Các Loại L/C Trong Tài Trợ Thương Mại - Hỏi đáp Xuất Nhập Khẩu
Có thể bạn quan tâm
L/C được viết tắt từ Letter of Credit là Thư tín dụng do ngân hàng phát hành từ yêu cầu của người nhập khẩu, nhằm đảm bảo cho người bán về việc thanh toán chi phí hàng hóa xuất nhập khẩu, với số tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định.
Điều kiện để được thanh toán là khi người bán xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ, vào thời gian nhất định đúng theo quy định trong L/C.
Hiện tại có nhiều loại L/C khác nhau trong tài trợ thương mại. Cùng Hỏi đáp xuất nhập khẩu tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Các loại L/C trong tài trợ thương mại
Một số loại L/C được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay:
>>>>Bài viết xem nhiều: Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất (Online + Offline)
1. L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C):
L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C) là L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuất khẩu).
Tuy nhiên. khi hàng hoá đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh huỷ bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó NHPH vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc huỷ bỏ xảy ra.
Vì tình trạng thanh toán bấp bênh, đặc biệt là quyền lợi người xuất khẩu không được bảo đảm, do đó, loại L/C này hầu như không được sử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết.
2. L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) là L/C mà sau khi đã mở, thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của người thụ hưởng và NHXN (nếu có).
– Do quyền lợi của người xuất khẩu được bảo đảm, do đó, loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán quốc tế.
– Một L/C không ghi chữ “Irrevocable” thì vẫn được coi là không huỷ ngang, trừ khi nó nói rõ là có thể huỷ ngang.
Với quy tắc này, những người tham gia giao dịch L/C luôn có nhận thức thường trực rằng đã là L/C thì phải là loại không hủy ngang, trừ khi nói rõ là có thể hủy ngang. Điều này phù hợp với thực tiền hiện nay là loại L/C có thể hủy. ngang hâu như không còn áp dụng, bởi vì nó có thể gây ra hậu quả khó lường cho người thụ hưởng.
L/C hủy ngang nói lên khả năng đơn phương hủy bỏ L/C đang còn hiệu lực vào bất cứ thời điểm nào mà không cần sự đồng ý của các bên liên quan.
Chẳng hạn, người mở hay NHPH đơn phương tuyên bố hủy L/C, trong khi đó người thụ hưởng, NHTB hay NHXN không hề biết trước và không hề đồng ý. Ngược với L/C hủy ngang, L/C không hủy ngang không cho phép bất cứ bên nào đơn phương tuyên bố hủy hay sửa đổi L/C mà không có sự chấp thuận của một/các bên còn lại. Việc đơn phương tuyên bố hủy hay sửa đôi L/C là không có giá trị pháp lý.
Nhưng một LC Không hủy ngang không có nghĩa là không thể hủy bỏ. Trong trường hợp các bên cùng nhau đồng ý hủy bỏ LC thì LC đó được công nhận không còn giá trị thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ LC, người mở phải thương lượng với NHPH, ngân hàng này liên hệ với NHNN (nếu có) để có được xác thực đồng ý hủy bỏ LC.
Như vậy, một LC muốn được hủy bỏ phải được sự đồng thuận của người thụ hưởng. NHPH và NHNN (nếu có). Trong thực tế khách hàng thường lầm tưởng là chỉ cần bên mua và bên bán đồng ý hủy bỏ L/C là được, mà coi nhẹ vai trò của ngân hàng. Rất có thể NHPH/ NHXN không đồng ý hủy L/C vì họ đã cấp tín dụng cho người mở, hoặc tài trợ xuất khẩu cho người hưởng, việc hủy LC dẫn đến thiệt hại cho những ngân hàng liên quan.
Thông thường. yêu cầu hủy bỏ L/C phát sinh từ người mở vì họ cần giải tỏa tiền ký quỹ tại NHPH trước thời hạn hiệu lực. Đối với người thụ hưởng, việc không giao hàng của họ đồng nghĩa với việc hủy bỏ L⁄/C. Đó là lý do người mua yêu cầu người bán phát hành “Bảo lãnh thực hiện hợp đồng” nhằm tránh thiệt hại do phía người bán “hủy ngang” L/C, nghĩa là không giao hàng hoặc không có hàng giao như thỏa thuận.
3. L/C chuyển nhượng (Transferable UC):
L/C chuyển nhượng (Transferable UC) là L/C không huỷ ngang, theo đó, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyên đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.
Như vậy, khái niệm chuyển nhượng ở đây bao gồm chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi trả tiền, tức quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C.
Quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C chỉ được dành cho người hưởng lợi thứ nhất hay một số người được chuyển nhượng của L/C.
Như vậy, chuyển nhượng quyền ký phát hối phiếu là khác với quyên có thể nhượng các khoản thu được từ L/C cho người khác.
- L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần.
- Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban đầu chịu.
- Được sử dụng khi người thụ hưởng thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là một người môi giới.
- Sự chuyển nhượng phải được thực hiện theo L/C gốc.
Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu.
Trường hợp người hưởng lợi thứ hai không giao hàng hay không giao đúng hàng hay chứng từ không hoàn hảo. thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký.
4. L/C giáp lưng (Back to Back L/C)
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này đê thê châp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backing L/C ): L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay còn gọi là L/C đôi, L/C phụ (Counter L/C or Subsidiary L/C); còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.
Mặc dù gọi là L/C giáp lưng, nhưng cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như vậy. Giáp lưng được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước bảo đảm. .
Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đôi cũng không có liên quan gì đến L/C chủ.
– Tuy hai L/C gốc và L/C đối là giống nhau, nhưng xét cụ thể có một số điểm khác nhau như sau:
- Số tiền của L/C đối thường nhỏ hơn số tiền của L/Œ gốc. Số chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian.
- Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc.
- Số loại chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc.
- Thời hạn giao hàng của L/C đối phải sớm hơn L/C gốc.
- Thời hạn hiệu lực của L/C đối là ngắn hơn L/C gốc.
– Mục đích sử dụng: Sử dụng chủ yếu qua mua bán trung gian khi:
- L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng (do người nhập khẩu không đồng ý), trong khi đó nhà trung gian không thể tự mình cung cấp hàng hoá. Do đó, nhà trung gian đem L/C này làm đảm bảo đề mở L/C đối cho người cung cấp hàng cho mình hưởng. Hoặc khi:
- Nhà cung cấp không đồng ý L/C chuyển nhượng vì nó không đảm bảo khả năng được thanh toán.
- Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thẻ khớp với các chứng từ phải xuất trình theo L/C đôi.
- Người trung gian muốn giấu các thông tin liên quan đến điều kiện giao hàng. người mua cuối cùng, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả.
5. L/C tuần hoàn (Revolving L/C):
L/C tuần hoàn (Revolving L/C) là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng trị giá hợp đồng được thực hiện.
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu mua đều đặn một khối lượng thép nhất định từ một nhà xuất khẩu tổng trị giá hợp đồng là 1.600.000 USD, thực hiện trong 12 tháng. Hàng quý sẽ thực hiện mức kim ngạch là 400.000 USD. Nhà nhập khẩu có thẻ mở một L/C tuần hoàn trị giá 400.000 USD thời hạn hiệu lực 3 tháng và được tuần hoàn 4 lần trong 12 tháng.
Cuối quý I, giá trị L/C thực hiện hết để thanh toán số hàng đã giao trong quý, kim ngạch L/C lại được mở lại như cũ và cứ như vậy cho đến hết sau 12 tháng (4 lần) để thanh toán toàn bộ khối lượng hàng hóa đã giao theo hợp đồng ký cho 12 tháng.
Trường hợp sử dụng: Đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau thì nên dùng L/C tuần hoàn để tránh gây ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán.
Bởi vì nếu mỗi lần giao hàng lại ký hợp đồng, mở một L/C thì mất nhiều thì giờ để ký kết hay làm thủ tục mở L⁄/C. Người bán thì không chủ động đầu ra còn người mua thì cũng không chủ động về nguồn hàng.
Lợi thế của L/C tuần hoàn: Là tạo điều kiện tốt cho nhà nhập khẩu mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Hơn nữa, bên mua cũng không muốn nhận tất cả hàng hóa ngay một lúc vì phải tính đến chi phí lưu kho, bảo quản và việc quay vòng vốn.
Đồng thời nhà nhập khẩu khi mở L/C tuần hoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng, giúp nhà nhập khẩu không bị đọng vốn, không bị tính phí mở nhiều lần L/C. Nhà xuất khâu không phải chờ đợi L/C mới cũng như có thuận lợi là khi giao hàng nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền ngay trong cùng một L/C.
L/C tuần hoàn được dùng phổ biến trong buôn bán với các bạn hàng quen thuộc có tiếng trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau.
Thông thường, có 3 cách tuần hoàn như sau:
- Luận hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của NHPH cho nhà xuất khẩu biết.
- Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kê tiếp tự động có giá trị như cũ. Si
- Tuần hoàn hạn chế: Là chí khi nào NHPH thông báo cho người bán thì LC kê tiệp mới có hiệu lực.
LC tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng. số lần tuần hoàn và số tiền tối thiểu của mỗi lần. Đồng thời phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào những L/C kế tiếp hay không, nếu không cho phép thì gọi là L/C tuần hoàn không tích luỹ (non-cumulative revolving L/C), còn nếu cho phép cộng dồn thì gọi là L/C tuần hoàn tích lũy (cumulative revolving L/C).
6. L/C dự phòng (Standby L/C):
Để bảo vệ quyên lợi của nhà nhập khẩu trong.trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong L/C, đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khâu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu. L/C như vậy gọi là L/C dự phòng.
7. L/C đối ứng (Reciprocal L/C):
L/C chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở.
Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi:.“L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở-lại một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”: và trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số… mở ngày… tại ngân hàng…
– Trường hợp sử dụng và đặc điểm:
- Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở hai nước khác nhau
- Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng.
- Bảo đảm quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định nên chỉ người đặt hàng tiêu thụ.
- Trong giao dịch, người bán đồng thời là người mua và ngược lại.
– Người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại.
8. L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C):
L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) là L/C mà NHPH cho phép NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo. L/C đã mở. Điều cần hiểu là tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà không phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện các thủ tục theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm vẻ số tiền đó.
Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyên (hoặc hoàn trả) cho NHITB.
Gọi điều khoản đỏ là vì trước đây in bằng mực đỏ để tăng sự chú ý.
Từ “Red Clause” ngày nay được dùng bởi nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Advance Clause” (điều khoản ứng trước), hoặc “Special Clause” (điều khoản đặc biệt). Theo đó, người mở L/C cam kết tài trợ cho nhà xuất khẩu ngay khi L/C được mở.
Với “Điều khoản đỏ“, NHPH cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ, thông thường là: hối phiếu của số tiền ứng trước, hóa đơn, giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng.
Rất nhiều trường hợp người mở chỉ ứng trước tiền cho người hưởng dưới sự bảo lãnh của ngân hàng người hưởng (Advance Guarantee). Như vậy, người hưởng sẽ thương lượng với ngân hàng mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiên theo điều khoản đỏ.
Hiện nay, Red Clause đã được sử dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu khá rộng rãi, nhất là đối với hàng hóa nông sản, lâm, thổ sản có thời vụ như cà phê, lúa, gạo, ngô, hạt điều, lông cừu và một số hàng khác.
Nhằm ổn định thị trường và nắm chắc nguồn hàng, nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có thể ký hợp đồng thương mại từ hai ba tháng trước vụ thu hoạch, hoặc có khi sớm hơn.
Trong nội dung hợp đồng thương mại đã quy định rõ số lượng hàng hóa, giá cả, thời gian và điều kiện giao hàng…, nhà nhập khẩu ký với ngân hàng phục vụ mình một hợp đồng quy định rõ các điều kiện mà theo đó ngân hàng bên mua sẽ mở một LC có điều khoản đỏ (sở dĩ gọi như vậy là vì điều khoản này thường được in bằng màu đỏ), phù hợp với hợp đồng thương mại do bên mua và bên bán đã ký kết.
Ngân hàng bên mua thường yêu cầu người mua phải ký quỹ một số tiền nhất định (margin/deposit) hoặc cho bên mua sử dụng một hạn mức tín dụng (credit line) để mở Red Clause L/C tùy thuộc vào quan hệ tin cậy giữa hai bên.
Với Red Clause, bên bán được nhận một số tiền trước khi giao hàng (có thẻ bằng 10%. 20%. 25%…) tùy hai bên thỏa thuận để sử dụng vào việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định. Đó là ưu điểm của Red Clause với bên bán.
Về bên mua, theo Red Clause, họ phải mở L/C tương đổi sớm trước khi giao hàng, phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước, nhưng đáp lại họ được bù đắp bằng giá hàng thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập khẩu ngay cả khi giá cả quốc tế đột biến. Việc NHTB ứng tiền theo L/C điều khoản đó, thì đây chính là khoản cho vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu mà các NHTM vẫn làm.
Tuy nhiên, ứng trước theo L/C điều khoản đỏ có thêm sự đảm bảo hoàn trả từ NHPH nếu người bản vì phạm hợp đồng.
Hy vọng các nội dung về Các Loại L/C Trong Tài Trợ Thương Mại được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương thức thanh toán này.
Bên cạnh những chia sẻ về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chúng tôi cũng có những phân tích khách quan về khóa học xuất nhập khẩu cho những bạn mong muốn làm nghề xuất nhập khẩu.
Hỏi đáp xuất nhập khẩu chúc bạn thành công!
>>>>>> Xem thêm
- Phương thức Ghi Sổ
- Local Charge Là Gì? Các Phí Local Charge Hàng Nhập, Hàng Xuất
- Hướng dẫn cách sử dụng UCP 600
- Phương thức thanh toán LC
- Phương thức thanh toán nhờ thu là gì
Related
Bài viết xem thêm
Phương thức thanh toán LC Hướng dẫn cách sử dụng UCP 600 Local Charge Là Gì? Các Phí Local Charge Hàng Nhập, Hàng Xuất Phương thức Ghi Sổ – Thanh Toán Quốc TếTừ khóa » Các Loại Lc Quay Vòng
-
L/C Tuần Hoàn (Revolving L/C) Là Gì? Những Cách Sử ... - VietnamBiz
-
L/C Tuần Hoàn (Revolving Letter Of Credit) Là Gì - VinaTrain
-
Revolving Letter Of Credit: Thư Tín Dụng Tuần Hoàn
-
Revolving Letter Of Credit (L/C) Là Gì? Đây Là Một Thuật Ngữ Kinh Tế Tài ...
-
Chia Sẻ - L/C Tuần Hoàn (Revolving Letter Of Credit)
-
LC Là Gì? Các Loại Thư Tín Dụng LC
-
Phương Thức Thanh Toán L/C - HP Toàn Cầu
-
LC Là Gì? Những điều Kiện để Mở LC - LEC Group
-
Các Loại Thư Tín Dụng Khác Nhau | Bazo
-
UPAS L/C Là Gì? Defered L/C Và UPAS L/C Khác Nhau Như Nào?
-
Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu
-
[PDF] BÀI 6 L/C VÀ UCP 600 - Topica