Các Loại Lưỡi Câu Rê Lóc "thiện Xạ" | Farmvina Nông Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Lưỡi đôi rê lóc
Thưa các bạn yêu thú rê lóc. Xin chia sẻ với các bạn một kiểu lưỡi câu khá đặc biệt, đó là lưỡi rê lóc đôi (hình dưới).
Như các bạn đã thấy, ở góc trái hình trên có bốn kiểu lưỡi rê lóc, thứ tự từ trên xuống là lưỡi Hà Tĩnh, lưỡi đôi Đồng Hới, lưỡi Huế (anh Ben, 19 Lê Thánh Tôn, Huế, điện thoại 0935552605) và lưỡi Ba Đồn (ông Huế, điện thoại 0973392841, các bạn có thể đặt mua). Kiểu lưỡi nào cũng có ưu nhược riêng của nó. Tuy nhiên, kiểu lưỡi đôi Đồng Hới khá lạ và độc đáo ở chỗ khi móc mồi thì trước sau của con mồi đều có lưỡi. Cá táp đằng trước cũng chết mà táp đằng sau cũng tèo. Suy ra kiểu lưỡi đôi này sẽ có xác suất lấy cá cao hơn các kiểu lưỡi khác (suy luận theo lý thuyết lạc quan chủ nghĩa, cuộc đời toàn màu hồng, he he…).
Một thẻo lưỡi đôi gồm hai lưỡi một lớn một nhỏ được tóm bằng sợi cáp lụa, lưỡi lớn nằm trên, có khóa, lưỡi nhỏ nằm dưới, không có khóa. Viên chì chạy được chặn dưới, cách chuôi lưỡi lớn khoảng hai đốt ngón tay để hạn chế việc cá nhả mồi khi táp nhằm viên chì.
Cách móc mồi của lưỡi đôi như các bạn đã thấy ở hình trên, chi tiết như sau :
Bước 1 : Lưỡi lớn móc từ mắt phải xuyên xuống mép phải miệng con mồi, chú ý xuyên qua chỗ xương hàm mép ngoài cùng. Tiếp theo lòn qua xương hàm ngoài cùng mép trái rồi xuyên lên mắt trái của nó. Cài khóa lại là được. Cách móc này vừa đảm bảo lưỡi đi qua hai mắt con mồi nên sẽ rất bền mồi, vừa khóa được miệng con mồi lại rất chắc chắn.
Bước 2 : Lòn mũi lưỡi nhỏ giấu vào đít con mồi. Trường hợp con mồi khá lớn thì giấu vào xương đùi của nó cũng được.
Mô tả thêm : Một con mồi được móc “đạt chuẩn” phải có dáng tự nhiên, thanh thoát, không cong, không vênh, khi rê không quay lộn vòng mà đi lả lướt như con nhái tự nhiên đang bơi vậy. Lưu ý, nên bẻ xương chân sau con mồi để khi rê, đôi chân con mồi lất pha lất phất để kích thích và tăng xác suất con cá táp mồi.
Xong.
Việc tiếp theo là vút câu, lạng lách rê và lấy cá. Khe khe…
Chú cá lóc câu bằng lưỡi đôi, dính lưỡi trướcLưỡi rê lóc Ba Đồn
Ba Đồn là huyện lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình. Nơi đây có chợ Ba Đồn một tháng 6 phiên nổi tiếng. Ba Đồn nằm ven bờ dòng Gianh, địa hình có nhiều ao hồ đầm phá nên môn câu rê cá lóc là một môn câu có truyền thống tự bao đời ở nơi đây.
Bây giờ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về thẻo rê lóc Ba Đồn. Thực ra, thẻo rê lóc này khá đơn giản, chỉ gồm một lưỡi câu lóc, một viên chì chạy, một cọng chống vướng (bằng cọng nhựa hoặc bằng cọng cỏ) – nhiều nơi còn gọi là cọng sóng hồng – và một đoạn chặn chì. Tất cả những thứ trên được liên kết lại với nhau bằng một đoạn cước hoặc sợi siêu bền chừng ba mươi phân.
Thẻo câu rê cá lóc Ba ĐồnLưỡi rê lóc Ba Đồn khá lớn, thân dài hơn kiểu lưỡi Huế, mũi tương đối ngắn, khoằm vào rất sắc và có ngạnh dài. Lưỡi rê lóc Ba Đồn thường được làm nguội bằng loại thép tốt, được uốn rất công phu với những đường vuốt cong tuyệt đẹp, ít góc cạnh. Tuy được làm thủ công nhưng nếu được làm từ một người thợ lành nghề thì trăm lưỡi đều giống như một. Vào khoảng thập niên 80 của thế kỷ trước, ở Phan Long thôn (tức Ba Đồn ngày nay) có một bậc cao thủ chuyên làm lưỡi rê lóc đặc biệt từ thép lò xo băng đạn súng AK47. Những cái lưỡi đặc biệt này hầu như không bị duỗi và sắc bén vô cùng, lại do bàn tay tài hoa đầy kinh nghiệm của bậc cao thủ này chế tác nên chúng rất sát cá, nghe đồn rằng, chỉ cần con cá vừa chạm nhẹ là sẽ bị mắc câu liền. Theo thời gian chúng đã trở thành huyền thoại mà bất cứ cần thủ nào cũng mơ ước. Hiện nay, ở vùng Phan Long thôn có ba bậc cao thủ chuyên làm lưỡi câu rê cá lóc được các cần thủ ưa chuộng, một người đã ngoài 60 tuổi ở xóm Đồng Trụ là ông Huế (số điện thoại 0973392841). Hai người còn lại tuổi trên dưới 40 và đều là những cao thủ rê lóc, một người ở xóm Sập Bắc còn một người ở xã Quảng Long.
Viên chì rê lóc Ba Đồn lớn cỡ đầu đũa, có hình thoi thon tròn, trước to sau nhỏ và có lỗ để xỏ dây. Viên chì này được đúc thủ công khá công phu bằng khuôn đất nung. Sau khi ra khuôn, viên chì được dũa nhẵn bề mặt để hạn chế vướng. Tuy đơn giản thế nhưng không phải ai cũng có thể đúc được một viên chì đẹp, vừa đủ độ nặng, vừa có hình dáng đẹp hạn chế vướng khi câu.
Trước kia, khi mọi thứ vật liệu đều hiếm thì cọng chống vướng thường được các cần thủ sử dụng chính là … những cọng cỏ được hái ven bờ các điểm câu cá. Bây giờ, cọng chống vướng thường được sử dụng nhất là vỏ nhựa của dây điện thoại hoặc dây điện nguồn máy vi tính.
Cuối cùng là hạt chặn chì, thực ra phải gọi bằng đoạn chặn chì mới đúng bởi vì nó cũng được làm từ một đoạn vỏ nhựa của sợi dây điện. Đoạn chặn chì này vừa có tác dụng chặn chì, vừa có tác dụng hạn chế đầu nhọn của viên chì bị toe, vừa có tác dụng chống vướng khi rê mồi.
Cách móc mồi bằng lưỡi câu Ba Đồn :
Một số cách móc mồi nhái bằng lưỡi câu Ba ĐồnCách móc mồi nhái bằng lưỡi rê lóc Ba Đồn khá đơn giản. Sơ bộ có bốn cách móc, đó là móc đuôi, móc đùm, móc đầu (móc trước) và móc tròn.
– Móc đuôi là cách móc lưỡi câu từ phía dưới bụng vòng qua xương đuôi con nhái rồi vòng lên lưng của nó, sau đó gài chống vướng lại thế là xong.
– Móc đùm là cách móc lưỡi câu từ hốc mũi phải con nhái (hoặc trái, tùy tay thuận từng người) rồi xuyên qua hàm, tiếp tục móc vào hốc vai trái (hoặc phải) rồi luồn lưỡi câu trong bụng nhái xuyên qua đít nhái rồi móc xuyên qua đùi phải (hoặc trái), cài chống vướng lại là xong. Cách móc này nên chế thêm một cái thòng lọng để treo mũi nhái cố định vào chuôi lưỡi, hạn chế việc con nhái bị uốn gập lại trong quá trình rê.
– Móc đầu (móc trước) là cách móc lưỡi câu xuyên qua bàn chân phải phía sau của con nhái, tiếp tục móc xuyên dưới mép phải lên mắt phải, qua mắt trái rồi gài chống vướng lại, chân còn lại của con nhái được thả lỏng tạo cảm giác như con nhái đang bơi. Hoặc móc xuyên dưới mép phải lên mắt phải, qua mắt trái rồi gài chống vướng lại, hai chân sau của con nhái được thả lỏng tạo cảm giác như con nhái đang bơi. Hoặc móc từ mắt phải xuyên xuống mép phải miệng con mồi, chú ý xuyên qua chỗ xương hàm mép ngoài cùng. Tiếp theo lòn qua xương hàm ngoài cùng mép trái rồi xuyên lên mắt trái của nó. Cài khóa lại là được. Cách móc này vừa đảm bảo lưỡi đi qua hai mắt con mồi nên sẽ rất bền mồi, vừa khóa được miệng con mồi lại rất chắc chắn.
– Móc tròn là cách móc lưỡi câu xuyên qua bàn chân phải phía sau của con nhái, móc xuyên dưới mép phải lên mắt phải, qua mắt trái, móc xuyên lưỡi câu qua bàn chân trái phía sau rồi gài chống vướng lại.
Tùy theo điểm câu, con nước, địa hình và cả độ lớn của cá để chúng ta lựa chọn cách móc mồi thích hợp. Tuy nhiên, cũng tùy thói quen, sở thích và cả sự may mắn của từng cần thủ mà họ sẽ lựa chọn cho mình một vài cách móc mồi hợp với sở trường của mình nhất. Có một điều lưu ý là lưỡi câu Ba Đồn sở trường chuyên câu ruộng và những điểm câu nhiều cây cỏ. Do lưỡi câu Ba Đồn có thể móc mồi bằng nhiều cách khác nhau nên có thể tiết kiệm mồi hơn so với các kiểu lưỡi câu khác. Ví dụ khi ta móc đùm, nếu sau quá trình rê con mồi bị hư chúng ta có thể gỡ ra rồi tận dụng móc lại theo kiểu móc đầu (móc trước), móc tròn hoặc móc đuôi chẵng hạn. Còn các kiểu lưỡi khác như lưỡi câu đôi Đồng Hới hoặc lưỡi câu Huế chỉ có duy nhất một kiểu móc mồi (xem ở phần trên) nên khi con nhái hư rồi thì chỉ còn nước là vứt đi và thay bằng con mồi mới.
Lưỡi rê lóc kiểu Huế
Bữa trước mình có việc vô Huế, sực nhớ đến bạn Tuấn Quảng Trị (nick trên QBFC là Nguyentruongtuan) có nói về một loại lưỡi rê lóc kiểu Huế khá đẹp, mình mới gọi cho Tuấn xin số điện thoại để đặt vài bộ. Được biết người sản xuất lưỡi câu chuyên nghiệp kia tên Ben, ngoài 50 tuổi, ở 19 Lê Thánh Tôn Tp.Huế, (đường này nằm trong Đại Nội, bờ bắc sông Hương), số điện thoại anh Ben là 0935552605, các bạn có thể liên hệ mua qua điện thoại. Buổi chiều, mình đến lấy lưỡi. Thấy cơ sở độ cần, làm lưỡi, ròng rọc, đài rê lóc của anh Ben rất chuyên nghiệp. Máy mài máy khoan đầy đủ cả. Ngoài đời trông anh Ben hơi gầy, tóc dài nghệ sỹ. Anh nói chuyện say sưa về câu kéo. Nghe kể ở Huế anh và người con trai cả cỡ 19, 20 tuổi cũng hay đi câu. Anh hỏi Quảng Bình cá to không? Mình đáp toàn cá nhỏ, cỡ cổ tay đổ lại. Anh nói ở đây anh toàn câu được cá vài ba lô (cân) hết. Nghe mà choáng.
Lưỡi rê cá lóc kiểu HuếLưỡi câu Huế có dáng rất đẹp. Cán ngắn, mũi khoằm, sắc, ngạnh rất đẹp, được tóm bằng một đoạn siêu bền dài cỡ ba đốt ngón tay rồi nối với dây thẻo câu bằng cước 45, 50 (xem hình trên). Ngay đoạn nối đó có thắt một thòng lọng bằng cước mảnh hơn để khóa miệng nhái. Ngoài ra, nút thắt này còn có tác dụng chặn chì luôn. Viên chì Huế khá đẹp, phía sau gắn chụp cao su mềm mại, được chặn cố định cách lưỡi cỡ hai ngón tay có tác dụng hạn chế cá nhả mồi vì táp nhằm chì.
Móc mồi kiểu lưỡi câu Huế
Loại lưỡi này chỉ có một cách móc mồi. Đó là kiểu móc mồi dấu lưỡi vào người con nhái. Chi tiết như sau : Trước hết móc lưỡi từ giữa hàm dưới xuyên qua phần xương cứng nhất rồi trổ mũi lên trước đầu con nhái. Tiếp theo lòn lưỡi qua đoạn thòng lọng khóa miệng nhái rồi rút hẵn lưỡi ra ngoài. Cuối cùng móc dấu mũi lưỡi vào đít hoặc vào đùi con nhái sao cho nó có dáng vẻ tự nhiên nhất. Bẻ xương chân con mồi cho nó đi lả lướt khi rê. Thế là xong.
Móc kiểu này khi rê con nhái sẽ nằm ngữa, lưng nằm dưới, bụng nằm trên. Vì sao vậy? Theo anh Ben vì lưng con nhái màu nâu, khi rê nằm dưới, con cá rình mồi dưới nước dễ phát hiện hơn. Còn nếu móc bụng nằm dưới sẽ điệp với màu trời, con cá sẽ khó phát hiện?
Ống câu gỗ mít kiểu Ba Đồn, lưỡi Huế, ròng rọc sừng trâu kiểu HuếLưỡi câu Huế có ưu điểm là thao tác móc mồi nhanh. Miệng con nhái được khóa rất chắc chắn. Khi rê, con nhái đi rất tự nhiên, đường rê đẹp. Khi cá táp mồi xác suất mắc lưỡi rất cao. Tuy nhiên, loại lưỡi này cũng có nhược điểm đó là câu rất tốn mồi vì chỉ có một cách móc. Con mồi rê không khéo hoặc bị cá táp toe là phải thay mồi mới ngay, không thể tận dụng để móc lại kiểu khác như lưỡi câu Ba Đồn.
Chú cá lóc khá lớn này được câu bằng lưỡi HuếMình và Carodong đã dùng loại lưỡi này câu được rất nhiều cá. Cá to nhỏ gì cũng dính, miễn là để nó táp và nuốt sâu mồi thì dính chắc. Có nhiều con nuốt mồi sâu quá, lưỡi dính vào tận cả trong họng. Nói chung loại lưỡi này câu tốt. Các bạn hãy sưu tầm loại lưỡi này để dùng thử mà xem. Chúc các bạn sẽ câu được nhiều cá to từ loại lưỡi câu này.
Đồng HớiChautuanvu
Câu Hỏi Thường Gặp
Lưỡi đôi rê lóc bao gồm những gì?
Một thẻo lưỡi đôi gồm hai lưỡi một lớn một nhỏ được tóm bằng sợi cáp lụa, lưỡi lớn nằm trên, có khóa, lưỡi nhỏ nằm dưới, không có khóa. Viên chì chạy được chặn dưới, cách chuôi lưỡi lớn khoảng hai đốt ngón tay để hạn chế việc cá nhả mồi khi táp nhằm viên chì.
Cách móc mồi của lưỡi đôi như thế nào?
Bước 1 : Lưỡi lớn móc từ mắt phải xuyên xuống mép phải miệng con mồi, chú ý xuyên qua chỗ xương hàm mép ngoài cùng. Tiếp theo lòn qua xương hàm ngoài cùng mép trái rồi xuyên lên mắt trái của nó. Cài khóa lại là được. Cách móc này vừa đảm bảo lưỡi đi qua hai mắt con mồi nên sẽ rất bền mồi, vừa khóa được miệng con mồi lại rất chắc chắn. Bước 2 : Lòn mũi lưỡi nhỏ giấu vào đít con mồi. Trường hợp con mồi khá lớn thì giấu vào xương đùi của nó cũng được.
Từ khóa » Cách Tóm Lưỡi Câu Rê
-
Cách Tóm ( Buộc) Lưỡi Câu Rê Cá Lóc Nhái Thật, Thẻo Câu Cá Lóc
-
Cách Tóm Lưỡi Câu Rê Cá Lóc đơn Giản Và Hiệu Quả. PT. NhânFishing
-
Chia Sẻ Cách Tóm Lưỡi Câu Cá Lóc, Cách Móc Nhái đùng ít Soây,cho A,e ...
-
Cách Tóm Thẻo Câu Cá Lóc Và Cách Móc Nhái Câu - YouTube
-
CÁCH TÓM LƯỠI CÂU ĐƠN GIẢN | HUYNH KHOA FISHING
-
Hướng Dẫn Cách Cột Và Móc Nhái Lưỡi Câu Cá Lóc - YouTube
-
Hướng Dẫn Làm Chống Vướng Lưỡi Câu Cá Lóc - YouTube
-
Cách Tóm Lưỡi Câu Cắm Cá Lóc để Không Còn Bị ám ảnh đứt Dây
-
Tóm Lưỡi, Làm Thẻo Câu Cá Lóc|NguyenTrongTV - YouTube
-
10 Cách Buộc Lưỡi Câu Cá, Thắt Nút Khóa SIÊU CHẮC CHẮN
-
Hướng Dẫn Cách Cột Và Móc Nhái Lưỡi Câu Cá Lóc - Phát
-
Cách Buộc Lưỡi Câu Cá ( Không Lỗ | Các Cụ Truyền Tay. Fishing Knots
-
Cách Buộc Mồi Giả - .vn
-
Bán Lưỡi Câu Rê Cá Lóc Làm Bằng Thép, Không Rỉ Sét, Tải Cá Cao, Nhại ...