Các Loại Hình Thiên Tai
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm Chính sáchvà Kỹ thuật phòng chống thiên tai
Đăng nhậpQuản lý - Hợp tác - Cùng hành động
- Trung tâm Thông tin
- Kiến thức cơ bản
Các loại hình thiên tai
- Bão
- Áp thấp nhiệt đới
- Lũ
- Lũ quét
- Ngập lụt
- Mưa lớn
- Lốc
- Sét
- Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Nước dâng
- Động đất
- Sóng thần
- Hạn hán
- Nắng nóng
- Rét hại
- Mưa đá
- Sương muối
- Sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
- Xâm nhập mặn
- Mưa dông kèm theo lốc, sét và mưa đá
Thuật ngữ
TìmThích ứng
Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên, cấu trúc xã hội, thể chế và các hoạt động của con người nhằm ứng phó với các điều kiện khí hậu hiện tại hoặc tiềm tàng để hạn chế tác hại và tận dụng các cơ hội của nó.
Khả năng
Tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.
Phát triển năng lực
Quá trình trong đó cá nhân, tổ chức và xã hội thúc đẩy và phát triển năng lực của mình một cách có hệ thống theo thời gian nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế và xã hội, bao gồm việc củng cố kiến thức, kỹ năng, hệ thống và thể chế.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.[i]
Nói một cách ngắn gọn, “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người gây ra”.[i]UNISDR; IPCC; MoNRE
Thiên tai
Sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.
- 1
- 2
- ...
- 10
Kiến thức cơ bản về: Bão
- Định nghĩa
- Nguyên nhân
- Nguyên tắc phòng tránh
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
1. Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc. 2. Gió giật là gió với tốc độ tăng lên tức thời, được xác định trong khoảng hai (02) giây.
Bão có nhiều tên gọi khác nhau tuỳ vào khu vực phát sinh:
- Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes
- Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons
- Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones
BẢNG CẤP GIÓ VÀ CẤP SÓNG
(theo Quyết định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/ 8/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
Cấp gió | Tốc độ gió | Độ cao sóng trung bình | Mức độ nguy hại | |
Bô-pho | m/s | km/h | m | |
0 1 2 3 | 0 – 0,2 0,3 – 1,5 1,6 – 3,3 3,4 – 5,4 | < 1 1 – 5 6 – 11 12 - 19 | - 0,1 0,2 0,6 | Gió nhẹ Không gây nguy hại |
4 5 | 5,5 – 7,9 8,0 – 10,7 | 20 – 28 29 - 38 | 1,0 2,0 | - Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu - Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm |
6 7 | 10,8 – 13,8 13,9 – 17,1 | 39 – 49 50 - 61 | 3,0 4,0 | - Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió. - Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền. |
8 9 | 17,2 – 20,7 20,8 – 24,4 | 62 – 74 75 - 88 | 5,5 7,0 | - Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió. - Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền |
10 11 | 24,5 – 28,4 28,5 – 32,6 | 89 – 102 103 - 117 | 9,0 11,5 | - Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng. - Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển |
12 13 14 15 16 17 | 32,7 – 36,9 37,0 – 41,4 41,5 – 46,1 46,2 – 50,9 51,0 – 56,0 56,1 – 61,2 | 118 – 133 134 – 149 150 – 166 167 – 183 184 – 201 202 - 220 | 14,0 | - Sức phá hoại cực kỳ lớn. - Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn |
Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đẩy lên cao, tại khu vực đó một tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào. Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa rất lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi.
Cấu trúc của xoáy thuận nhiệt đới (Nguồn: WikiTruyền thông Commons)
| |
1 Nhiệt độ nước biển ấm lên (trên 26°C) làm không khí nóng, ẩm bốc lên cao | 2 (a) Nhiệt độ ở trên cao lạnh hơn gây nên sự hình thành các đám mây dông gây mưa (b) Không khí nóng bốc lên cao làm cho không khí ở xung quanh chuyển động hướng về tâm vùng áp thấp |
| |
3 (a) Các đám mây dông gây mưa hình thành bên trong các dải mây xoắn dài (b) Ảnh hưởng của lực Coriolis, gió di chuyển vào vùng xoáy xung quanh vùng áp thấp | 4 (a) Gió ở vĩ độ cao xua tan không khí từ trên đỉnh hệ thống xoáy (b) Không khí khô hơn từ vĩ độ cao hơn bị kéo dần xuống trung tâm bão tạo thành vùng lặng ở “mắt bão” (c) Gió mạnh trong bão chuyển động xoay quanh “mắt bão”. Hệ thống bão được đẩy dọc theo đường đi dưới tác dụng của gió mậu dịch. |
cấu tạo của 1 cơn bão |
Bản quyền © 2015 - Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai
Địa chỉ: Số 54 ngõ 102 Trường Chinh – Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại: +84-436291511 - Fax: +84-437336647
Email: trungtamcsktpctt@gmail.com - Website: www.dmptc.gov.vn
Số người online: 105
Tổng số lượt truy cập: 19911474
Từ khóa » Các Cấp Bão ở Việt Nam
-
Thang Beaufort Tại Việt Nam
-
Cấp Bão Là Gì? Bão Có Bao Nhiêu Cấp?
-
Cấp Bão Là Gì? Cấp Bão Nào Mạnh Nhất Hiện Nay?
-
Câu 2: Cơ Sở Phân Loại Bão, áp Thấp Nhiệt đới ? - Kttv-.vn
-
Cấp Bão Là Gì? Phân Loại Cấp độ Bão Như Thế Nào? - KienThuc24h.Vn
-
Qui định Về Cấp Gió Và Sóng ở Việt Nam.
-
[PDF] ĐÁNH GIÁ AN TOÀN NHÀ THEO CÁC CẤP BÃO
-
Phân Chia 8 Vùng ảnh Hưởng Của Bão Trên Lãnh Thổ Việt Nam
-
Bảng Cấp Gió Và Sóng
-
Tìm Hiểu Về Sức Gió Và Cấp Bão, Sức Gió Có Bao Nhiêu Cấp?
-
Câu 2: Cơ Sở Phân Loại Bão, áp Thấp ... - Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn
-
Tin Bão Số 1 (CHABA) Và Các Chỉ đạo ứng Phó
-
Thang đo Cấp độ Gió Bão - Facebook