Các Loại Móng Nhà 3 Tầng Cần Biết - Thiết Kế Thi Công Nhà đẹp

Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà 3 tầng mà chưa biết móng nhà 3 tầng của mình nên làm như thế nào thì bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về các loại móng. Nhưng trước hết tôi khuyên các bạn nên thuê thiết kế nhà 3 tầng cho gia đình mình. Có rất nhiều thứ có thể giúp bạn rất nhiều trong việc chuẩn bị trong công đoạn xây dựng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các mẫu biệt thự 3 tầng có thể xem tại: Các mẫu biệt thự 3 tầng đẹp

Mấy hôm trước tôi cũng có giới thiệu sơ qua về các loại móng nhà để các bạn tham khảo. Ngoài ra còn có bài viết riêng về các loại móng nhà cấp 4 để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Tuy nhiên có nhiều bạn muốn đi chuyên sâu hơn về móng nhà 3 tầng. Vì thế tôi mới viết thêm bài viết này để chia sẻ với các bạn cùng tham khảo chi tiết hơn về móng nhà 3 tầng nhé.

Móng nhà 3 tầng
Móng nhà 3 tầng

Nếu trong nhà cấp 4 chúng ta có tới 4 loại móng nhà có thể làm là: Móng cọc, móng cốc, móng băng và móng bè. Nhưng trong móng nhà 3 tầng thì chúng ta chỉ có thể sử dụng 3 loại mà thôi, đó là: Móng cọc, móng băng và móng bè. Móng cốc thường chỉ được dùng cho nhà 1 tầng và 2 tầng mà thôi. Lên tới móng nhà 3 tầng thì các bạn không nên sử dụng móng cốc (móng đơn) nữa vì không đảm bảo được kết cấu cho căn nhà của mình. Và bây giờ tôi xin giới thiệu chi tiết nhất về các loại móng nhà 3 tầng để các bạn có thể biết. Bài viết này sẽ đi chuyên sâu hơn và có cả file để các bạn tham khảo nhé.

Mục lục

Toggle
  • Các loại móng nhà 3 tầng cho nhà dân
    • Móng cọc bê tông – móng nhà 3 tầng
    • Móng băng – móng nhà 3 tầng
    • Móng bè – móng nhà 3 tầng

Các loại móng nhà 3 tầng cho nhà dân

  • Móng cọc bê tông nhà 3 tầng
  • Móng băng nhà 3 tầng
  • Móng bè nhà 3 tầng

Móng cọc bê tông – móng nhà 3 tầng

Trường hợp sử dụng móng cọc bê tông cho móng nhà 3 tầng thường là dùng cho nền đất yếu, đất ao, đất hồ, đất mới lập hoặc đất mượn. Kinh nghiệm là các bạn tham khảo các nhà xung quanh vì thường nền đất sẽ theo từng khu nhé.

Các loại móng nhà 3 tầng cần biết
Móng nhà 3 tầng – móng cọc bê tông

Các bạn nhìn trong bản vẽ thấy tôi đánh dấu theo thứ tự từ bản vẽ số 1 tới số 4 và mình sẽ giải thích rõ hơn cho các bạn. Nếu các bạn lấy mà so sánh với bản vẽ nhà 1 tầng thì các bạn sẽ thấy sự khác biệt.

Bản vẽ số 1: Mặt bằng định vị cọc ép móng nhà 3 tầng

Trong bản vẽ này thể hiện vị trí của các cọc ép cho phần móng, khoảng cách của các cọc, độ dài cọc dự kiến, chi tiết đập đầu cọc, chi tiết ép cọc âm. Ngoài ra còn có thêm phần ghi chú chung như sau:

Ghi chú chung bản vẽ số 1:

  • Sử dụng bọc BTCT tiết diện 200x200mm
  • Tổng số lượng cọc dự kiến: 40 cọc
  • Sức chịu tải thiết kế của 1 cọc: 20 tấn
  • Lực ép đầu cọc khi thi công: Pmin = 40 tấn và Pmax = 50 tấn
  • Chỉ dừng ép cọc khi đủ độ chối
  • Chiều dài cọc dự kiến 8m và có thể dài hơn tùy thuộc vào địa chất
  • Đập đầu cọc: 40cm
  • Khi ép cọc và đào đất hố móng yêu cầu nhà thầu thi công phải có biện pháp an toàn cho các công trình xung quanh

Bản vẽ số 2: Chi tiết cọc ép bê tông trong móng nhà 3 tầng

Trong bản vẽ này thể hiện chi tiết cấu tạo của cọc bê tông cốt thép bao gồm thân cọc, đầu cọc và đuôi cọc cùng với chi tiết nối cọc khi ép. Bản vẽ thể hiện khá chi tiết và đầy đủ để các bạn có thể tham khảo chi tiết.

Ghi chú chung bản vẽ số 2:

  • Bê tông cọc mác 250, bảo dưỡng đúng quy phạm kĩ thuật
  • Khi đạt cường độ 100% mới được vận chuyển thi công
  • Thép Ai ( phi < 10) có Ra = 2250 kg/cm2
  • Thép Ai ( phi > 10) có Ra = 2800 kg/cm2
  • Thép tấm, thép góc loại CT3 có R = 2100 kg/cm2
  • Que hàn E42 hay tương đương
  • Sử dụng cọc bê tông cốt thép tiết diện 200x200mm
  • Sức chịu tải thiết kế của cọc [P] = 20 tấn
  • Lực ép ép nhỏ nhất = 40 tấn và lực ép lớn nhất 50 tấn
  • Khi có kết quả thí nghiệm cọc mới được phép ép đại trà
  • Chiều dài cọc có thể thay đổi sau khi có kết quả ép thử cọc
  • Khi thi công đài cần đập vỡ đầu cọc 40cm (làm sạch đầu cọc và thép) để liên kết cọc với đài
  • Khi triển khai thi công, đơn vị thi công và tư vấn giám sát cần theo dõi quá trình ép cọc và phải cấp số liệu lực ép trên máy cho tư vấn thiết kế biết để có biện pháp điều chỉnh móng
  • Tổng số lượng cọc ép là 40 cọc, mỗi cọc tạm tính là dài 8m gồm 2 đoạn dài 4m

Bản vẽ số 3: Mặt bằng kết cấu móng nhà 3 tầng

Bản vẽ này thể hiện mặt bằng vị trí định vị của các đài móc, sau khi các bạn ép cọc xong thì chúng ta sử dụng tới phần mặt bằng này. Giống như kiểu các bạn xem phần tổng thể trước sau đó đi vào chi tiết ấy. Tại bản vẽ này cũng thể hiện rất chi tiết các vị trí của các đài, mỗi đài có kích thước khác nhau. Và trong bản vẽ này cũng thống kê luôn số lượng các đài để các bạn tính cho dễ nhé.

Ghi chú chung bản vẽ số 3

  • Bê tông B20 (Mác 250) có Rb = 11 MPa (115kg/cm2)
  • Bê tông lót B 7.5 (M100)
  • Thép All, kí hiệu 10<phi có Rs = 280 MPa (2800 kg/cm2)
  • Thép All, kí hiệu 10>phi có Rs = 280 MPa (2800 kg/cm2)
  • Thống kê thép xây dựng cho tổng cấu kiện
  • Uốn nối thép theo quy phạm
  • Kết hợp các bản vẽ liên quan để thi công
  • Khi thi công có gì thay đổi phải báo ngay cho đơn vị tư vấn thiết kế để phối hợp cùng giải quyết

Bản vẽ số 4: Mặt bằng định vị cổ cột cho móng nhà 3 tầng

Đây là phần định vị cổ cột (phần nối từ đài móng lên cốt 0) và nối tiếp với phần cột thân nhà. Phần bản vẽ này không có gì khó nên cũng không quá quan trọng nhé, chỉ thể hiện kích thước và khoảng cách các cổ cột mà thôi.

Phần ghi chú chung cho bản vẽ móng nhà 3 tầng này cũng giống với bản vẽ số 3 nên tôi cũng không cần phải ghi ra đây nhé. Các bạn có thể download về để xem trực tiếp cho dễ.

Các loại móng nhà 3 tầng cần biết
Chi tiết đài móng nhà 3 tầng

Đọc đến đây chắc các bạn đã thấy dài và nản rồi phải không? Các bạn hãy kiên trì nhé vì cả đời mới làm 1 cái nhà nên chúng ta phải có kiến thức để tránh những sai xót không đáng có nhé.

Bản vẽ số 5: Mặt bằng tường móng nhà 3 tầng

Bản vẽ này chỉ thể hiện các phần tường để xây sau khi làm móng xong thôi, cái này cũng không quan trọng lắm.

Bản vẽ số 6,7: Chi tiết móng và dầm móng

Bản vẽ này thể hiện chi tiết của đài cọc, chi tiết dầm móng liên kết vào đài cọc, cao độ của các đài, mác bê tông, sắt thép và ghi chú chung cho các bản vẽ này cũng giống như ghi chú chung các bản vẽ khác.

Bản vẽ số 8: Chi tiết tường móng, cổ móng, móng gạch trong móng nhà 3 tầng

  • Bản vẽ này thể hiện các phần tường móng sau khi chúng ta đổ dầm nên phải xây lên cốt 0.
  • Cổ móng: Thể hiện quy cách thép liên kết với đài móng, cao độ thép nối, chiều dài thép, số lượng thành và kích thước thép
  • Móng gạch: Các phần tường phụ sẽ được xây bằng móng gạch để đỡ tường, ngoài kết cấu, cái này không quan trọng lắm, chỉ cần xây cho tường khỏi lún, không liên quan tới khung kết cấu nhà.

Trên đây là 8 bản vẽ thể hiện rất chi tiết quy cách của móng nhà 3 tầng và những bản vẽ sau chỉ là thống kê số lượng thép mà thôi. Đối với căn nhà làm móng cọc thì 8 bản vẽ như thế này là quá đủ để các bạn tham khảo rồi nhé. Nếu các bạn muốn xem chi tiết hơn có thể xem tại đây nhé: Chi tiết móng cọc bê tông

Móng băng – móng nhà 3 tầng

Móng băng bê tông móng nhà 3 tầng

Đây là 6 bản vẽ trong phần móng băng để các bạn có thể tham khảo chi tiết nhé. Có lẽ phần móng băng này có vẻ đơn giản hơn so với các phần móng cọc nhưng chi phí thi công thấp hơn móng cọc, thi công nhanh hơn và sử dụng cho các nền đất cứng, đất thổ.

Bản vẽ số 1: Mặt bằng định vị cổ cột móng nhà 3 tầng

Mặt bằng định vị cổ cột tôi cũng đã giới thiệu ở phần trên rồi phải không các bạn, đây là định vị các cổ cột nối từ móng băng tới cốt không. Và có thống kê khá chi tiết số lượng cổ cột, kích thước

Bản vẽ số 2: Mặt bằng kết cấu móng nhà 3 tầng

Phần này thể hiện mặt bằng định vị các vị trí của móng băng, khoảng cách, kích thước và thống kê chi tiết số lượng móng băng.

Bản vẽ số 3: Mặt bằng xây tường móng

Mặt bằng tường móng nhà 3 tầng này cũng giống bản vẽ phía trên các bạn nhé, chỉ định vị phần tường xây trên dầm tới cốt 0 mà thôi.

Bản vẽ số 4,5,6: Thể hiện chi tiết chi tiết móng, dầm, tường móng, móng gạch trong móng nhà 3 tầng

Đây là phần thể hiện khá chi tiết và quan trọng trong bản vẽ, từ quy cách thép, kích thước, cao độ, độ rộng của móng, dầm móng, liên kết sắt thép.

Nhìn chung về móng băng cho nhà 3 tầng thì thường được sử dụng nhiều và chúng tôi cũng đã cố gắng cung cấp cho các bạn chi tiết nhất về bản vẽ móng băng nhà 3 tầng. Nếu các bạn muốn tham khảo chi tiết hơn có thể download file PDF về để in ra xem cho rõ nhé: Móng băng nhà 3 tầng

Móng bè – móng nhà 3 tầng

Hiện tại tôi xin khất các bạn trong mục móng bè này nhé, vì rất ít người làm móng bè cho móng nhà 3 tầng. Hiện tại tôi còn chưa có bản vẽ nào làm móng bè cho nhà 3 tầng cả.

Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc lựa chọn và tìm hiểu các thông số của móng nhà 3 tầng để tham khảo. Nếu các bạn mà xây nhà tôi nghĩ rằng nên tìm 1 đơn vị thiết kế để được thiết kế chi tiết nhất nhé. Các bạn có đóng góp gì thì có thể gửi cho chúng tôi tham khảo nhé.

Từ khóa » Các Loại Móng Nhà 3 Tầng