Các Loại ốc Cảnh đẹp Nhất Trong Bể Cá - Cá Bảy Màu Hà Nội

Nội dung bài viết

Toggle
  • Ốc táo vàng
  • Ốc diệt rêu hại Nerita
  • Ốc táo tím
  • Ốc táo đỏ
  • Ốc táo xanh
  • Chú ý khi nuôi ốc trong hồ thủy sinh

Ốc thuỷ sinh có nhiều loại đẹp và thường được thả trong các bể thuỷ sinh. Ốc cảnh có nhiều loại với kích thước khác nhau. Tùy vào từng mục đích người ta chọn những loại ốc táo khác nhau để thả vào bể cá. GUPPY CITY xin chia sẻ với bạn một số loại ốc cảnh đẹp với tác dụng khác nhau để bạn lựa chọn cho bể thủy sinh của mình.

Ốc táo vàng

Đây là loại ốc táo với màu vàng nổi bật. Ốc táo vàng có kích thước khá to khi trưởng thành. Ốc táo vàng có thể giúp bạn dọn thức ăn thừa, ăn một số loại rêu và tảo nâu quanh bể. Nếu bạn đang set up bể mới hay bể đang nuôi cá bảy màu con thì thả ốc táo vàng rất tốt. Do cá con không ăn được nhiều nên bể hay thừa thức ăn. Ốc tào vàng sẽ giúp xử lý cám thừa, artemia thừa, thậm chí cả trùn chỉ. Ốc táo vàng cũng có thể xử lý được. Ốc tào vàng dễ nuôi, có màu sắc đẹp thích hợp để làm ốc cảnh. Chúng không đòi hỏi nhiều công chăm sóc từ bạn.

Ốc diệt rêu hại Nerita

Ốc nerita được biết đến là ốc cảnh sát thủ diệt rêu hại. Ốc nerita có 2 loại: ốc nerita và ốc nerita gai. Loại có gai đẹp hơn, nhiều màu sắc hơn và rất nổi bật. 1 bể cá nhỏ chỉ cần vài chú ốc nerita là bạn có thể yên tâm bể luôn sạch bóng rêu hại nhé. Nerita có thể sống hòa bình với các loại cá. Chúng chỉ ăn rêu hại mà không tranh đồ ăn với cá đâu nhé.

Ốc táo tím

Ốc táo tím cùng loại với ốc táo vàng nhưng có màu tím đặc trưng. Màu tím của ốc táo tím khá hiếm. Chỉ một phần nhỏ những chú ốc có màu này, còn lại chúng có màu tím ngả vàng và hơi tối màu chút. Những chú ốc lên được màu tím rất nổi bật và bắt mắt. Táo tím thích ăn thức ăn thừa và bò chậm rãi quanh bể. 1 bể nhỏ bạn chỉ cần thả 2 3 chú ốc táo là sạch sẽ. Sẽ không bao giờ thấy thức ăn thừa, các phân cá quanh bể cả. Bể có ốc nên thay một chút nước khoảng 20% thường xuyên. Bể thay nước đều đặn nước sẽ rất tốt và trong. Thay  nước mới tạo điều kiện cho ốc phát triển và không bị lắng các chất độc phía dưới đáy bể.

Ốc táo đỏ

Mặc dù được gọi là ốc táo nhưng ốc táo đỏ không cùng loại với ốc táo tím và ốc táo vàng. Ốc táo đỏ có kích thước nhỏ hơn và có màu đỏ nhạt. Màu đỏ này gần như các bạn sẽ không tìm thấy ở loại ốc nào khác trừ ốc táo đỏ. Ốc táo đỏ sinh sản khá nhanh và thích nghi được với mọi điều kiện bể nuôi. Chúng có thể ăn tốt các loại rêu, tảo nâu, các loại thức ăn thừa của cá, phân cá. Một bể cá nhỏ chỉ cần 3 4 chú ốc là bạn không phải lo về rêu hại hay thức ăn thừa nữa.

Ốc táo đỏ sinh sản khá nhanh. Chúng thường đẻ ra trứng. Trứng của ốc táo đỏ bám chắc vào thành bể, lọc, hoặc trên các lá cây thủy sinh. Sau khoảng 1 tuần thì trứng ốc nở. Ốc con có thể tự tìm kiếm thức ăn và bắt đầu cuộc sống độc lập của mình

Ốc táo xanh

Là một phiên bản khác của ốc táo tìm và ốc táo vàng. Ốc táo xanh có màu xanh ngọc đặc trưng. Không có nhiều cá thể có màu này. Ốc táo xanh có thể thích nghi và sống được ở nhiều điều kiện bể nuôi khác nhau. Thức ăn của chúng là thức ăn thừa và một số loại rêu hại nhỏ. Táo xanh có thể sống cùng với các loại ốc táo khác.

Chú ý khi nuôi ốc trong hồ thủy sinh

Không nên thả ốc táo với ốc sát thủ helena. Ốc helena có thể tìm và ăn thịt các loại ốc khác trong bể.

Bể nuôi các loại ốc táo nên có mực nước vừa phải để ốc không bò ra ngoài nhé.

Thông tin: GUPPY CITY – Shop Thuỷ sinh & Cá bảy màu Hà Nội

  • Fanpage: https://www.facebook.com/HanoiGuppyCity
  • Website: www.cabaymau.net – www.thuysinhonline.com
  • Hotline: 0966.386.480
  • Shopee: https://shopee.vn/guppycity
  • Địa chỉ shop: Số 56 Ngõ 52 Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Từ khóa » Các Loại ốc Dọn Bể