Các Loại Hình Thương Mại điện Tử Phổ Biến - Rubee

Trong những năm trở lại đây, thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam không còn mới mẻ và sôi động như giai đoạn đầu mới xuất hiện, tuy nhiên ngày càng trở thành mô hình kinh doanh được ưa chuộng. Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm thương hiệu Thương mại điện tử ra đời, với hàng trăm website bán hàng đi kèm, nhưng cũng có hàng trăm thương hiệu đóng cửa. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam – Lối đi lớn nhưng nhiều chông gai.Vt: Thương mại điện tử = TMĐT

XEM THÊM: TOP 7 XU HƯỚNG TIẾP THỊ TRỰC TUYẾN SẼ THỐNG TRỊ NĂM 2016

Mục lục

  • 1. Các loại hình thương mại điện tử phổ biến
  • 2. Thị trường Việt Nam – Lối đi lớn của Thương mại điện tử
  • 3. Một thị trường chông gai ngay cả với Doanh nghiệp nước ngoài
  • 4. Alibaba đã xây dựng thương hiệu của mình như thế nào?

1. Các loại hình thương mại điện tử phổ biến

thương mại điện tử Việt NamTrên thế giới, các loại hình TMĐT trên Thế giới được chia thành 4 loại phổ biến, theo cách tương tác với Khách hàng. Bao gồm:·        C2C (Consumer to Consumer): Giao dịch giữa Khách hàng (người bán) và Khách hàng (người mua), mà kênh thương mại điện tử chỉ như một trang web quảng cáo, phân loại sản phẩm dịch vụ giúp Khách hàng.·        B2C (Business to Consumer): Là các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.·        B2B (Business to Business): Giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử.·        B2T (Business to Team): Là mô hình mua theo nhóm, mà ở đó, sản phẩm hàng hóa được khuyến mại, với giá thành hợp lý nhằm thu hút người mua hàng. Đồng thời, nhà cung cấp cũng thông qua đó mà dễ dàng Quảng bá thương hiệu của mình.

2. Thị trường Việt Nam – Lối đi lớn của Thương mại điện tử

lối đi lớn của thương mại điện tử Việt Nam

Sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã dẫn đến sự xuất hiện một phương thức kinh doanh thương mại hoàn toàn mới, đó là Thương mại điện tử (E.Commerce).

Xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1992, Internet đã phủ sóng và trở thành phương thức kế nối trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Đồng thời, các thiết bị có kết nối Internet được sử dụng ngày càng nhiều đã tạo ra một thị trường thuận lợi cho sự phát triển của TMĐT trong nước.

Nhiều công ty, tập đoàn lớn nước ngoài đã nhìn ra cơ hội kinh doanh to lớn trong ngành công nghiệp mới nổi này ở Việt Nam, quốc gia có gần 90 triệu dân và tầng lớp trung lưu đang ngày một tăng trưởng. Các hãng toàn cầu như Google, Alibaba, Rakutan, eBay và Amazon đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của họ tại thị trường Việt Nam. Tháng 6/2012, Google đã trở thành một thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam. Hãng dự kiến sẽ xây dựng quan hệ kinh doanh trực tuyến với các thành viên khác. Google cho biết hãng kỳ vọng thu được 30 triệu USD mỗi năm từ thị trường Việt Nam, hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

XEM THÊM: NHỮNG THÁCH THỨC CỦA THƯƠNG HIỆU CHÂU Á

Alibaba và eBay cũng đã chọn đại diện chính thức của họ tại Việt Nam. eBay mua 20% cổ phần trong Peacesoft Solution, đơn vị sở hữu trang chodientu.com, còn Alibaba lại chọn Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB làm đại diện ở Việt Nam. Hai đại gia khác là Amazon và Rakuten cũng đang tiến gần tới việc thiết lập quan hệ đối tác hoặc mua cổ phần trong các hãng thương mại điện tử Việt Nam.

Theo thống kê năm 2014 cho thấy, tổng giá trị mua bán online bình quân đầu người tại Việt Nam ở vào mức 145 USD, doanh thu TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng đạt tới 2,97 tỉ USD, chiếm 2,12% tổng doanh thu bán lẻ của cả thị trường. Tuy nhiên so với các nước phát triển, thì tỷ lệ của TMĐT ở Việt Nam đang rất khiêm tốn, các doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng to lớn của Thương mại điện tử, đứng trước nguy cơ đánh mất thị phần vào tay các doanh nghiệp nước ngoài vốn có những thế mạnh vượt trội về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và bề dày kinh nghiệm kinh doanh TMĐT.

3. Một thị trường chông gai ngay cả với Doanh nghiệp nước ngoài

Footpanda đóng cửa tại thị trường Việt Nam

Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một thị trường chông gai, không chỉ với doanh nghiệp Việt Nam mà với ngay cả doanh nghiệp nước ngoài rót vốn đầu tư vào Việt Nam.

Ngày hôm qua, ngày 3/12 /2015, Công ty TNHH một thành viên FOOD PANDA đã tuyên bố đóng cửa tại thị trường Việt Nam sau một thời gian hoạt động, và có thông báo gửi các đối tác về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh với lý do tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn.

Cũng trước đó từ giữa tháng 11 năm nay (2015), một website thương mại điện tử khác là beyeu.com xây dựng trên nền tảng cộng đồng webtretho do IDG Ventures đầu tư cũng thông báo đóng cửa.

Một năm tại Việt Nam, có rất nhiều website Thương mại điện tử ra đời, nhưng duy trì, phát triển và xây dựng thương hiệu đúng cách cho nó tại thị trường nước ta còn rất nhiều khó khăn. Lý do được các chuyên gia kinh tết đưa ra chủ yếu tập trung vào các vấn đề mà việc bất cứ một doanh nghiệp nào muốn phát triển tại Việt Nam đều gặp phải không chỉ với Thương mại điện tử.

Một là, vốn đầu tư, tuy vẫn được coi là chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhỏ, nhưng ngành này lại đòi hỏi đầu tư chi phí vận hành, marketing và chi phí định hướng người dùng là rất lớn. Các Dự án TMĐT giai đoạn đầu đều hoạt động không có lãi, việc rút ngắn thời gian ấy sẽ phụ thuộc vào định hướng phát triển, và hướng đi của doanh nghiệp có phù hợp hay không. Và TMĐT không dành cho những Doanh nghiệp thiếu vốn.

Hai là, thiếu nguồn nhân lực tham gia thương mại điện tử một cách chuyên nghiệp. Số lượng nhân viên cho ngành này tại nước ta không thiếu, nhưng để làm việc và hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp đòi hỏi không chỉ là tấm bằng Đại học.

Ba là, sự tin của người tiêu dùng ảnh hưởng đến tăng trưởng TMĐT ở Việt Nam đang bị kiềm chế. Sự thiếu tin tưởng vào việc mua bán trên mạng cũng như việc thanh toán tiền hàng trực tuyến đã trở thành thách thức chính khiến thương mại điện tử ở Việt Nam chưa thể nào thực sự “cất cánh”.

4. Alibaba đã xây dựng thương hiệu của mình như thế nào?

 Alibaba xây dựng thương hiệu

Nhãn hiệu thương mại điện tử phương Tây tìm cách mở rộng vào Trung Quốc không thể bỏ qua Tmall. Thậm chí ASOS gần đây đã buộc phải thừa nhận rằng cơ hội tốt nhất của tại Trung Quốc là nên thiết lập sự hiện diện trên Tmall, trong khi Burberry đã trở thành thương hiệu thời trang Anh quốc mới nhất mở một cửa hàng Tmall.Trong thực tế, thị trường Alibaba nước hiện có khoảng 2.000 thương hiệu nước ngoài trong số 70.000 người bán hàng của mình.

Tmall cho phép các nhãn hiệu và nhà bán lẻ để thiết lập một cửa hàng kỹ thuật số, tương tự như mô hình mới được cung cấp bởi eBay. Tuy nhiên so sánh đó cũng không hoàn toàn chính xác, bởi Tmall bán phí cao để cho phép các nhà bán lẻ tạo ra một cửa hàng tùy chỉnh phù hợp với hình ảnh thương hiệu hiện có của họ, bao gồm cả tính năng bổ sung như các trang nội dung theo kích thước.

Và nó đã nhanh chóng phát triển trở thành một trong những lực lượng chi phối thương mại điện tử Trung Quốc. Theo bảng xếp hạng Alexa, Tmall là trang web truy cập nhiều nhất lần thứ 8 tại Trung Quốc, trong khi nghiên cứu khác cho thấy rằng thị trường chiếm khoảng 50% là B2C (Là các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng) – một hình thức của Tmall đang phát triển tại Trung Quốc. Vì vậy, không khó để thấy sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp phương Tây. Nhưng một số lý do khác mà các thương hiệu muốn hợp tác với Tmall là gì?

Xây dựng thương hiệuMột trong những điểm thu hút của Tmall với các thương hiệu phương Tây là khả năng để xây dựng thương hiệu với người tiêu dùng Trung Quốc.

Nếu thương hiệu của bạn có ít hoặc không có khả năng hiển thị ở Trung Quốc thì Tmall rất hữu ích để bạn tham gia vào thị trường mua sắm trực tuyến hiện có ở nước này hơn là cố gắng để thiết lập ra ngày của riêng bạn.Tmall thống trị thị trường thương mại điện tử Trung Quốc đến mức nó là một cách hiệu quả để các thương hiệu giới thiệu mình với người tiêu dùng Trung Quốc.

Đảm bảo hàng thậtSự nguy hiểm của hàng giả đã phủ bóng lớn trên thị trường thương mại điện tử Trung Quốc, vì vậy một trong những điểm bán hàng hấp dẫn nhất Tmall là nó đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng tại đây là hàng thật.Bán hàng Tmall doanh nghiệp phải trả một khoản tiền gửi khổng lồ, mà họ sẽ mất nếu họ bị bắt vì bán hàng giả. Do đó nó thiết lập danh tiếng của thương hiệu với người tiêu dùng Trung Quốc.

Từ khóa » Các Loại Hình Tmdt