Các Loại Lệnh Chứng Khoán - Cách Sử Dụng Các Lệnh Trong Giao Dịch

Để đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán thì việc nắm rõ được các lệnh trong chứng khoán là rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà đầu tư. Có bao nhiêu loại lệnh chứng khoán? Các loại lệnh trong chứng khoán được sử dụng phổ biến nhất? Cách sử dụng các lệnh mua bán chứng khoán? Tất cả thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết sau đây. Bài viết sẽ tổng hợp kiến thức về các loại lệnh chứng khoán phổ biến nhất hiện nay, ý nghĩa cũng như cách sử dụng của từng loại lệnh mua bán chứng khoán. Nhà đầu tư đang quan tâm tìm hiểu về các lệnh mua bán chứng khoán nên theo dõi đến cuối bài viết để nắm rõ được các loại lệnh chứng khoán hiện nay, để áp dụng hiệu quả trong giao dịch đầu tư của mình.  

các lệnh trong chứng khoán

Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định mở và đóng cửa

- Lệnh ATO là loại lệnh chứng khoán giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa phiên giao dịch, áp dụng duy nhất tại sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nhập lệnh ATO lên hệ thống có thể trước hoặc trong phiên khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Sau 9h15 tức kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa, nếu lệnh không được thực hiện hoặc một phần của lệnh chưa khớp hết sẽ bị hủy tự động bởi hệ thống. Khi so khớp lệnh thì lệnh ATO sẽ được ưu tiên hơn lệnh giới hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ có lệnh ATO thì phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được mức giá khớp lệnh. 

- Về đặc tính thì lệnh ATC tương tự với lệnh LO, nhưng về việc xác định giá đóng cửa lúc 14h45. Lệnh ATC có thể được sử dụng cả trên sàn thành phố Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội.

=> Cung cấp cho học viên một bức tranh toàn cảnh về Thị Trường Chứng Khoán - Trang bị cho nhà đầu tư cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật - Đăng ký ngay khóa học miễn phí: https://takeprofit.vn/khoa-hoc-lets-investing?source=web

Lệnh giới hạn - Lệnh LO

Lệnh LO có thể là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá đã được xác định hoặc một mức giá tốt hơn. Lệnh LO là một loại lệnh phổ biến mà được sử dụng nhiều nhất bởi các nhà đầu tư. Thời gian để thực hiện lệnh LO là trong suốt phiên giao dịch, trừ thời gian của giao dịch thỏa thuận là sau 14h45. Lệnh này được thực hiện đến 15h duy nhất tại sàn UPCOM. 

Lệnh LO được tính hiệu lực từ thời điểm lệnh được nhập lên hệ thống cho đến khi ngày giao dịch kết thúc hoặc khi lệnh bị hủy bỏ. Nếu nhà đầu tư đặt lệnh LO trước khi phiên giao dịch bắt đầu hoặc đặt trong giờ nghỉ trưa, lệnh sẽ ở trạng thái chờ gửi và được hệ thống thông báo có hiệu lực khi bắt đầu phiên giao dịch.

Lệnh thị trường trên sàn HSX - Lệnh MP

Lệnh MP trên sàn thành phố Hồ Chí Minh, là lệnh giao dịch mua chứng khoán với mức giá thấp nhất hoặc giao dịch bán chứng khoán với mức giá cao nhất. Một cách nói khác đơn giản hơn, là cả bên mua và bên bán khi thực hiện lệnh này đều chấp nhận với bất cứ giá mua hoặc bán nào. 

Nếu khối lượng lệnh MP chưa được khớp hết, thì lệnh MP được xem lệnh mua chứng khoán tại giá bán cao hơn hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá thấp hơn tiếp theo hiện đang có trên thị trường chứng khoán. Sau khi thực hiện theo nguyên tắc này, nếu như khối lượng đặt lệnh vẫn chưa khớp hết thì lúc này lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn. Còn nếu như đối với lệnh mua có giá thực hiện cuối cùng là giá trần hoặc đối với lệnh bán có giá thực hiện cuối cùng là giá sàn thì lúc này lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá trần hoặc trở thành lệnh LO bán tại mức giá sàn.

Chỉ trong các phiên khớp lệnh liên tục thì lệnh MP mới được nhập lên hệ thống, Nếu như tại thời điểm nhập lệnh không có lệnh LO đối ứng thì khi đó lệnh MP bị hủy bỏ.

Lệnh thị trường trên sàn HNX - Lệnh MTL, MOK, MAK

Mặc dù về diễn giải khái niệm lệnh thị trường thì sàn chứng khoán Hà Nội tương tự với sàn thành phố Hồ Chí Minh, nhưng về phân chia các loại lệnh trong chứng khoán thì lại có sự khác biệt giữa 2 sàn. 

Sàn chứng khoán Hà Nội phân lệnh thị trường thành 3 loại lệnh: 

Lệnh MTL - Lệnh thị trường giới hạn 

Là loại lệnh khi không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại sẽ chuyển thành lệnh LO, các quy định về hủy lệnh và sửa lệnh cũng sẽ áp dụng theo quy định đối với lệnh LO.

Lệnh MOK - Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy

Là loại lệnh mà khi không được thực hiện hết thì phần lệnh còn lại bị hủy tự động ngay sau khi nhập lên hệ thống.

Lệnh MAK - Lệnh thị trường khớp và hủy 

Là loại lệnh mà có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần tổng lệnh, trường hợp chỉ được thực hiện một phần thì phần còn lại chưa thực hiện sẽ bị hủy tự động ngay sau khi nhập lệnh. 

Lệnh điều kiện - Lệnh TCO, PRO, ST, TS

Bản chất của lệnh điều kiện là một tính năng giúp cho các nhà đầu tư giao dịch linh hoạt hơn, đặc biệt đối với những nhà đầu tư không thể thường xuyên theo dõi bảng giao dịch điện tử. Có 4 loại lệnh điều kiện chính, cụ thể:

Lệnh TCO - Lệnh điều kiện với thời gian

Đối với lệnh này nhà đầu tư có thể đặt sẵn lệnh trước khi phiên giao dịch diễn ra khoảng một cho đến nhiều ngày với mức giá giao dịch và số lượng đã được xác định. Thời hạn hiệu lực của lệnh TCO là 30 ngày. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh bất cứ lúc nào, lệnh đặt sẵn sẽ được chờ trên hệ thống của công ty chứng khoán và khi đáp ứng được các điều kiện chọn trước thì lệnh chờ sẽ được kích hoạt. Có 2 hình thức khớp lệnh mà nhà đầu tư có thể lựa chọn đó là: hình thức phát sinh một lần hoặc hình thức phát sinh cho tới khi khớp hết toàn bộ khối lượng. Hình thức phát sinh một lần đồng nghĩa với việc sau khi các lệnh được kích hoạt thì sẽ bị hủy bỏ dù đã khớp hết, khớp một phần hay lệnh không khớp.

Lệnh PRO - Lệnh tranh mua hoặc tranh bán 

Với lệnh này thì các nhà đầu tư sử dụng khi sẵn sàng mua ở các giá ATO/ATC/trần và sẵn sàng bán ở các giá ATO/ATC/sàn. Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh thì lệnh sẽ có hiệu lực tại phiên giao dịch kế tiếp và thời hạn để đặt lệnh trước là tối đa 30 ngày giao dịch liên tiếp. 

Lệnh ST - Lệnh dừng

Đây là loại lệnh mà nhà đầu tư có thể sử dụng để xác định trước giá cắt lỗ hoặc giá chốt lãi trong tương lai. Hiệu lực của lệnh này là ngay khi được đặt bởi nhà đầu tư và trong vòng 30 ngày sau đó. 

Lệnh TS - Lệnh xu hướng

Đối với lệnh này thì nhà đầu tư sẽ chọn mã chứng khoán và khối lượng chứng khoán muốn giao dịch, cùng với đó là khoảng dừng theo giá trị tuyệt đối (đơn vị nghìn đồng) hoặc theo giá trị tương đối (đơn vị phần trăm). Ngoài ra, giá mua thấp nhất hoặc giá bán cao nhất có thể được thiết lập thêm bởi các nhà đầu tư. Lệnh sẽ được kích hoạt khi giá chứng khoán chạm đến giá hoặc khoảng dừng. Về hiệu lực thì cũng giống như các lệnh chứng khoán khác thì lệnh xu hướng cũng có hiệu lực 30 ngày. 

Lệnh khớp lệnh sau giờ - Lệnh PLO

Lệnh PLO là lệnh chỉ được áp dụng trên sàn chứng khoán Hà Nội. Loại lệnh này sẽ thực hiện giao dịch mua hoặc bán chứng khoán sau khi phiên ATC kết thúc và tại mức giá đóng cửa phiên. Quy định về thời gian nhà đầu tư được nhập lệnh PLO lên hệ thống là từ 14h45 đến 15h, lệnh sẽ được khớp ngay khi đã có lệnh đối ứng chờ sẵn. Đối với các lệnh PLO không thực hiện hoặc các lệnh chưa được thực hiện hết thì sẽ bị hủy tự động. 

Lệnh PLO cũng sẽ không được thực hiện trên hệ thống nếu phiên khớp lệnh định kỳ không xác định được mức giá đóng cửa. 

Trên đây là những kiến thức chia sẻ về các lệnh trong chứng khoán phổ biến và thường xuyên được sử dụng nhất trên thị trường đầu tư. Đây là nội dung rất quan trọng mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần nắm rõ để áp dụng trong việc đầu tư chứng khoán thuận lợi và hiệu quả hơn. Chắc hẳn với những kiến thức được chia sẻ trên đây các nhà đầu tư sẽ nắm được cơ bản các loại lệnh trong chứng khoán, cách sử dụng cũng như các lưu ý khi sử dụng. Chúc các nhà đầu tư giao dịch hiệu quả và thành công.

=> Kết hợp giữa kinh nghiệm giao dịch hơn 10 năm được đúc kết cùng với nền tảng kiến thức về cả kỹ năng phân tích cơ bản và kỹ năng phân tích kỹ thuật của 2 giảng viên Lynch Phan và James Nguyễn:

Từ khóa » Các Lệnh Mua Và Bán Chứng Khoán