại sao doanh nghiệp cần SEM?
SEM gồm những loại hình sau:
- SEO: Search engine Optimazation (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm)
S.E.O được hiểu là phương pháp tập trung tối ưu nội dung text, hình ảnh và định dạng website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm. Nhằm nâng cao thứ hạng website lên top 3 trên các công cụ tìm kiếm (google, bing, coccoc,…) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan.
- PPC: Pay Per Click (phí cho mỗi lượt click)
Là loại hình quảng cáo mà người xem vào website thông qua click vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ phải trả tiền cho mỗi lượt click đó. Giá bỏ ra càng cao thì quảng cáo của bạn ở vị trí càng cao.
Tùy theo từng lĩnh vực mà mỗi từ khóa sẽ có mức giá khác nhau. Có từ khóa chỉ 5000 đồng/Click nhưng có những từ khóa cạnh tranh cao sẽ lên tới cả 100.000 đồng/Click.
- PPI: Pay Per Inclusion
Là một hình thức marketing giúp cho website có thể được các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu của bộ máy tìm kiếm bằng cách trả phí để duy trì sự có mặt của website trong hệ thống cơ sở dữ liệu của họ.
2. SMO: Social Media Optimazation
Là loại hình marketing thông qua tối ưu website bằng cách liên kết với các social media nhằm chia sẻ những ý kiến, suy nghĩ hay kinh nghiệm thực tế về vấn đề nào đó. Bạn có thể sử dụng các social như: youtube để chia sẻ video, pinterest để chia sẻ ảnh,…
>>> Xem thêm: Infographic: Những Mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam
3. VSM: Video Search Marketing
Là hình thức quảng cáo thông qua tối ưu các video ngắn được đưa lên website để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được. Youtube đang là dịch vụ đứng đầu lĩnh vực này.
4. Email Marketing
Là một hình thức mà người marketing sử dụng email để gửi cho khách hàng một email giới thiệu sản phẩm.
Email marketing nhằm thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua sản phẩm.
5. SMS Marketing
Là hình thức sử dụng tin nhắn sms để gửi đến cho khách hàng một tin nhắn giới thiệu. Sms Marketing dùng chủ yếu dùng để chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu, các chương trình khuyến mại.
6. Online Viral marketing: Marketing lan truyền trực tuyến
Là chiến thuật khuyến khích một cá nhân lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác thông qua internet, tạo sự lan truyền và ảnh hưởng đến rộng khắp.
Một sản phẩm viral hoặc quảng cáo viral, các chiến dịch viral marketing được tạo ra với mục đích rõ ràng. Hoặc ngẫu nhiên tạo ra một thứ gì đó có độ lan tỏa lớn.
7. Buzz Marketing (marketing tin đồn)
Là một trong những hình thức viral marketing. Buzz có nhiệm vụ dùng những tin đồn để tác động đến đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến.
Chi phí để thực hiện marketing tin đồn thường sẽ không quá nhiều nhưng hiệu quả truyền thông đem lại rất cao. Đồng thời, đây cũng là hình thức marketing kèm theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp không được như những gì họ nói.
8. Social Media Marketing: quảng cáo trên mạng xã hội
Sự phát triển của hàng loạt các trang mạng xã hội như: facebook, twitter, instagram,… những marketer có thêm lựa chọn để tiếp cận cộng đồng.
Khi sử dụng hinh thức này, doanh nghiệp thường quảng bá dưới dạng hình ảnh, video clip có khả năng lôi kéo thu hút comment. Tính tương tác chính là ưu điểm nổi trội của hình thức này so với các hình thức marketing truyền thống
9. Marketing du kích
Guerrilla marketing (marketing du kích) là hình thức tiếp thị sáng tạo, độc đáo nhưng với chi phí thấp.
Các chiến dịch này thường nhắm mục tiêu thu hút số đông khách hàng, làm họ hài lòng, và tối đa hóa lợi ích cho Doanh nghiệp.
>>> Đọc thêm: Marketing du kích (Guerrilla marketing) – Những ý tưởng độc đáo nhất
10. Online PR
Người làm PR sẽ sử dụng tất cả các hình thức truyền thông để xây dựng và duy trì danh tiếng của công ty. Đồng thời người làm PR cũng sẽ truyền đạt những thông điệp chính để xác định đối tượng mục tiêu và thiết lập, duy trì thiện trí giữa tổ chức và công chúng.
11. Content marketing
“Content is King” là cụm từ quen thuộc nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing.
Content marketing chính là việc tạo ra các nội dung liên quan, hấp dẫn, thú vị và có giá trị để tiếp cận người dùng. Content cần phải có tính thuyết phục, làm cho họ tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ hoặc đơn giản là tin vào lời bạn nói.
12. Relationship marketing
Relationship marketing tập trung vào việc tận dụng tối đa các khách hàng bạn đã có, thay vì dành tất cả nỗ lực của bạn để đánh trống kinh doanh mới.
Đó là một chiến lược dài hạn nhằm mục đích xây dựng lòng trung thành thương hiệu, tạo kết nối khách hàng mạnh mẽ. Và khuyến khích việc kinh doanh thường xuyên, lặp lại từ nhóm khách hàng hiện tại của bạn.
13. Marketing truyền miệng
Marketing truyền miệng hay có một thuật ngữ khác là “word-of-mouth marketing” viết tắt dưới dạng WOMM.
Có thể hiểu đơn giản rằng, WOMM là hình thức giao tiếp giữa người với người. Có thể thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, email. Blog, mạng xã hội,… Từ đó, các thông điệp được truyền tai nhau một cách nhanh chóng.
14. Re-Marketing
Re-Marketing là tiếp thị lại. Nó được sử dụng trong các chiến dịch Email marketing với mục đích gọi nhớ, nhắc lại thương hiệu hoặc sản phẩm đối với người đã tiếp xúc với thương hiệu trước đó.
15. Marketing quốc tế
Marketing quốc tế (global marketing) có thể hiểu đơn giản là sự áp dụng các nguyên tắc và lý thuyết của marketing cơ bản trong điều kiện liên quan đến môi trường quốc tế.
16. Referal marketing
Referral marketing hay còn gọi là tiếp thị giới thiệu. Đây là một phương pháp quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng mới thông qua việc giới thiệu (thường là giới thiệu truyền miệng).
Tiếp thị giới thiệu là một quá trình để khuyến khích giới thiệu bằng truyền miệng. Điều này có thể thực hiện bằng cách khuyến khích và khen thưởng cho khách hàng.
17. Marketing truyền thống
Những hoạt động mà marketing truyền thống cần làm:
- Quảng cáo
- Quan hệ công chúng
- Tổ chức sự kiện
- Khuyến mãi
- Nghiên cứu thị trường
KẾT LUẬN
Tất cả các hình thức marketing được tổng hợp trên, nhằm thúc đẩy xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu, dịch vụ đến khách hàng. Mong rằng những kiến thức đó sẽ đem lại những lợi ích nhất định đến việc tạo ra chiến lược marketing phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Related Post
Từ khóa » Các Loại Mkt
-
Phân Biệt Các Mảng Chính Trong Ngành Marketing - Glints
-
Marketing Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Hình Marketing? - LPTech
-
13 Hình Thức Marketing Phổ Biến Hiện Nay - Doanh Nghiệp Bạn đã ...
-
Marketing Là Gì? 10 Công Việc Bộ Phận Marketing Làm Mỗi Ngày
-
Các Loại Marketing Phổ Biến Và Thịnh Hành 2020 - Semtek
-
Marketing Là Gì? Các Loại Hình Marketing Phổ Biến Hiện Nay 2020
-
6 Loại Hình Trong Marketing - LAPO.VN
-
Digital Marketing Là Gì? Phân Loại 7 Hình Thức Marketing Phổ Biến để ...
-
Các Hình Thức Marketing Theo Từng Lĩnh Vực Hiện Nay | ATP Software
-
Marketing Là Gì? 8 Loại Hình Thức Chính Của Marketing Hiện Nay
-
Marketing Qua Mạng Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Marketing – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số Loại Hình Marketing Qua Mạng Xã Hội. Marketing ... - Tieng Wiki