Các Loài Ong Mật ở Việt Nam | Tìm Hiểu Thêm | Bees4life

Thông tin tổng quát

Ong nội hay ong nội địa phương, là một loại của loài ong tự nhiên phân bố ở khu vực Nam, Đông Nam Á, Đông Á. Các bầy ong nội tương đối nhỏ, chỉ có khoảng 6.000 đến 7.000 công nhân, trong khi các bầy ong mật phương Tây có thể có tới 50.000 cá thể.

Phân bố:

Ong nội có mặt ở khắp các tỉnh thành Việt Nam ngoại trừ khu vực rừng U Minh , Cà Mau

Hình dáng:

Kích thước của chúng tương tự hoặc hơi nhỏ hơn ong mật phương Tây, và chúng cũng có nhiều sọc bụng rõ hơn. Ong thợ trưởng thành có màu đen, với bốn sọc bụng màu vàng.

Thói quen làm tổ:

Ong nội thường xây dựng tổ bằng gồm nhiều lược ong trong các bộng cây, hốc cây có lối vào kín đáo, có lẽ hành vi này giúp bầy ong nhằm ngăn chặn kẻ thù tìm tới. Là một loại ong mật, ong nội phải thu thập và lưu trữ khoảng một phần ba mật hoa của nó ở dạng cô đặc để dự trữ cho mùa đông khắc nghiệt.

Tính cách:

Mạnh mẽ: Ong nội được tìm thấy ở khu cực có độ cao lên tới 3.500m so với mực nước biển, nơi có hệ thực vật và khí hậu thích hợp. Loài ong này đã thích nghi với điều kiện khí hậu bất lợi và có thể sống sót sau những biến động khắc nghiệt của nhiệt độ và mưa kéo dài. Nó là loài duy nhất ở khả năng sống sót ở nhiệt độ thấp đến -0,1 CC, nhiệt độ gây chết người cho các loài ong khác (như Ong mật Phương Tây).

Phòng thủ bằng nhiệt: 

Khi một tổ ong nội bị xâm chiếm bởi loài ong vò vẽ khổng lồ Nhật Bản (Vespa mandarinia), khoảng 500 con ong mật Nhật Bản (Ong nội Nhật Bản) bao quanh một con ong vò vẽ và rung động cơ bắp cho đến khi nhiệt độ tăng lên đến 47 ° C (117 ° F), làm con ong sừng nóng lên cho đến chết nhưng giữ nhiệt độ vẫn dưới giới hạn tử vong cho chính bầy ong nội họ (48 – 50 ° C)

Phòng thủ bằng cách đánh lạc hướng:

Khi có kẻ thù tiếp cận, những con ong cùng nhau thực hiện những đợt sóng nhấp nhoáng từ đôi cách của chúng theo đúng trình tự. Đây là kỹ thuật để tác động lên thị giác của kẻ tấn công, dẫn đến sự phần tâm, khó hiểu  phân tâm, làm cho những kẻ săn mồi không thể tiếp tục tấn công những con ong khác và thất bại trong nỗ lực tấn công tổ ong.

Mối quan hệ với con người9Nguồn:  https://beekeeping.fandom.com/wiki/Apis_cerana:

  • Ong hoang dã và đã thuần hóa: Loài ong này vẫn được tìm thấy trong môi trường hoang dã, thường làm tổ trong các hốc cây, những khúc gỗ trên đất, hay các hốc đá. Cũng có một số chi của loài ong này đã được thuần hóa. Tương tự như ong phương Tây, chúng được thuần hóa và nuôi trong các thùng gỗ với nhiều khung bên trong.
  • Mật ong chất lượng cao: Sản lượng mật ong thu được thấp hơn so với loài ong phương Tây vì ong nội có bầy nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này đang được cải thiện bằng cách tác động khả năng sinh sản của ong chúa và một số chương trình chọn lọc khác. Một điểm bất lợi khác là ong nội chỉ có khả năng tìm kiếm mật hoa trong bán kính 2km, chỉ bằng một nửa so với ong mật phương Tây. Điều này có nghĩa là một bầy ong nội chỉ có thể khai thác mật hoa trên diện tích chỉ bằng một phần tư so với ong mật phương Tây cho nên lượng mật do một bầy ong nội thu thập được cũng chỉ bằng một phần tư so với một bầy ong phương Tây. Vì vậy ở Nhật Bản, mật của ong nội thường được bán với giá cao hơn.
  • Thích nghi với nhiệt độ thấp: Ong nội là một loài thụ phấn quan trọng, đảm bảo sự thụ phấn cho các loại cây trồng trên núi, đặc biệt là các loại trái cây và rau ra hoa sớm. Nó có thể hoạt động ngay cả khi nhiệt độ vẫn còn quá thấp đối với các loài ong mật phương Tây, cả trong điều kiện thời tiết mát mẻ và có nhiều mây.
  • Kháng bệnh: Ong nội hầu như không mắc bệnh gì cho nên chúng hầu như không cần bất kỳ loại thuốc hỗ trợ nào. Vì vậy mật ong nội cũng không có dư lượng của bất kỳ hóa chất không tự nhiên nào10Nguồn http://www.beesfordevelopment.org/media/2670/bfdj94-profitable-beekeeping-with-apis-cerana.pdf.

Từ khóa » Hình ảnh Con Ong Khoái