Các Loại Móng Nhà Cấp 4 điển Hình KN122117 - Kiến Trúc Angcovat

Nhà cấp 4 được nhiều chủ đầu tư lựa chọn xây dựng, hiện nay, nhất là ở các vùng nông thôn, ngoại thành với diện tích đất sử dụng lớn thì việc lựa chọn xây nhà cấp 4, hay biệt thự nhà vườn 1 tầng đang rất được ưa chuộng. Việc xây dựng nhà cấp 4 tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất có rất nhiều lưu ý bạn nên tìm hiểu trước khi thi công để tích lũy cho mình những kinh nghiệm xây nhà quý báu. Ở đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn hiểu biết về những loại móng nhà cấp 4 điển hình.

Một thiết kế nhà đẹp thì không chỉ có kiến trúc đẹp mà còn liên quan đến vấn đề kết cấu như lún, nứt của ngôi nhà. Rất nhiều khách hàng rất lo lắng cho gia sản mình khi được đặt lên khu vực nền đất yếu. Lý do thông thường nhà cấp 4 được xây dựng ở vùng đất yếu. Đặc điểm những khu vực này trước đây là sông rạch, ao hồ sau đó được san lấp để quy hoạch hoặc chúng ta mua đất về tự san lấp.

  •  
Những thiết kế nhà cấp 4 trên khắp mọi miền đất nước
  •  

Dịch vụ thi công nhà ở trọn gói

Chính vì vậy, tuy nhà cấp 4 có kết cấu đơn giản nhưng những vấn đề về lún nứt vẫn rất thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân do khách hàng hoặc đội thợ xây dựng chưa quan tâm nhiều đến kết cấu móng hoặc họ chỉ làm theo thói quen. Khi vào ở thời gian ngắn thì có hiện tượng lún nứt xảy ra nhiều khi muốn sửa chữa cũng phức tạp và tốn kém. Do đó, để tránh những trường hợp không may xảy đến với ngôi nhà của mình, chủ đầu tư cần rất chú ý đến các giai đoạn trong quy trình làm nhà, đặc biệt là chú ý đến thi công phần móng.

Câu hỏi đặt ra là: Có bao nhiêu loại móng trong xây nhà?

Khi làm móng cho nhà cấp 4, về kỹ thuật móng được chia thành 2 loại chính. Móng nông (cạn) và móng sâu.

Móng nông là móng có đáy móng làm việc cách nền trệt hoặc tầng hầm <3m. Thông thường có các loại móng: móng đá hộc, móng đơn, móng băng, móng bè. Móng nông sẽ truyền tải trọng từ nhà thông qua hệ cột, dầm, tường, đà kiềng xuống trực tiếp nền đất tốt bên dưới đáy móng.

Móng nông trong xây dựng thường có dạng kết cấu đơn giản, với móng mố trụ cầu thường chọn hình chữ nhật hoặc hình vuông, biện pháp thi công tương đối dễ dàng, chi phí thực hiện thường cũng sẽ rẻ hơn.

Tuy nhiên, móng nông cũng có một số nhược điểm mà bạn cần biết để quy trình thi công nhà ở được diễn ra suôn sẻ bao gồm: Do chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định về lật, trượt của móng nông kém, chỉ chịu được tải công trình nhỏ. Chính vì thế, ở những công trình nhà cấp 4 diện tích nhỏ, việc sử dụng móng nông mới được áp dụng.

Các loại móng nhà điển hình

Hình ảnh: Móng nông

Trong các loại móng nhà cấp 4, móng sâu là móng được thiết kế làm việc trên nền đất yếu, vì vậy thông thường móng được thiết kế nằm lên trên lớp cọc hoặc cừ như móng đơn cừ tràm, móng đơn trên cọc bê tông cốt thép, móng bằng trên nền cọc, móng bè trên nền cọc... Móng sẽ truyền tải trọng từ nhà thông qua hệ cột, dầm, tường, đà kiềng từ đó truyền xuống cọc hoặc cừ và phân tán lực ra nền đất tốt dọc theo thân cọc, cừ hoặc đáy cọc, cừ.

Móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Với vùng đất yếu như vùng ven sông, khu vực có nhiều ao hồ, khu vực có mực nước ngầm cao, khu vực ao hồ cũ san lấp… nên sử dụng móng đơn hoặc băng trên nền đất tự nhiên nếu như lớp đất yếu <2.5m và sử dụng móng đơn và móng băng trên cừ tràm trong trường hợp lớp bùn, lớp đất yếu >2.5m. Cụ thể với 2 trường hợp như sau:

Thứ nhất: Đối với trường hợp bùn yếu dưới 2.5m

Trong trường hợp này, chủ đầu tư nên nạo vét lớp bùn yếu bên dưới sau đó rải lớp đá 4x6 để làm lớp đệm hoặc đá hộc. Và tiến hành lắp đặt cốt thép, làm móng đơn bình thường. Cao độ đà kiềng sẽ theo thiết kế.

Móng nhà cấp 4 điển hình

Hình ảnh: Đóng cừ tràm

Thứ 2: Đối với trường hợp bùn yếu trên 2.5m

Trong trường hợp này, nên gia cố nền bên dưới bằng cừ tràm, mật độ cừ tràm là 25cây/m2. Phía trên lớp cừ tràm là lớp Bê tông đá 4x6, sau đó lắp đặt thép và tiến hành đổ móng đơn bình thường. Với nhà cấp 4 thông thường kích thước móng đơn dao động từ: 1.2mx1.2m đến 0.8mx0.8m. Kích thước móng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp mà kỹ sư thiết kế kết cấu sẽ tính toán để tiết kiệm nhất.

Thông tin về một số loại móng nhà cấp 4 điển hình trên chắc chắn sẽ giúp chủ đầu tư, những ai đang chuẩn bị xây nhà có được những kinh nghiệm và hiểu biết để dễ dàng giám sát cũng như thi công ngôi nhà tuyệt vời của gia đình mình.

Liên hệ để được tư vấn thiết kế kiến trúc, nhà ở:

Hotline: 0988 030 680

Xem thêm: Quy trình đào móng nhà

Pin It

Từ khóa » Các Loại Móng Nhà Cấp 4