Các Loại L/C Trong Thanh Toán Quốc Tế

Thư tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/ Người cung cấp hàng hóa sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi Người xuất khẩu/ Người cung cấp hàng hóa xuất trình những chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Tìm hiểu về các loại L/C trong thanh toán quốc tế trong bài viết dưới đây:

>>>>>>> Bài viết xem nhiều: Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Chưa Biết Gì

Các loại LC trong thanh toán quốc tế

Cách phân loại L/C được thực hiện theo các tiêu chí dưới đây:

Xem thêm: Thanh toán LC là gì?

Phân loại L/C theo tính chất

Gồm có 2 loại L/C sau:

Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C):

+ Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.

+ Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn

+ Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C hủy ngang, người XK và người NK thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Revocable L/C”. Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường: 40A:

Form of Documentary Credit-loại L/C. Tuy nhiên, điều này thường ít xảy ra, vì quá rủi ro và bất lợi cho người xuất khẩu

Ví dụ: Nếu bên bán không thể giao hàng trong khoảng thời gian cần thiết, sau đó người bán sẽ chỉ đơn giản là thay đổi lô hàng đó phù hợp với họ. Trong trường hợp này, bên mua bất lực

Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

+ Là loại thư tín dụng sau khi đã mở ra thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của các bên tham gia thư tín dụng

+ L/C này đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu

+ Đây là loại thư tín dụng được áp dụng rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế và là loại L/C cơ bản nhất

+ Khi muốn thỏa thuận sử dụng L/C không hủy ngang, người xuất khẩu và người nhập khẩu thường ghi trong hợp đồng: “Payment by Irrevocable L/C”. Còn trên L/C, điều này thể hiện ở trường: 40A: Form of Documentary Credit-loại L/C

Xem chi tiết hơn tại: L/C không thể hủy ngang là gì?

Ví dụ: Nếu người bán muốn một khoản tín dụng trị giá 100.000 đô la, trong đó người mua sẵn sàng trả 10%, ILOC sẽ được soạn thảo với giá 10.000 đô la. Xem xét chi phí của ILOC là 2% của số tiền được bảo hiểm, chi phí cho ILOC sẽ là 200 đô la.

>>>>>> Xem thêm: Khóa học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

Các Loại L/C Trong Thanh Toán Quốc Tế

Phân loại L/C theo thời hạn thanh toán

Có 2 loại thư tín dụng sau:

Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)

+ Là loại L/C mà người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc khi xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C.

+ Để thanh toán hình thức trả ngay, người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán

+ Đây là hình thức thanh toán có tính an toàn cao cho người bán vì người bán sẽ nhận tiền ngay khi người mua chưa nhận được hàng hoặc hàng đang trong quá trình vận chuyển đến càng với một số tuyến dài trên 30 ngày

Xem chi tiết: Quy trình phát hành L/C At Sight

Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C)

+ Là loại thư tín dụng không hủy ngang trong đó có quy định ngân hàng mở L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền L/C vào thời hạn cụ thể trong tương lai ghi trên L/C sau khi nhận được chứng từ và không cần hối phiếu

+ Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán toàn bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong Thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong thư tín dụng

+ Thời hạn thanh toán càng ngắn sẽ càng có lợi và người xuất khẩu không nên để dài quá 1 năm

Tham khảo: Học xuất nhập khẩu - Lộ trình hiệu quả cho người mới bắt đầu

Một số loại L/C đặc biệt

Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C)

+ Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang và được một ngân hàng thứ ba đứng ra bảo đảm việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho người xuất khẩu, nếu như Ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được

Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse L/C)

+ Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi tiền với bất cứ lý do nào

+ Khi sử dụng L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers)

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)

+ Là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại (tự động) có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện

+ Đối với những mặt hàng được mua bán thường xuyên, định kì, số lượng lớn, giao nhiều lần trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và tin cậy lẫn nhau thì nên dùng L/C tuần hoàn để tránh gây ứ đọng vốn không cần thiết, có lợi cho cả đôi bên mua bán

+ L/C tuần hoàn tạo điều kiện tốt nhất cho nhà nhập khẩu mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình và khi mở L/C thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các L/C khác cho cùng một đơn đặt hàng

+ L/C tuần hoàn được dùng phổ biến trong buôn bán với các bạn hàng quen thuộc có tiếng trên thị trường và các bên tin cậy lẫn nhau

+ L/C tuần hoàn được chia thành 2 loại chính:

  • Thư tín dụng tuần hoàn tích lũy: nếu bên bán chưa giao đủ hàng theo quy định trên L/C trong thời hạn giao hàng, thì trong thời gian quy định tiếp theo, người bán có quyền giao hàng bằng với lượng hàng kỳ hiện tại kèm theo phần giao thiếu từ kỳ trước, tức là giao bổ sung số hàng còn thiếu
  • Thư tín dụng tuần hoàn không tích lũy: nếu người bán giao thiếu kỳ trước thì kỳ sau không được phép giao hàng vượt quá giá trị giao hàng kỳ hiện tại, dù kỳ trước đó bên bán không hoàn thành việc giao hàng theo quy định

+ L/C có thể thực hiện tuần hoàn theo 3 cách:

  • Tự động: L/C tuần hoàn có giá trị tái tạo lệnh thanh toán tương tự như L/C trước không cần có sự thông báo của Ngân hàng phát hành cho bên bán biết
  • Bán tự động: khi sử dụng xong L/C trong một thời hạn nhất định, kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết sau một số ngày nhất định mà Ngân hàng phát hành không thông báo gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ
  • Hạn chế: L/C kế tiếp mới chỉ có hiệu lực khi được đồng ý của ngân hàng phát hành từ bên người mua gửi tới người bán

Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)

+ Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một thư tín dụng phát hành một thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một thư tín đã được phát hành trước đó làm đảm bảo

+ Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

+ Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối liên hệ pháp lý nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không có liên quan gì đến L/C chủ.

Tuy hai L/C gốc và L/C đối là giống nhau, nhưng xét cụ thể có một số điểm khác nhau:

  • Số tiền của L/C đối thường nhỏ hơn so với số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian
  • Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc
  • Số loại chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc
  • Thời hạn giao hàng của L/C đối phải sớm hơn L/C gốc
  • Thời hạn hiệu lực của L/C đối là ngắn hơn L/C gốc

Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C):

+ Là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi có một tín dụng khác đối ứng với nó được mở ra

+ Áp dụng trong mua bán thông qua hình thức hàng đổi hàng (Barter), trong đó các bên cùng trao đổi trực tiếp hàng hóa, dịch vụ này lấy hàng hóa, dịch vụ khác. Trong một số trường hợp khác có thể áp dụng trong hình thức gia công hàng xuất khẩu

+ Ưu điểm:

  • Một L/C đối ứng với cam kết sẽ bảo đảm tính “fairplay” (công bằng) cho cả hai bên
  • Loại L/C giúp các đối tác chưa hiểu rõ về nhau vẫn có thể hợp tác làm ăn với nhau

+ Nhược điểm

  • Thủ tục rườm rà, cấu trúc L/C khá phức tạp
  • Phí ngân hàng tương đối cao

Thư tín dụng về điều khoản đỏ (Red clause L/C)

+ Là loại mà Ngân hàng phát hành cho phép Ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu, phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C mở

+ Ngân hàng phát hành cam kết ứng một số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ: Hối phiếu của số tiền ứng trước, Hóa đơn, Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng.

+ Về phía bên bán: Nhận được một số tiền trước khi giao hàng (có thể bằng 10%, 20%,25%..) tùy hai bên thỏa thuận để sử dụng vào việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, giảm được khó khăn về tài chính và có thị trường xuất khẩu ổn định.

+ Về phía bên mua: Phải mở L/C tương đối sớm trước khi giao hàng, phải chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước, nhưng đáp lại họ được bù đắp bằng giá hàng thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập khẩu ngay cả khi giá cả quốc tế đột biến

+ Về phía ngân hàng:

Ngân hàng mở Red Clause L/C tự mình cấp tiền ứng trước khi nhận được lệnh đòi tiền ứng trước từ người bán, trong đó ngân hàng bên bán xác nhận rằng hối phiếu đòi tiền đứng trước và các điều kiện liên quan đã phù hợp

Ngân hàng phát hành ủy quyền ngân hàng bên bán cấp tiền ứng trước theo điều khoản đỏ đã quy định. Sau đó số tiền ứng trước và tiền lãi suất sẽ được hoàn trả bởi Ngân hàng phát hành hoặc được khấu trừ vào hóa đơn tiền hàng của bên bán.

Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C)

+ Là một loại thư tín dụng được thực hiện bởi một ngân hàng thay mặt cho khách hàng, đảm bảo sẽ thanh toán và được thực hiện ngay cả khi khách hàng của họ không thể thực hiện thanh toán

+ Bản chất: cam kết dự phòng, độc lập, không thể hủy ngang, kèm chứng từ, ràng buộc trách nhiệm các bên

+ Chi phí mở L/C dự phòng thông thường là do người xuất khẩu trả, vì họ không tạo được niềm tin nơi người nhập khẩu

Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được (Transferable L/C)

+ Là loại L/C không hủy ngang, người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ

+ Việc chuyển nhượng chỉ được phép phát hành một lần, do vậy không thể chuyển nhượng theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ hai cho bất kì người hưởng lợi thứ ba nào khác

+ L/C này thường được sử dụng khi mua hàng qua các đại lý, mua hàng qua trung gian, hàng do các công ty con, chi nhánh giao nhưng người hưởng lợi là công ty mẹ

+ Trường hợp người thứ hai không giao hàng hoặc giao hàng không đúng hay chứng từ không hoàn hảo thì người hưởng lợi thứ nhất phải chịu trách nhiệm về phía bên xuất khẩu theo hợp đồng đã ký vì thế cho nên loại thư tín dụng này chứa rất nhiều rủi ro cho người mở thư tín dụng cũng như người được chuyển nhượng do không có sự hiểu biết lẫn nhau

Liên hệ

Sau khi tìm hiểu về L/C và các loại L/C trong thanh toán quốc tế thì ta có thể thấy phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) được cho là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho người bán và người mua theo đó ngân hàng cam kết thanh toán cho người bán nếu người bán xuất trình tại ngân hàng toàn bộ thanh toán phù hợp với các quy định của L/C, và người mua được ngân hàng đảm bảo sẽ được giao theo đúng yêu cầu mở L/C mà người mua gửi cho ngân hàng

Ví dụ:

Công ty A tại tỉnh Thừa Thiên Huế ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan. Để đảm bảo an toàn trong khâu thanh toán quốc tế công ty đã thỏa thuận với khách hàng sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C). Sau khi giao hàng, công ty A làm thủ tục thanh toán.

Tuy nhiên ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định của L/C. Không còn cách nào khác, Công ty A buộc phải liên hệ trực tiếp với khách hàng đề nghị chấp nhận thanh toán. Vào thời điểm đó dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, làm cho giá cao su trên thị trường rớt xuống thấp.

Như một lẽ đương nhiên, khách hàng Pakistan đã từ chối chấp nhận thanh toán. Công ty A cố gắng tìm cách bán lại lô hàng cho khách mới nhưng không thành công. Công ty quyết định chuyển lô hàng về lại Việt Nam nhưng không thành do luật pháp Pakistan quy định việc tái xuất một lô hàng nhập khẩu đã mở tờ khai hải quan phải có sự chấp thuận của khách hàng cũ mà khách hàng cũ lại đang tìm mọi cách gây khó khăn để công ty A buộc phải chấp nhận bán rẻ lô hàn. Công ty A đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí mất lô hàng.

Mong bài viết về Các loại L/C trong thanh toán quốc tế của Kiến thức xuất nhập khẩu sẽ hữu ích với bạn!. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hay cần tư vấn về học xuất nhập khẩu ở đâu tốt, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

>>>> Tham khảo thêm:

  • CPT là gì ? Tìm Hiểu Điều Kiện Giao Hàng CPT Incoterms 2020
  • Điều Kiện DDP Incoterms 2020
  • Proforma Invoice Là Gì ?
  • CIF Là Gì ? Giá CIF Là Gì?
  • Phí THC (Terminal Handling Charge) Là Gì?

Từ khóa » Các Loại L/c Và Nội Dung Của L/c