Các Loại Hình Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ở Vùng đồng Bằng Bắc Bộ

Share

Hoàng Hậu vua Tống độ Tông (Trung Quốc) được triều đình Phong kiến Việt Nam tôn phong là Quốc Mẫu cũng nằm trong trường hợp này. Bà được sắc phong là Thượng đẳng Quốc Mẫu Vương bà Tứ Vị Thánh Nương. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng rất phong phú và đa dạng, không chỉ là thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà xét về mặt tổng thể, tín ngưỡng thờ Mẫu dựa vào các thần tích, sử liệu, nguồn gốc …để phân loại các Mẫu theo: 1. Mẫu huyền thoại và Mẫu lịch sử:

Mẫu huyền thoại: Mẹ của Phù Đổng Thiên Vương tước hiệu là Đổng Xung Thiên Thần Vương Mẫu (đền thờ chính ở Thị Cầu – Bắc Ninh); bà chúa Liễu Hạnh tước hiệu là Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở rất nhiều nơi;…

Mẫu Lịch sử: Những Mẫu là nhân vật lịch sử có thực sau khi chết vì nhiều lý do được suy tôn là thánh thần như: ỷ Lan Hoàng Thái Hậu – nguyên phi của vua Lý Thánh Tông(đền thờ chính ở Gia Lâm – Hà Nội và đền Yên Thái -Hà Nội); bà Phạm Thị Ngọc Trần -Hoàng Hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông. 2. Mẫu trong nước và Mẫu nước ngoài:

Mẫu trong nước như: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, Mẫu Man Nương.

Mẫu Nước ngoài như: Thái Hậu họ Dương và ba công chúa của vua Tống Bình (Trung Quốc), được tôn phong là Quốc Mẫu Vương bà Tứ vị thánh nương, được thờ ở đền Cờn (Quỳnh Lưu – Nghệ An); Thiên Hậu Thánh Mẫu người Phúc Kiến Trung Quốc thờ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh và đền thờ Thiên Hậu cũng có ở: “Tại Hưng Yên nơi phố Hiến có ba nơi là phố Bắc Hà, Hiến Hạ và Đông Đô quảng hội”. 3. Mẫu nhiên thần và Mẫu nhân thần:

Mẫu nhiên thần có: Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, Thần núi Tam Đảo được phong là Tam Đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân chi thần (Thờ ở đền Tây Thiên trên núi Tam Đảo), …

Mẫu nhân thần có: ỷ Lan Hoàng Thái Hậu, Phạm Thị Ngọc Trần – Hoàng Hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông. 4. Mẫu có nguồn gốc quyền quý và bình dân

Mẫu có nguồn gốc quyền quý như: Các Thái Hậu, Hoàng Hậu, Công chúa. những người này có tài năng, đức độ và có công với nước nhà sau khi mất được tôn xưng là Mẫu như: Mẹ của Vua lê Thánh Tông, Tống Hậu, Thái Hậu họ Đỗ tương truyền là mẹ của Lý Thần Tông, con gái của Vua Hùng Nghị Vương (đền thờ ở Vĩnh Phú).

Mẫu có nguồn gốc bình dân như: Nàng Vũ Thị Khiết người con gái nghèo ở bến Vũ Điện, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Định, là vợ chàng lính thú Trương Sinh, “Nhưng rồi phải lấy cái chết để chứng minh cho tấm lòng cao cả ấy của mình. Đời sau thương nàng, lập đền thờ, tôn là Thánh Mẫu”. Bà mẹ của ba người con đều có công giúp Vua Hùng chống giặc được phong là Soa Nương Thánh Mẫu (thờ ở miếu Mạnh Lương- Đông Anh- Hà Nội). 5. Mẫu được thờ theo tước hiệu:

Loại 1: Tước hiệu Vương Mẫu có: Mẹ của Phù Đông Thiên Vương mang tước hiệu là Đông Xung Thiên Thần Vương Mẫu.

Loại 2: Tước hiệu Quốc Mẫu có: Bà Âu Cơ, là mẹ của tất cả con dân đất Việt, là Mẫu của cả nước. Bà Mang tước hiệu Quốc Mẫu Âu Cơ và được thờ ở đền Quốc Mẫu trong khu vực di tích đền Hùng – Lâm Thao – Phú Thọ.

Bà Phạm Thị Ngọc Trần, Hoàng hậu, vợ cả của vua Lê Thái Tổ và là mẹ của Lê Thái Tông, bà được phong là Cung Từ Quốc Thái Mẫu, sau đó năm 1437 lại truy tôn là Cung Từ Quang Mục Quốc Thái Mẫu và được thờ ở huyện Lôi Dương- Thanh Hóa.

Hoàng Hậu vua Tống độ Tông (Trung Quốc) được triều đình Phong kiến Việt Nam tôn phong là Quốc Mẫu cũng nằm trong trường hợp này. Bà được sắc phong là Thượng đẳng Quốc Mẫu Vương bà Tứ Vị Thánh Nương.

Quốc Mẫu là vị Thần núi Tam đảo được phong là Tam đảo Sơn trụ Quốc Mẫu Thái phu nhân Chi Thần, thờ ở đền Tây Thiên trên Núi Tam Đảo…

Loại 3: Tước hiệu Thánh Mẫu có: Thánh Mẫu Man Nương (thờ ở chùa Dâu-Bắc Ninh); Thánh Mẫu ỷ Lan; Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Tứ vị Thánh Nương (Đại Càn tứ vị thánh Mẫu – Ninh Bình; Đại Càn quốc gia Nam Hải tam tòa Tứ vị hồng thánh nương đại nương – Nam định; Đại Càn quốc gia Nam hải Tam tòa tứ vị thánh nương – Hà Nội; Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương Càn hải linh từ – Hà Nam; Tứ thánh miếu sự tích – Bắc Ninh). u 6. Mẫu địa phương và Mẫu cả nước:

Mẫu địa phương: Một số địa phương ở đồng bằng Bắc bộ người ta còn tôn vinh một số nữ thần địa phương thành những Thánh Mẫu và các Bà cũng được thờ cúng bên cạnh các vị Thánh Mẫu được thờ trên cả nước. Việc thờ các bà chúa, vua bà, thánh mẫu là hiện tượng khá phổ biến mà tỉnh Bắc Ninh là một địa phương điển hình: Tại huyện Yên Phong có bà Chúa Chóa và đền Chóa (xã Dũng Liệt) là vị thần Mẫu của 11 làng Chóa ven bờ sông Cầu; ở thị xã Bắc Ninh có đền thờ mẹ của Phù Đổng Thiên Vương; ở Từ Sơn (Bắc Ninh) có thờ Thánh Mẫu Phạm Thị là mẹ của vua Lý Công Uẩn.

Cùng Danh Mục:

Tiền chủ là gìBài văn khấn khi cúng Giỗ tổ tiênMộc tinh là gì và tại sao phải thờ mộc tinh?

Nội Dung Khác

  • Tại vì sao tháng 7 âm lịch gọi là tháng cô hồn?
  • Tín ngưỡng thờ cúng thần Hổ của người dân Việt
  • Cách để kiềm chế sự ngạo mạn
  • Chùa Thanh Sơn thuộc Động Hương Đài
  • Duyên vợ chồng là duyên nợ từ kiếp trước đúng hay sai?
  • Cáo thần đạo lộ và cách phát dẫn
  • Cách chuyển cữu và lễ yết tổ
  • Linh hồn là gì? Có nên đi gọi hồn người chết về không?
  • Người nhẫn nhục không phải là rùa rút đầu
  • Nợ tiền duyên là gì và tại sao phải cắt duyên âm?
  • Ngôi Đền Bắc Lệ (Hữu Lũng, Lạng Sơn) cầu may mắn và bình an rất linh
  • Hiện tượng bị ma nhập và cách trừ tà ma đơn gian
  • Cách chọn đất làm huyệt mộ
  • Tham sân si là gì? Nên làm gì khi tham sân si dấy lên?
  • Tục chôn sống trinh nữ để yểm bùa giữ
Share

Từ khóa » Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ở Bắc Bộ