Các Loại Hình Xuất Nhập Khẩu Chi Tiết đầy đủ Nhất- Thịnh Logistics

Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu

Bảng mã các loại hình xuất nhập khẩu do tổng cục Hải Quan ban hành, là nội dung rất quan trọng trong quá trình khai báo hải quan. Đơn vị khai báo cần nghiên cứu kỹ lưỡng và nắm rõ các bảng mã loại hình này để thực hiện một cách thống nhất khi làm tờ khai hải quan, đồng thời sẽ không bị nhầm lẫn và không phải mất công phải sửa tờ khai hay phải làm mới lại. Dựa vào đó mà hải quan sẽ xác định được mục đích các loại hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất thông qua các mã do doanh nghiệp lựa chọn. Còn trong quá trình thực hiện khai báo, nếu các loại hình tờ khai xuất nhập khẩu có gặp phải những vướng mắc, khó khăn gì thì các trường hợp đó sẽ được Tổng Cục Hải Quan có văn bản hướng dẫn rõ ràng đến hải quan ở địa phương để kịp thời giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng và hiệu quả.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM : 

  • Vận chuyển hàng từ Thượng Hải về Việt Nam
  • Vận chuyển hàng từ ningbo về Việt Nam
  • Vận chuyển hàng từ Dalian, Trung Quốc về Việt Nam
  • Vận chuyển hàng từ Thiên Tân (Tianjin) về Việt Nam

 LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ TỐT NHÁT : 0944 761 461 MR THỊNH

Vì vậy, dưới đây là bảng mã các loại hình xuất nhập khẩu tại việt nam chi tiết và được cập nhật đầy đủ nhất, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tra cứu và lựa chọn cho phù hợp khi thực hiện khai báo hải quan để xuất hay nhập khẩu hàng hoá.

Bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + F để tìm loại hình của mình.

Các loại hình xuất khẩu

Loại hình XB11: Xuất kinh doanh

Loại hình xuất khẩu B11 Mã này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của DNCX).

Lưu ý: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm gia công, SXXK, sản phẩm của DNCX thì khai báo theo mã loại hình riêng.

B12: Xuất sau khi đã tạm xuất

Mã loại hình B12 mã này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nay quyết định bán, tặng… hàng hóa này ở nước ngoài (không tái nhập về Việt Nam).

Lưu ý: Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61.

Loại hình B13: Xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu

Mã loại hình B13 mã này được sử dụng trong trường hợp hàng nhập khẩu của các loại hình phải trả lại (gồm tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc xuất vào khu phi thuế quan); Hàng hóa là nguyên phụ liệu dư thừa của hợp đồng gia công xuất trả bên đặt gia công ở nước ngoài; Hàng hóa là máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế xuất, máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài.

Loại hình E52 – Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài

Mã loại hình E52 Mã này được sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài. Bao gồm cả trường hợp xuất sản phẩm tự cung ứng nguyên liệu và trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất trả sản phẩm gia công cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.

Loại hình E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu

Mã loại hình E62 mã này được sử dụng trong trường hợp: Xuất sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam, xuất sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu gửi kho bảo thuế).

Lưu ý: Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.

Loại hình E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài

Mã loại hình E82 mã này được sử dụng trong trường hợp: doanh nghiệp Việt Nam xuất nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu E82. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G23: Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế

Mã loại hình G23 mã này được sử dụng trong trường hợp: Khi thực hiện thủ tục tạm nhập, Công ty thực hiện khai báo mã loại hình G13 (Tạm nhập miễn thuế); khi thực hiện thủ tục tái xuất, Công ty thực hiện khai báo mã loại hình G23 (Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập).

Về các nội dung khác, Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 2879/BTC-TCHQ ngày 06/3/2017 của Bộ Tài chính và công văn số 7004/TCHQ-GSQL ngày 27/10/2017 của Tổng cục Hải quan.

Loại hình G61: Tạm xuất hàng hóa

Mã loại hình G61 là loại hình gì mã này được sử dụng trong trường hợp: Tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu PTQ, từ khu PTQ ra nước ngoài theo chế độ tạm. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ.. .).

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu G61. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNCX

Mã loại hình E42 là loại hình gì mã này được sử dụng trong trường hợp:  Xuất khẩu sản phẩm của DNCX bao gồm cả trường hợp xuất ra nước ngoài và xuất vào nội địa.

Lưu ý: Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu E42. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác

Mã loại hình xuất khẩu E54 Mã này được sử dụng trong trường hợp: Chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, không bao gồm việc chuyển thiết bị, máy móc (thiết bị máy móc khai báo theo chế độ tạm, khi chuyển sử dụng G23).

Lưu ý: Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu E54. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Mã loại hình G21 mã này được sử dụng trong trường hợp:  Khi tái xuất hàng kinh doanh TNTX đã tạm nhập theo mã G11(bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất).

Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàngTNTX

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu G21. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G22: Tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn

Mã Loại hình G22 mã này được sử dụng trong trường hợp: Hàng hóa là máy móc, thiết bị đã tạm nhập theo mã G12, khi hết thời hạn thuê, kết thúc dự án phải tái xuất.

Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu G22. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G24: Tái xuất khác

Mã loại hình G24 mã này được sử dụng trong trường hợp: Tái xuất nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng đã tạm nhập theo mã G14.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình xuất khẩu G24. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình nhập khẩu : Gồm 24 mã loại hình, trong đó sửa đổi 16 mã:

Loại hình A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng

Mã loại hình A11, A11 là loại hình gì mã này được sử dụng trong trường hợp: Nhập kinh doanh tiêu dùng (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục hải quan cửa khẩu): sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập

Sự khác nhau giữa loại hình A11 và A12

Loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất

Mã loại hình A12 mã này được sử dụng trong trường hợp: Nhập kinh doanh sản xuất (hàng hóa làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu): sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất hoặc nhập kinh doanh tại chỗ. 

Loại hình A31: Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại

Loại hình nhập khẩu A31 mã này được sử dụng trong trường hợp : Hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX.

Lưu ý: Trường hợp nhập khẩu để tái chế, tái xuất sang nước thứ 3, cơ quan Hải quan tổ chức theo dõi để xử lý theo quy định hoặc thực hiện theo chế độ tạm.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu A31. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu

Mã loại hình A41 mã này được sử dụng trong trường hợp : Nhập kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất).

Loại hình A42: Chuyển tiêu thụ nội địa khác

Loại hình nhập khẩu A42 mã này được sử dụng trong trường hợp : Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu A42. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E13 – Nhập tạo tài sản cố định của DNCX

Loại hình nhập khẩu E13 mã này được sử dụng trong trường hợp : Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác).

Như vậy, trường hợp công ty nhập hàng hoá về để lắp ráp vào máy sản xuất và ghi nhận hàng hoá này là TSCĐ thì sử dụng loại hình E13.

Loại hình E15: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nội địa

Loại hình nhập khẩu E15 mã này được sử dụng trong trường hợp : DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E15. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E21: Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài

Mã loại hình E21 mã này được sử dụng trong trường hợp : nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E21. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài

Mã loại hình E41 mã này được sử dụng trong trường hợp : doanh nghiệp Việt Nam nhập lại sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản phẩm thuê DNCX gia công).

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E41. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn

Loại hình nhập khẩu G12 mã này được sử dụng trong trường hợp :Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;

– Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;

– Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu G12. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế

Mã loại hình G13 mã này được sử dụng trong trường hợp : Sử dụng trong trường hợp nhập máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng gia công khác chuyển sang….

Công ty tham khảo hướng dẫn trên để lựa chọn loại hình nhập khẩu phù hợp. Trường hợp thuê mượn theo hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình G13, trường hợp thuê mượn để sản xuất không theo hợp đồng gia công thì thực hiện theo loại hình G12.

Loại hình G14: Tạm nhập khác

Mã loại hình G14 mã này được sử dụng trong trường hợp :  Theo đó, mã này được sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu G14. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G51: Tái nhập hàng đã tạm xuất

Mã loại hình G51 mã này được sử dụng trong trường hợp : Nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…).

Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu G51. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình C11: Hàng gửi kho ngoại quan

Mã loại hình C11 mã này được sử dụng trong trường hợp : Hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu C11. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu

Mã loại hình C21 mã này được sử dụng trong trường hợp :  Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu C21. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình H11: Hàng nhập khẩu khác

Mã loại hình H11 mã này được sử dụng trong trường hợp : Cho hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế).

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu H11. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Các loại hình nhập khẩu bổ sung bao gồm:

Loại hình A43 Nhập khẩu hàng hóa thuộc chương trình ưu đãi thuế

Mã loại hình A43 mã này được sử dụng trong trường hợp : Bổ sung thêm mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế) và mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế);

Loại hình A44: Nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế.

Đồng thời giữ nguyên 6 mã:

Loại hình A21 Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập

Mã loại hình A21 mã này được sử dụng trong trường hợp : Doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu A21. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Xem Ngay : Quy trình xuất khẩu hàng hóa nên biết của Thịnh Logistics

Loại hình E11: Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài

Mã loại hình E11 này được sử dụng trong trường hợp : Nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E11. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E23: Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang

Mã loại hình E23 mã này được sử dụng trong trường hợp : Nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E23. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E31: Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

Mã này được sử dụng trong trường hợp :  doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E31. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình E33: Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế

Mã này được sử dụng trong trường hợp : Nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu E33. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Loại hình G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Mã này được sử dụng trong trường hợp : Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Trên đây là nội dung quy định về mã loại hình nhập khẩu G11. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Công văn 2765/TCHQ-GSQL năm 2015.

Kết Luận

Các loại hình xuất nhập khẩu được liệt kê chi tiết như trên là công cụ không thể thiếu trong khai báo các loại hình xuất-nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất với hải quan, đặc biệt là khai báo hải quan điện tử, ngoài ra, cũng có thể khai báo các loại hình xuất nhập khẩu bằng tiếng anh đối với các đơn hàng nước ngoài để thuận tiện khi làm việc. Do đó, để xác định các loại hình xuất khẩu, các loại mã ở Việt Nam này một cách chính xác cần phải hiểu rõ mục đích sử dụng của các loại hàng hoá, đồng thời người khai báo phải có kinh nghiệm và năng lực chuyên nghiệp để thực hiện khai báo các mã loại hình xuất nhập khẩu nhanh và chuẩn xác nhất. Thịnh Logistics luôn là đơn vị chuyên khai báo hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, bảo đảm nhanh và hiệu quả, luôn hỗ trợ các doanh nghiệp tận tình trong khi xử lý các vấn đề về việc khai báo và thông quan. Còn về vận chuyển hàng hoá, chúng tôi luôn có đội ngũ chuyên vận hành các loại xe chuyên dụng, năng động, khỏe mạnh và cam kết hàng hoá đi đến nơi, về đến chốn, an toàn và được nhiều khách hàng tín nhiệm nhất hiện nay.

Thịnh Logistics có thể cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp của bạn khi xem bài viết này

  • Cần thuê xe container chở hàng ở TP HCM và các tỉnh lân cận
  • Bảng giá cước vận chuyển container | Cập nhật mới nhất
  • Cập nhật giá mới nhất dịch vụ vận chuyển hàng từ Hàn Quốc về Việt Nam uy tín giá rẻ

Từ khóa » G13 Loại Hình