Các Loại Kính Và Cấu Tạo Các Loại Kính Dùng Trong Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
TKC xin giới thiệu bài viết về các loại kính xây dựng, cấu tạo và ứng dụng của các loại kính xây dựng.
Nội dung chính
- Phôi kính là gì
- 1. Kính cường lực, kính Temper
- 2. Kính hộp
- 3. Kính dán an toàn
- 4. Kính chống nóng
- 4.1 Kính phản quang
- Kính dán phản quang cho mặt dựng nhà cao tầng
- 4.2 Kính Low-e
- 5. Kính sơn màu chịu nhiệt
- 6. Kính uốn cong
- Các loại kính uốn cong
- Ứng dụng của kính cong
- 7. Kính chống đạn
- Kính chống đạn được sử dụng để làm
- Video giới thiệu các loại kính
- Tổng kết
Phôi kính là gì
Phôi kính (hay còn gọi là kính thường) chính là loại kính để sản xuất ra nhiều loại kính có chất lượng và giá thành cao hơn. Vì vậy loại kính này có giá thành khá là thấp được coi là thấp nhất. Khi vỡ kính thường rất nguy hiểm dễ xảy ra sát thương.
Vật liệu kính: sử dụng phôi kính của các hãng kính lớn trên thế giới như AGC của Bỉ, PQ Bỉ – Indonesia, PQ Bỉ – Indonesia, PQ – Trung Quốc. Sản phẩm kính VFG là một liên doanh giữa NSG Group của Nhật Bản, Tập đoàn kính Saint Global của Pháp.
Ở Việt Nam thì có 2 hãng phôi kính lớn là Việt – Nhật VFG và Chu Lai (theo công nhệ Trung Quốc).
Từ những phôi kính người ta sẽ có những nhà máy gia công kính như Hailon Glass hay HongPhuc Glass cho ra những sản phẩm về kính như:
1. Kính cường lực, kính Temper
Kính cường lực
Kính cường lực có tính chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Kính cường lực có độ bền này là do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại làm cho các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau tạo thành liên kết vững chắc hơn. Điều đó giúp cho kính cường lực chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh.
Kính cường lực khi vỡ sẽ tạo ra các mảnh vỡ nhỏ, đều, không sắc cạnh do đó giảm thiểu khả năng gây sát thương cho con người. Ngoài ra, kính cường lực còn có tính năng thoát hiểm trong các toà nhà khi xảy ra hỏa hoạn. Kính cường lực có khả năng chịu nhiệt cao và không bị biến dạng khi nhiệt độ cao. Kính cường lực chịu được điều kiện nhiệt độ lên đến 295 độ.
Có 2 loại kính cường lực: kính cường lực (kính tôi) và kính bán cường lực (kính bán tôi) .
2. Kính hộp
Kính hộp là kính cách âm và cách nhiệt. Nó được gọi là kính hộp được cấu tạo bởi 02 hay nhiều lớp kính ghép lại nhau. Giữa các lớp kính được ngăn cách bởi thanh đệm nhôm bên trong có chứa hạt hút ẩm. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết các lớp kính và thanh nhôm định hình. Các hạt hút ẩm có tác dụng hút lớp không khí bên trong. Chúng tạo thành một lớp không khí khô và ngăn cản sự truyền nhiệt hết sức hiệu quả.
Kính hộp có thể được làm từ kính thông thường hoặc kính phủ Low E. Kính Low-e là một lớp kim loại đặc biệt có khả năng cách nhiệt lớn.
Kính hộp mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông
|
Góc kính hộp
|
|
Mô tả cấu tạo kính hộp bằng tiếng anh
3. Kính dán an toàn
Kính an toàn – Kính dán an toàn nhiều lớp chịu nhiệt được sản xuất từ 02 hay nhiều lớp kính phẳng ghép lại, giữa các lớp kính được liên kết bằng màng phim PVB.
Kính an toàn – Khi có lực tác động, màng phim PVB có tác dụng giữ chặt các mảnh kính vỡ không bị rơi ra ngoài, giảm rủi ro, tránh gây sát thương cho người sử dụng. Đặc biệt, màng phim PVB còn tạo thành màng chắn chống sự xâm nhập từ bên ngoài. Ví dụ như kính chống đạn, chống trộm….
Ngoài ra, màng phim PVB còn có khả năng hạn chế hiệu ứng nhiệt và những bức xạ UV có hại cho sức khỏe. Nó còn giúp giảm tiếng ồn nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm này. Vì một cuộc sống an toàn, bền vững của chính bạn và gia đình bạn nên chọn sp này.
Chính những tính năng ưu việt nên kính dán an toàn được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc. Kính dán an toàn ứng dụng làm cửa sổ, mái, cửa ra vào, màn chắn mưa, bể cá…
Kính dán an toàn
4. Kính chống nóng
Kính phản quang
4.1 Kính phản quang
Kính phản quang là loại kính phẳng được phủ trên bề mặt 1 lớp phản quang bằng oxit kim loại. Lớp phản quang này có tác dụng giảm luồng nhiệt dư thừa và độ chói sáng, cân bằng những ánh sáng thông thường và ngăn chặn tia UV gây hại cho con người.
Kính phản quang có giúp giảm tới gần 21% nhiệt lượng của không khí trong các tòa nhà cao tầng. Chính nhờ khả năng giảm bức xạ nhiệt rất tốt nên kính phản quang thường được dùng làm cửa sổ, mái kính, vách kính để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Kính phản quang vẫn mang đầy đủ tính chất của kính nên ta có thể ghép dán thành kính dán an toàn hay kính tôi cường lực và kính uốn cong.
Kính dán phản quang cho mặt dựng nhà cao tầng
4.2 Kính Low-e
Kính Low-e là loại kính đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhờ những đặc tính vượt trội trong việc làm giảm sự hấp thụ nhiệt và quá trình truyền tải nhiệt lượng.
Loại kính này được phủ lên bề mặt lớp metalic siêu mỏng có khả năng làm chậm sự phát tán nhiệt và ngăn ngừa sức nóng của ánh sáng mặt trời. Do đó nên nó đặc biệt phù hợp với các công trình xây dựng tại khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam. Kính low-e trong việc chống nóng vào mùa hè và giữ nhiệt vào mùa đông.
Kính Low-E được sử dụng công nghệ thổi từ tính để phủ một hoặc nhiều lớp kim loại hoặc hóa chất đặc biệt lên bề mặt kính. Có thể cản sức nóng bề mặt.
Với tính năng hạn chế sự truyền nhiệt từ ngoài vào và từ trong ra ngoài. Kính Low-e sẽ giúp bạn có được một giải pháp tối ưu cho việc giữ nhiệt độ trong phòng luôn ổn định theo ý muốn mà không cần mất quá nhiều chi phí.
Ngoài ra, ta còn có thể gia tăng tính năng của kính Low-e bằng cách ghép dán thành kính dán an toàn, tôi cường lực hay ghép hộp…
5. Kính sơn màu chịu nhiệt
Kính sơn màu chịu nhiệt
Kính thường sau khi được phủ lên bề mặt kính một lớp sơn chịu nhiệt sẽ được tôi cường lực ở nhiệt độ 700 độ C. Sau quá trình xử lý nhiệt màu sơn trên kính sẽ có độ bóng, không bị bong tróc, không phai màu.
6. Kính uốn cong
Kính cường lực cong
Các loại kính uốn cong
– Kính cường lực uốn cong: Kính thường phẳng trong quá trình tôi cường lực sẽ được uốn biến dạng theo đường cong đã định. Kính được biến dạng nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực, chịu nhiệt. Do đó, nó rất an toàn cho người sử dụng như những loại kính Temper (kính cường lực) phẳng.
– Kính thường uốn cong (kính gia nhiệt uốn cong): kính thường phẳng dưới tác dụng của nhiệt sẽ được uốn biến dạng theo một khuôn mẫu đã được định dạng trước. Với loại kính này thì tính chất của kính thường vẫn được giữ nguyên (khi vỡ sẽ tạo mảnh to, sắc nhọn, dễ gây sát thương). Nó chỉ thay đổi về định dạng kính (từ phẳng chuyển thành cong) vì vậy người sử dụng cần hết sức lưu ý để đảm bảo độ an toàn khi lắp đặt cũng như sử dụng loại kính này.
– Kính dán uốn cong: Kính thường phẳng sau khi uốn cong thành phẩm sẽ được ghép với nhau bởi màng phim PVB. Thông qua quá trình hấp nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm kính dán an toàn cong. Như vậy, kính vẫn mang đầy đủ những đặc tính ưu việt của kính dán an toàn nhưng được gia tăng thêm tính ứng dụng và thẩm mỹ sau khi được biến dạng.
Ứng dụng của kính cong
Kính cong được xử dụng nhiều để làm thang máy hoặc cửa tự động. Ngoài ra chúng ta có thể thấy ở các kiến trúc cong như các căn nhà lô góc hoặc cần làm mềm mại kiến trúc.
7. Kính chống đạn
Cấu tạo của kính chống đạn
Kính chống đạn được sản xuất bằng cách ghép từ 3 hay nhiều lớp kính lại với nhau, bằng hai hay nhiều lớp keo đặc biệt PVB ở giữa hai lớp kính. Loại keo này có tác dụng giúp cho kính trở nên chắc chắn trước những va chạm rất mạnh của vũ khí và đạn dược.
Việc ghép bao nhiêu lớp kính và độ dày của kính dùng để ghép tuỳ thuộc vào mức độ an toàn trước những loại vũ khí khác nhau. Trong trường hợp kính bị vỡ trước những va chạm rất mạnh. Khi đó, mảnh kính vỡ sẽ dính chặt vào lớp keo PVB và ở trong một khung nhất định. Ít nhất là không tạo các lỗ hổng cho đạn xuyên qua và mảnh vụn sắc nhọn rơi ra gây nguy hiểm cho con người.
Ngoài các đặc điểm như các loại kính ghép: an toàn, an ninh, ngăn tia UV. Kính chống đạn còn có các đặc tính nổi bật là chống lại các tác động ngoại lực. Nó giúp chống lại các vũ khí nguy hiểm và cách âm rất tốt.
Kính chống đạn được sử dụng để làm
- Cửa kính và vách kính các căn cứ quân sự.
- Vách kính và cửa kinh sở cảnh sát.
- Vách kính ở các ngân hàng.
- Nhà ga, bến cảng hàng không.
- Toà đại sứ quán các nước.
- VP chính phủ, nơi quan trọng.
- Cơ quan tài chính, hành chính của cả nước.
- Những nơi có nhu cầu an toàn cao.
- Ô tô chống đạn
- Xe tăng, xe bọc thép
Video giới thiệu các loại kính
Video giới thiệu việc phân biệt các loại kính
Tổng kết
TKC vừa chia sẻ với các bạn bài viết về một số loại kính thường dùng trong xây dựng. Để được tư vấn thêm về cách loại kính xây dựng anh/chị vui lòng liên hệ với hotline bên dưới.
Anh/chị có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm nhôm kính vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯỜNG KÍNH TKC
💬 TƯ VẤN - 📐 THIẾT KẾ - 🚧 THI CÔNG NHÔM KÍNH
✅UY TÍN - 💯CHẤT LƯỢNG - 💰GIÁ CẢ CẠNH TRANH
☎ Hotline: 0976.199.388
Đăng ký tư vấn:
4.8/5 - (5 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Kính
-
Các Loại Kính Xây Dựng Và ứng Dụng Cụ Thể Của Từng Loại - Viglacera
-
Các Loại Kính Và Cấu Tạo Các Loại Kính ... - Nhà Thầu Nhôm Kính Fintech
-
Các Loại Kính Thường Gặp
-
Kính Cường Lực Có Mấy Loại? Loại Kính Cường Lực Nào Tốt Nhất
-
Báo Giá Loại Kính Xây Dựng đầy đủ Từ Kính Trắng đến Màu Giá Rẻ
-
Có Bao Nhiêu Loại Kính Xây Dựng? Các Loại Kính Thông Dụng Trên Thị ...
-
Phân Loại Kính Cường Lực Và Cách Chọn Kính ... - NAMWINDOWS
-
Phân Biệt Các Loại Kính - Wisdom Vina
-
Kính Cường Lực Có Mấy Loại? Loại Kính Cường Lực Nào Tốt
-
CÁC LOẠI KÍNH VÀ CẤU TẠO CÁC LOẠI KÍNH DÙNG TRONG XÂY ...
-
Giới Thiệu Một Số Loại Kính được Sử Dụng Phổ Biến Trong Xây Dựng ...
-
Các Loại Kính Dùng Trong Xây Dựng Và ứng Dụng Của Từng Loại
-
CÁC LOẠI KÍNH THƯỜNG DÙNG KHI LÀM CỬA