Các Loại Hợp đồng Bắt Buộc Phải Công Chứng Chứng Thực

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng chứng thực? Việc không nắm rõ các hợp đồng nào thuộc loại bắt buộc phải công chứng chứng thực sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Bài viết sau đây sẽ tư vấn cho các bạn biết những vấn đề pháp lý cần thiết về các loại HỢP ĐỒNG bắt buộc phải công chứng chứng thực.

Loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng chứng thực

Loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng chứng thực

Mục Lục

  • 1 Công chứng, chứng thực là gì?
  • 2 Tại sao phải công chứng, chứng thực?
  • 3 Hậu quả pháp lý khi không công chứng, chứng thực
  • 4 Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực
  • 5 Thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực

Công chứng, chứng thực là gì?

Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản.

Chứng thực là việc xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế, xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý.

Tại sao phải công chứng, chứng thực?

Một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng chứng thực mà các bên không thực hiện công chứng chứng thực, hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Việc công chứng chứng thực không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng chứng thực.

Công chứng chứng thực giấy tờ

Công chứng chứng thực giấy tờ

Hậu quả pháp lý khi không công chứng, chứng thực

Đối với những hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà lại không công chứng thì hợp đồng sẽ vô hiệu do không tuân thủ về hình thức.

Đối với các hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít hơn hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện lại việc công chứng, chứng thực.

Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực

STTLoại hợp đồng/giấy tờCông chứng/Chứng thựcCăn cứ pháp lýLưu ý
1Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất.Công chứng hoặc chứng thựcĐiểm a Khoản 3 Luật đất đai 2013Nếu một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản thì không cần thực hiện thủ tục công chứng/chứng thực.
2Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi QSDĐ nông nghiệp.Công chứng hoặc chứng thựcĐiểm b Khoản 3 Luật đất đai 2013Không bắt buộc thực hiện, chỉ cần thực hiện khi có yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng.
3Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
4Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đấtCông chứng hoặc chứng thựcĐiểm c Khoản 3 Luật đất đai 2013
5Giấy tờ mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng.Công chứng hoặc chứng thựcĐiểm c Khoản 1 Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CPKhông bắt buộc nhưng khuyến khích thực hiện.
6Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồngCông chứng hoặc chứng thựcKhoản 3 Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
7Hợp đồng hoặc văn bản về việc mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế đối với cây lâu nămCông chứng hoặc chứng thựcKhoản 6 Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
8Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng.Công chứng hoặc chứng thựcKhoản 8 Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
9Di chúc bằng văn bảnCông chứng hoặc chứng thựcĐiều 635 Bộ luật dân sự 2015Không bắt buộc nếu người lập di chúc đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
10Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.Công chứng hoặc chứng thựcKhoản 3 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015Người làm chứng lập di chúc thành văn bản.
11Văn bản xác nhận lựa chọn người giám hộ.Công chứng hoặc chứng thựcKhoản 2 Điều 48 Bộ luật dân sự 2015.
12Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhânCông chứng hoặc chứng thựcKhoản 2 Điều 17 Luật kinh doanh bất động sản 2014.
13Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mạiCông chứng hoặc chứng thựcKhoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014Ngoại trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở. Chỉ thực hiện công chứng, chứng thực khi các bên có nhu cầu.
14Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng trong thời hạn 05 ngàyChức thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứngKhoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015
15Thỏa thuận về việc chia tài sản chung của vợ chồng.Công chứngKhoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014Công chứng theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc theo các quy định pháp luật.
16Văn bản thỏa thuận tài sản khi kết hôn.Công chứng hoặc chứng thựcĐiều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014Được ký kết trước ngày đăng ký kết hôn và có hiệu lực vào ngày đăng ký kết hôn.
17Thỏa thuận về việc mang thai hộ.Công chứngKhoản 2 Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình 2014Việc thoả thuận mang thai hộ đối với người mang thai hộ đang có quan hệ hôn nhân phải được sự đồng ý của người chồng.
18Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộCông chứngKhoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014Uỷ quyền lại không có giá trị pháp lý
19Văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung vợ chồngCông chứngKhoản 2, Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014Không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để xác thực với nguời thứ 3 thì cần phải công chứng, chứng thực.
20Bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệpCông chứngĐiều 191 Luật doanh nghiệp 2020Bản sao hợp đồng cho thuê doanh nghiệp có công chứng để gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh khi cho thuê.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp mua bán đất không có công chứng

Thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực

Thẩm quyền công chứng chứng thực

Thẩm quyền công chứng chứng thực

Thẩm quyền công chứng:

  • Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

Thẩm quyền chứng thực:

  • Phòng Tư pháp cấp huyện.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
  • Công chứng viên.

Trên đây là bài viết tư vấn về các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng chứng thực cũng như thẩm quyền thực hiện công chứng, chứng thực. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Từ khóa » đất Công Chứng Là Gì