Các Loại Máy Sấy Quần áo Phổ Biến Hiện Nay, Loại Nào Dành Cho Bạn?

Hướng dẫn chọn máy sấy quần áo phù hợp, bao gồm các loại máy sấy độc lập, máy giặt sấy, giàn sấy tự động và tủ sấy quần áo với ưu và nhược điểm của từng loại.Infographic về so sánh các loại máy sấy và đánh giá chung, bao gồm thông tin về giá, công suất điện, và thời gian sấy.

Máy sấy độc lập

Đây là máy sấy quần áo rời, lồng ngang với công suất cao để sấy khô quần áo hiệu quả. Với ưu điểm như lồng máy kín, điều này đảm bảo an toàn cho bạn khi sử dụng. Ngoài ra, cơ chế đảo chiều hạn chế tối đa tình trạng xoắn áo quần và tích hợp nhiều chức năng khác để thuận tiện trong việc sấy khô quần áo. 

Hai nhược điểm của máy sấy quần áo độc lập chính là không thể di dời và mức giá khá cao, dao động từ 5.000.000 - 22.000.000 VND. Nhìn chung, công suất máy cao nên thời gian sấy khô nhanh và hiệu quả. Nhiều chế độ sấy, phù hợp nhiều loại quần áo. Khối lượng tối đa cho một lần sấy có thể lên đến 15kg.

Bạn sẽ thích:Top 4 máy sấy quần áo tốt nhất hiện nay

Máy giặt sấy

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu người dùng, nhiều hãng sản xuất đã tích hợp kèm chức năng sấy trong máy giặt và cho ra mắt dòng máy giặt sấy cực kỳ tiện lợi cho người dùng. Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của máy giặt sấy quần áo.

  • Ưu điểm:

    • Điểm cộng lớn nhất của dòng máy giặt sấy là “một công đôi việc", bạn sẽ không phải thao tác quá nhiều khi giặt giũ như chuyển quần áo từ máy giặt sang máy sấy hay thao tác điều chỉnh lệnh.

    • Tiết kiệm tối đa không gian sống của gia đình.

    • Mẫu mã đa dạng với nhiều dung tích khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng và số lượng quần áo cần giặt sấy.

Xem thêm: 3 Lợi ích bất ngờ khi sử dụng máy giặt sấy khô

  • Hạn chế:

    • Bởi chức năng sấy trong dòng máy này chỉ được tích hợp kèm theo chức năng chính là giặt xả quần áo nên hiệu quả sấy khô quần áo chỉ đạt từ 90-95%. Đôi khi quần áo sau khi hoàn tất chu trình vẫn còn hơi ẩm và bạn phải phơi quần áo tự nhiên để quần áo được hong khô hoàn toàn.

    • Máy sấy kết hợp máy giặt sẽ tốn thời gian hơn so với máy sấy riêng.

    • Trong một vài trường hợp, bạn sẽ phải bỏ bớt quần áo ra theo đúng quy định của nhà sản xuất. Lấy ví dụ cụ thể như loại máy giặt sấy 9kg/6kg, điều này có có nghĩa là khối lượng giặt được chỉ định khoảng 9kg và sấy được 6kg. Nếu lượng giặt vượt quá 6kg, bạn phải bỏ bớt quần áo ra khỏi máy khi sấy.

Giàn sấy tự động

Giàn sấy tự động là giàn phơi quần áo tích hợp sấy khô nhờ thiết bị hỗ trợ. Ưu điểm của giàn sấy tự động chính là đặc điểm dễ lắp đặt cũng như tích hợp "2 trong 1", vừa là giàn phơi quần áo, vừa để sấy khô. Tuy nhiên, loại máy sấy quần áo này bị giới hạn khối lượng làm khô áo quần trong một lần sấy. Đồng thời hiệu quả sấy khô chỉ đạt mức 70-80%. Giá của giàn sấy tự động dao động từ 5-20 triệu đồng, với khối lượng sấy tối đa từ 5 đến 8kg, thấp hơn so với các loại máy sấy quần áo còn lại.

Tủ sấy quần áo

Không giống như các loại máy sấy quần áo còn lại, tủ sấy quần áo có thiết kế dạng tủ vải hoặc dạng tủ hình tròn, gắn động cơ sấy khô quần áo bên trong. Với loại tủ sấy này, bạn dễ dàng di chuyển và lắp đặt mà không tốn quá nhiều công sức, tiền bạc. Tuy vậy, điện năng tiêu thụ của máy rất cao và tuổi thọ thường thấp. Do đó nếu có ý định mua loại mày náy, bạn có thể cân nhắc dựa trên kinh tế và nhu cầu của gia đình nhé.

Tủ sấy quần áo phù hợp với những gia đình ở chung cư cũ, hẹp và không có khu vực phơi đồ riêng ngoài trời. Giá thành khá rẻ, chỉ dao động từ 200.000 - 3.000.0000 VNĐ. Thời gian sấy khô trung bình từ 1 đến 2 tiếng, tuỳ khối lượng quần áo. Mức khối lượng tối đa bạn có thể sấy lên đến 15kg.

Xem thêm: Bí thuật “Refresh” không gian sống chuẩn gu “Gen Z nghiện nhà”

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Từ khóa » Các Loại Máy Sấy Quần áo