Các Loại Ong Mật Phổ Biến Ở Việt Nam & Thế Giới - Subee
Có thể bạn quan tâm
Ong là một trong những loài động vật vô cùng quen thuộc với mỗi người. Chúng phân bố rải rác ở khắp mọi nơi tại Việt Nam và cả thế giới. Đây cũng là loài động vật mang lại giá trị kinh tế cao nhờ vào lượng mật mà chúng tạo ra hàng năm. Có khá nhiều các loại ong mật đã được biết đến và phân bố khắp nơi nơi trên toàn thế giới. Vậy, các loài ong đó gồm những loài nào? Những đặc điểm nổi bật và khu vực sinh sống ở đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
>> Xem thêm: Các loại mật ong phổ biến trên thị trường hiện hay
Có bao nhiêu loài ong mật phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới
Có tất cả 8 loài ong mật đang sinh sống tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Mỗi loài ong sẽ có một đặc tính và thích nghi với các điều kiện môi trường sống khác nhau. Trong số đó, cả 8 loài ong mật này đều phân bố trong khu vực Châu Á và 6 loài có mặt tại Việt Nam.
Phân biệt các loài ong mật bằng hình dáng bên ngoài
Các loại ong mật thường được phân chia theo hình dáng bên ngoài bao gồm các loài như:
- Hai loài ong mật nhỏ: Ong ruồi đỏ, Ong ruồi đen
- Hai loài ong mật lớn: Ong đá, Ong khoái
- Bốn loài ong mật cỡ trung: Ong mật phương Tây, Ong mật phương Đông, Ong đỏ Sabah, Ong mật Philippine.
Phân chia các loại ong mật trong một loài
Một tổ ong như một xã hội thu nhỏ, được phân chia với nhiều cấp bậc khác nhau bao gồm:
- Ong thợ
- Ong Chúa
- Ong đực
- Nhộng ong
Mỗi loại ong sẽ có những nhiệm vụ khác nhau để duy trì sự ổn định và sự phát triển của loài.
Những loài ong mật phổ biến nhất hiện nay
Ong Khoái
Đây là một trong số các loại ong mật khổng lồ, sinh sống rất nhiều tại khu vực Châu Á, Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia có số lượng ong Khoái sinh sống và phát triển khá lớn.
Rất nhiều loại cây trồng tại Châu Á được thụ phấn đều nhờ vào quá trình hút mật của loài ong này như: cây bông, xoài, dừa, mắc ca, khế…
Ong Khoái thường có các dải tròn màu vàng, đen và vàng nhạt trên bụng. Phần ngực ong thường có lông. Chiều dài trung bình của ong Khoái từ 17 – 20mm.
Ong Khoái thường làm tổ theo dạng tổ hở, treo lơ lửng trên cành cây, nóc nhà. Kích thước tổ ong Khoái có thể dài đến 150cm và cao 70cm.
Cả 2 mặt của tổ ông luôn được phù kín bằng một đàn ong thợ xếp chồng lên nhau. Điều này sẽ tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc để bảo vệ cho ong chúa, nhộng ong và cả tổ ong tránh khỏi những tác động từ bên ngoài môi trường.
Sau khi làm tổ được khoảng 3 -4 tuần, lượng mật tổ ong Khoái dự trữ được có thể đặt từ 4 – 6kg.
Ong mật phương Đông
Đây là loài ong có nguồn gốc từ các quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia…
Tổ của ong mật phương Đông có kích thước tương đối nhỏ, cả đàn ong trung bình chỉ có từ 6 – 7 ngàn ong thợ.
Ong mật phương Đông có kích thước tương tự với ong Khoái, các sọc ở bụng ong mật phương Đông sẽ rõ ràng hơn so với ong Khoái.
Tổ của ong mật phương Đông thường được làm với nhiều phần răng lược, địa điểm chủ yếu là trong hang hốc và thường chỉ có 1 lối vào duy nhất.
Ong mật phương Tây
Đây là loại ong khá thú vị, chúng có nhiều chủng tộc, chủng tộc nhỏ và các giống lai khác nhau. Giống ong này được người Pháp đưa vào Việt Nam từ năm 1887, tuy nhiên không được nuôi rộng rãi. Đến năm 1960, loài ong này được giới thiệu lại và bắt đầu phát triển tại miền Nam Việt Nam.
Ong Đá
Ong đá là một trong số những loài ong mật khổng lồ, có kích thước lớn nhất trong số các loại ong mật trên thế giới. Ong Đá thường chỉ sinh sống và phát triển tại khu vực núi Himalaya.
Kích thước của những con ong trường thành có thể lên đến 3cm và thường có màu đen nâu.
Tổ của ong Đá thường được làm ở độ cao từ 2500 – 3000m, bám trên những phần nhô ra của các vách đá dựng đứng.
Mỗi tổ ong Đá có thể thu đến 60kg mật ong và chúng chủ yếu chỉ kiếm ăn ở độ cao khoảng 4100m so với mặt đất.
Phần lớn, tổ ong đá được làm ở các vị trí vô cùng hiểm trở để tránh những tác động của con người.
Ong ruồi đỏ
Là một trong số những loài ong có kích thước nhỏ nhất trong các loại ong mật. Ong ruồi đỏ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thụ phấn cho nhiều loại cây trồng tại khu vực Đông Nam Á.
Ong ruồi đỏ có kích thước chỉ từ 7 – 10mm và người có màu nâu đỏ
Tổ của ong ruồi đỏ thường được làm chỉ bằng 1 chiếc lược tương tự như ong Khoái. Những cành cây có tán lá rậm và tối là địa điểm lý tưởng để ong ruồi đỏ làm tổ.
Ong ruồi đen
Cũng tương tự như ong ruồi đỏ, ong ruồi đen có kích thước khá bé, chỉ từ 6 – 10mm. Loài ong này tương đối quy hiếm và thường chỉ sinh sống ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á.
Ong ruồi đỏ thường có màu đen sẫm ở phần bụng và thân trên, riêng phần lưng có màu vàng nhạt.
Tổ ong ruồi đỏ thường được làn trên những cành cây cách mặt đất từ 1 – 15 mét. Tổ ong chỉ có một chiếc lược duy nhất. Mật ong thường sẽ được ong cât ở phần trên cùng của tổ.
Ong đỏ Sabah
Ong đỏ Sabah là loài ong sống tập trung ở bang Sabah Borneo của Malaysia và đảo Sumatra của Indonesia. Những khu vực này cũng là nơi sinh sống của các loại ong mật khác như ong mật phương Đông.
Loài ong đỏ Sabah thường có các khối u nổi lên và phần chân thường có màu đỏ. Ngoài ra, một số loại ong Sabah sinh sống ở những địa điểm khác sẽ có màu sẫm hoặc màu đồng. Kích thước của ong đỏ Sabah thường giao động từ 7,5 – 9mm.
Tổ của ong đỏ Sabah cũng tương tự nhiều loài ong khác chỉ có một chiếc lược duy nhất treo trên các cành cây cao ở các vùng rừng nhiệt đới của bán đảo Malaysia, Borneo và Sumatra.
Ong mật Philippin
Là một trong những loài ong mật sẽ làm tổ trong các khoang. Thân ong sẽ có vảy và phần chân có màu gỉ sắt. Toàn bộ cơ thể sẽ được bao phủ bởi một bộ lông màu nâu đỏ.
Ong mật Philippin được tìm thấy ở các đảo Mindanao, Sulawesi, Indonesia và Philippin.
Trên đây là những thông tin chi tiết về 8 loại ong mật phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Hy vọng những thông tin Subee chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về các loại ong mật, những đặc tính nổi bật của loài động vật mang lại giá trị kinh tế này.
Từ khóa » Các Loại Ong Mật
-
Các Loài Ong Mật ở Việt Nam | Tìm Hiểu Thêm | Bees4life
-
Phân Biệt Các Loại Ong Cho Mật - Kinh Nghiệm 20 Năm ở Rừng
-
Tìm Hiểu 6 Loài Ong Mật Có Mặt Tại Việt Nam Hiện Nay - Honeco
-
Phân Loại Ong Mật - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Các Loài Ong Mật Có ở Việt Nam - Đặc điểm, Cách Nuôi Và Giá Bán
-
Ong Mật: Các Loại Ong Phổ Biến Cần Biết | Farmvina Nông Nghiệp
-
5 Loài Ong Mật Chính Ở Việt Nam - EatuHoney
-
Nhận Biết Các Loài Ong Và Cách Sơ Cứu Khi Ong đốt
-
Ở Việt Nam Có Mấy Loại Ong Mật
-
Mật Ong Hoa Nào Tốt Nhất, Ngon Nhất? - Bách Hóa XANH
-
Chia Sẻ Cách Nhận Biết, Phân Biệt Tổ Ong Ruồi Có Mật
-
Khám Phá Các Loại Mật Ong - Công Dụng Và Cách Phân Biệt