Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Trong Nha Khoa Thẩm Mỹ
Có thể bạn quan tâm
Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng răng sử dụng hệ thống mắc cài để điều chỉnh vị trí, cách sắp xếp, phương, hướng của răng theo mong muốn. Hiện nay, với sự phát triển của nha khoa thẩm mỹ, đã có rất nhiều các loại mắc cài khác nhau được sử dụng, tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn của khách hàng. Cùng Nha Khoa Quốc Tế Á Châu tìm hiểu các loại mắc cài niềng răng từ A đến Z nhé!
Tóm tắt nội dung
- Các loại mắc cài niềng răng theo chất liệu
- Mắc cài kim loại thường
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Mắc cài sứ
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Mắc cài sapphire
- Mắc cài kim loại thường
- Các loại mắc cài niềng răng theo phương pháp cố định
- Mắc cài mặt trong (Mắc cài mặt lưỡi)
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Mắc cài tự đóng (Mắc cài tự buộc)
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Mắc cài mặt trong (Mắc cài mặt lưỡi)
Các loại mắc cài niềng răng theo chất liệu
Mắc cài kim loại thường
Mắc cài kim loại là loại mắc cài đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực niềng răng. Kim loại được sử dụng phần lớn là hợp kim, thép không gỉ, vàng,…
Tuy nhiên, màu sắc của kim loại cũng như kết cấu của niềng răng mắc cài nói chung không đạt được tính thẩm mỹ cần thiết. Mắc cài rất dễ bị lộ ra trong khi giao tiếp và khiến cho răng bị xỉn màu, tối hơn. Nhiều người còn nhận định màu sắc của kim loại trông “không sang”.
Nói đi cũng phải nói lại, kim loại với độ cứng cần thiết tạo ra lực siết mạnh, định hình khung hàm chính xác. Vì vậy, nó đem lại hiệu quả cao cho người dùng và thường được sử dụng trong các trường hợp khó và phức tạp.
Ưu điểm
+ Chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài. (ngoại trừ mắc cài bằng vàng)
+ Không đòi hỏi áp dụng công nghệ cao trong hỗ trợ điều trị.
+ Rút ngắn thời gian điều trị do lực kéo tác động mạnh.
+ Cấu trúc dây thun có nhiều màu sắc, thích hợp sử dụng cho trẻ em.
Nhược điểm
+ Tính thẩm mỹ thấp vì khi đeo các mắc cài sẽ bị lỗ rõ và người đối diện sẽ nhìn thấy khi giao tiếp.
+ Nếu tác động mạnh có thể xảy ra tình trạng như mắc cài bị bung tuột.
+ Chất liệu của kim loại có thể gây kích ứng nướu, có hại cho cơ thể đối với một số người nhạy cảm.
+ Dẫ gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng (cắn môi, cắn má,…)
+ Bắt buộc phải kiêng nhiều loại đồ ăn cứng, dai, dính khi đang trong thời gian niềng răng.
Mắc cài sứ
Ra đời sau mắc cài kim loại, mắc cài sứ được cho là đã khắc phục một số nhược điểm của phương pháp cũ.
Chất liệu sứ ở đây thực chất là hợp kim gốm và một số chất liệu vô cơ khác.Ưu điểm lớn nhất của mắc cài sứ là độ thẩm mỹ cao hơn cho với mắc cài kim loại. Màu của sứ rất giống với màu răng, kết hợp với việc sử dụng dây thun và dây cung tương tự, người đối diện rất khó để nhận ra bạn đang đeo mắc cài hay không.
Dù vậy, chất liệu sứ không thể so sánh được với độ cứng của kim loại. Cho nên lựa siết sẽ nhỏ hơn dẫn đến quá trình niềng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, sứ cũng không thể chịu được những va đập mạnh. Rất nhiều trường hợp mắc cài sứ bị rạn hoặc bị nứt phải thay lại mắc cài mới.
Ưu điểm
+ Mang tính thẩm mỹ cao cho khách hàng do mắc cài có màu sắc, tương đồng như màu răng thật, khi giao tiếp khó bị phát hiện.
+ Sử dụng chất liệu sứ hoặc pha lê nên rất thân thiện với sức khỏe con người, an toàn sử dụng trong thời gian dài.
+ Dây thun có độ đàn hồi cao nên cho kết quả chỉnh nha đạt hiệu quả cao nhất.
+ Thời gian niềng răng được rút ngắn, phù hợp với nhiều đối tượng.
Nhược điểm
+ Vì tính thẩm mỹ cao nên giá thành cao hơn mắc cài kim loại.
+ Thời gian điều trị lâu hơn mắc cài kim loại.
+ Được làm bằng vật liệu sứ, pha lê nên nếu trường hợp va chạm mạnh thì mắc cài có thể bị phá vỡ.
+ Do chốt niềng răng mắc cài sứ lớn hơn so với các loại khác, nên có thể gây cảm giác không thoải mái cho người sử dụng.
+ Nếu không được vệ sinh răng miệng mắc cài đúng cách thì chân đế có thể bị nhiễm màu, mất thẩm mỹ.
Mắc cài sapphire
Một chất liệu khác cũng hay được sử dụng để làm mắc cài đó chính là sapphire.
Mắc cài sapphire là một cải tiến mới từ mắc cài sứ. Vẫn giữ được ưu điểm về mặt thẩm mỹ của mắc cài sứ vì chất liệu này có màu khá tương thích với răng (gần như trong suốt). Bởi vậy, phải để ý thật kỹ mới thấy được các mắc cài.
Điểm nổi trội của mắc cài sapphire so với mắc cài sứ là nó cứng hơn và dễ thiết kế các rãnh cài và chế tạo chốt đóng. Với mắc cài sứ, khi ăn các loại đồ ăn mà không vệ sinh cẩn thận, các vết ố vàng rất có thể sẽ xuất hiện ở phần chân sứ. Đối với saphire bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.
Các loại mắc cài niềng răng theo phương pháp cố định
Mắc cài mặt trong (Mắc cài mặt lưỡi)
Cũng tương tự như niềng răng mắc cài kim loại. Tuy nhiên, Niềng răng mắc cài mặt trong là trường hợp mắc cài được gắn ở mặt trong của răng. Giải pháp này giúp tăng hiệu quả thẩm mỹ cho khách hàng lên mức tối đa. Thế nên bạn có thể thoải mái giao tiếp mà không sợ lộ mắc cài như các loại mắc cài niềng răng thông thường.
Ưu điểm
Tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả các loại mắc cài niềng răng do mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt những người thường xuyên giao tiếp.
Nhược điểm
+ Chi phí cao hơn nhiều so với các loại mắc cài niềng răng khác.
+ Vệ sinh răng miệng, ăn uống rất khó khăn vì mắc cài nằm ở mặt trong răng.
+ Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thì mới thực hiện chỉnh nha đạt hiệu quả cao.
+ Thời gian niềng răng sẽ kéo dài hơn do lực tác động thấp hơn các loại mắc cài khác.
Mắc cài tự đóng (Mắc cài tự buộc)
Khác với mắc cài truyền thống, mắc cài tự buộc sử dụng hệ thống nắp cài trượt. Nắp cài này giúp nha sĩ dễ dàng hơn trong việc tháo lắp niềng răng. Nó cũng hạn chế sự bung, sứt, chão thường gặp ở dây cung.
Dù thế, dùng hệ thống nắp cài trượt độ dày lớn khiến cho khung niềng càng trở nên cồng kềnh. Đây là một thách thức không nhỏ trong quá trình niềng răng.
Ưu điểm
+ Giảm thiểu thời gian đeo niềng răng tối đa.
+ Dây ít bị biến dạng, không bị bong tuột mắc cài nhờ dây trượt tự do trong rãnh mắc cài.
+ Giảm thiểu lực ma sát thế nên bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức nướu khi đeo.
+ Không cần gặp bác sĩ nhiều lần để điều chỉnh dây cung.
Nhược điểm
+ Bên cạnh những ưu điểm nổi trội mang lại thì có chi phí cao hơn các loại mắc cài niềng răng thông thường.
+ Độ dày của mắc cài lớn hơn các loại khác nên có thể gây khó chịu cho người sử dụng.
Trên đây là một số loại mắc cài niềng răng được sử dụng nhiều nhất trong y khoa. Mặc dù bạn có quyền quyết định mình sử dụng mắc cài nào, tuy nhiên, hãy tham khảo thêm tư vấn của nha sĩ xem mình có thực sự phù hợp với loại đó không. Chúc các bạn sớm có được hàm răng đẹp!
Hy vọng với chia sẻ của Nha Khoa Quốc Tế Á Châu sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về các loại mắc cài niềng răng trong nha khoa thẩm mỹ.
Liên hệ ngay với Nha Khoa Quốc Tế Á Châu để được tư vấn miễn phí nhé!
=====👇👇👇=====
⚜️Nha Khoa Quốc Tế Á Châu – Chuẩn 5 Sao
☎️Liên hệ : 0987 302 621 ** 0243 9940951
🏠Địa chỉ : 137, An Trạch, Đống Đa, Hà Nội
💻Website: https://nhakhoathammyhanoi.com/
Từ khóa » Các Loại Mắc Cài Khi Niềng Răng
-
Ưu - Nhược điểm Của Các Loại Mắc Cài Trong Niềng Răng | Vinmec
-
Có Mấy Loại Mắc Cài Có Thể Sử Dụng Khi Niềng Răng? | Vinmec
-
Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Hiện Nay - Bạn đã Biết Chưa?
-
Niềng Răng Mắc Cài Có Mấy Loại? Ưu Nhược điểm Của ... - Zenyum
-
Phân Loại Các Loại Mắc Cài Trong Chỉnh Nha - Niềng Răng
-
Các Loại Mắc Cài Niềng Răng
-
5 Loại Mắc Cài Niềng Răng Phổ Biến Hiện Nay
-
Niềng Răng Mắc Cài Có Mấy Loại? Chi Phí Niềng Bao Nhiêu?
-
Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Phổ Biến Nhất Năm 2022 | Up Dental
-
Các Loại Mắc Cài Niềng Răng Thông Dụng Và Cách Chọn Mắc Cài Phù ...
-
Niềng Răng Mắc Cài Là Gì? Ưu, Nhược điểm Của Từng Loại Mắc Cài
-
Nên Niềng Răng Mắc Cài Sứ Hay Mắc Cài Kim Loại?
-
Niềng Răng Mắc Cài Sứ Bao Nhiêu Tiền? Có Mấy Loại - Nha Khoa Paris