Các Loại Phản ứng Hóa Học Lớp 8 đầy đủ
Có thể bạn quan tâm
Các phản ứng hóa học lớp 8
- 1. Phản ứng hóa hợp
- 2. Phản ứng phân hủy
- 3. Phản ứng oxi hóa khử
- 4. Phản ứng thế
- 5. Bài tập phản ứng hóa học lớp 8
Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh hệ thống lại các phản ứng hóa học lớp 8 sẽ gặp, giúp các bạn học sinh biết cách phân loại các phản ứng hóa học. Đây cũng là các dạng bài tập thường gặp trong các đề thi môn Hóa học lớp 8 vì vậy các em học sinh cần nắm vững kiến thức, từ đó vận dụng tốt vào làm các dạng bài tập viết và cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.
1. Phản ứng hóa hợp
Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ phản ứng hóa hợp
4P + 5O2 → 2P2O5
3Fe + 2O2 → Fe3O4
CaO + H2O → Ca(OH)2
Na2O + H2O → 2NaOH
N2O5 + 3H2O → 2HNO3
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
SO3 + H2O → H2SO4
2. Phản ứng phân hủy
Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
Ví dụ phản ứng phân hủy
KMnO4 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
KClO3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) KCl + O2
CaCO3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2
2Fe(OH)3 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe2O3 + H2O
3. Phản ứng oxi hóa khử
Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.
Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron
Chất oxh (chất bị khử) là chất thu electron.
Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.
Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.
Thí dụ:
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Quá trình thay đổi số oxi hóa:
Zn0 → Zn2+ + 2e
- Số oxi hóa của kẽm tăng từ 0 đến +2. Nguyên tử kẽm là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của kẽmđược gọi là sự oxi hóa nguyên tử kẽm.
- Nguyên tử kẽm nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử kẽm được gọi là sự oxi hóa nguyên tử kẽm.
Fe2+ + 2e → Fe
Số oxi hóa của sắt giảm từ +2 xuống 0. Ion sắt là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion sắt được gọi là sự khử ion sắt.
Ion sắt đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion sắt được gọi là sự khử ion sắt.
⇒ Phản ứng của kẽm với dung dịch sắt sunfat cũng là phản ứng oxi hóa - khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Phản ứng oxi hóa khử ở chương trình lớp 8 được giảm tải: các bạn có thể tham khảo tài liệu tại: Phương trình oxi hóa khử
4. Phản ứng thế
Định nghĩa
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Ví dụ phản ứng thế
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
5. Bài tập phản ứng hóa học lớp 8
Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
B. H2SO4 + K2O → K2SO4 + 2H2O
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
D. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓
Xem đáp ánĐáp án CLoại A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Phản ứng oxit bazo tác dụng với axit
Loại B. H2SO4 + K2O → K2SO4 + 2H2O
Phản ứng oxit bazo tác dụng với axit
C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Loại D. 2AgNO3 + CaCl2 → Ca(NO3)2 + 2AgCl ↓
Phản ứng trao đổi
Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O
B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Xem đáp ánĐáp án BB. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
Câu 3. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử?
A. phản ứng hóa hợp
B. phản ứng phân hủy
C. phản ứng thế
D. phản ứng trao đổi
Xem đáp ánĐáp án DTrong hóa học vô cơ, loại phản ứng hoá học nào sau đây luôn luôn không phải là phản ứng oxi hoá-khử chính là phản ứng trao đổi
Câu 4. Phản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng:
A. oxi hóa – khử.
B. không oxi hóa – khử.
C. oxi hóa – khử hoặc không.
D. thuận nghịch.
Xem đáp ánĐáp án CPhản ứng nhiệt phân muối thuộc phản ứng: oxi hóa – khử hoặc không.
Câu 5. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Xem đáp ánĐáp án APhản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử:
NH4NO2 → N2 + 2H2O
Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?
A. CuO + HCl → CuCl2 + H2O
B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
Xem đáp ánĐáp án BFe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 7. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. 2NO2 → N2O4
C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO
D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Xem đáp ánĐáp án DPhản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Câu 8. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NH4NO2 → N2 + 2H2O
B. CaCO3 → CaO + CO2
C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O
Xem đáp ánĐáp án ACâu 9. Phản ứng nào dưới đây thuộc phản ứng phân hủy
A. Zn(OH)2 → ZnO + H2O
B. CO2 + 1/2O2 → CO3
C. CuO + H2 → Cu + H2O
D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2
Xem đáp ánĐáp án APhản ứng thuộc phản ứng phân hủy:
A. Zn(OH)2 → ZnO + H2O
Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O
B. 2Mg + O2 → 2MgO
C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Xem đáp ánĐáp án BCâu 11. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học
A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu
C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu
D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.
Xem đáp ánĐáp án APhản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu
Câu 12. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy
A. 4P + 5O2 → 2P2O5
C. Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
C. CO + O2 → CO2
D. 2Cu + O2 → 2CuO
Xem đáp ánĐáp án CCâu 13. Cho quá trình : Fe2+ → Fe3++ 1e. Đây là quá trình :
A. Oxi hóa.
B. Khử .
C. Nhận proton.
D. Tự oxi hóa – khử.
Xem đáp ánĐáp án ACâu 14. Trong phản ứng Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, một mol Cu2+ đã
A. Nhận 1 mol electron.
B. Nhường 1 mol e.
C. Nhận 2 mol electron.
D. Nhường 2 mol electron.
Xem đáp ánĐáp án CCâu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.
B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.
D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố hóa học.
Xem đáp ánĐáp án BB. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố hóa học.
Câu 16. Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?
A. HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
C. 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
D. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Xem đáp ánĐáp án BTrong phản ứng dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá là
B. 2HCl + Mg → MgCl2 + H2
Câu 17. Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch ?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Xem đáp ánĐáp án CCặp chất cùng tồn tại trong dung dịch là cặp chất đó không tác dụng với nhau
3Na2CO3 + 2AlCl3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl
NaHCO3 + HNO3 → NaNO3 + H2O + CO2
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Câu 19. Xét phản ứng sau :
3Cl2 + 6NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O (1)
2NO2 + 2KOH → KNO2 + KNO3 + H2O (2)
Phản ứng (1), (2) thuộc loại phản ứng
A. oxi hóa – khử nội phân tử.
B. oxi hóa – khử nhiệt phân.
C. tự oxi hóa – khử.
D. không oxi hóa – khử.
Xem đáp ánĐáp án CCâu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Phản ứng hóa hợp là sự kết hợp hai hay nhiều chất ban đầu tạo thành các chất mới
B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
C. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
D. Phản ứng hóa hợp là quá trình kết hợp các đơn chất và hợp chất thành các hợp chất mới
Xem đáp ánĐáp án BPhản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học, trong đó có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
Câu 11. Phản ứng thế là
A. phản ứng hóa học trong đó từ một chất ban đầu tạo thành hai hay nhiều chất mới
B. phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thế chỗ nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất
C. phản ứng hóa học trong đó có sự tham gia của đơn chất với hợp chất tạo thành một chất mới
D. quá trình tạo thành nhiều chất mới từ hai hay nhiều chất ban đầu
Xem đáp ánĐáp án BPhản ứng thế là phản ứng giữa đơn chất và hợp chất mà trong đó đơn chất thay thế cho thành phần của hợp chất.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 12. Cho các phương trình hóa học sau:
(1) Cu + Zn(NO3)2 → Zn + Cu(NO3)2.
(2) 2Ag + FeSO4 → Fe + Ag2SO4
(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
(4) Ca + Na2SO4 + 2H2O → CaSO4 + 2NaOH + H2.
Số phương trình hóa học viết chưa đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Xem đáp ánĐáp án B(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Zn trong dãy hoạt động hóa học nên không đẩy được Zn ra khỏi dung dịch muối của nó.
(2) sai vì phản ứng không xảy ra vì Ag đứng sau Fe trong dãy hoạt động hóa học
(3) đúng
(4) đúng
Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng
............................................................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan:
- Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
- Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8 và 9
- Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ
- Đề cương hóa 8 học kì 1 năm 2020 - 2021 có đáp án
- Tóm tắt kiến thức Hóa học 8
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Các loại phản ứng hóa học lớp 8 đầy đủ. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em học sinh có thể nắm được các phản ứng hóa học thường gặp như phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế... Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Từ khóa » Phản ứng Thế Là Gì Lớp 8
-
Phản ứng Thế Là Gì? Ví Dụ Phản ứng Thế
-
Phản ứng Thế Là Gì? Ví Dụ Minh Họa
-
Phản ứng Thế Là Gì?Cho Ví Dụ Minh Họa? Câu Hỏi 588491
-
Phản ứng Thế Là Gì? Viết Một Phương Trình Phản ứng Minh Họa - Lazi
-
Phản ứng Thế Là Gì - Hoc24
-
Phản ứng Thế Là Gì Cho Ví Dụ Lớp 8 - Cùng Hỏi Đáp
-
Ví Dụ Phản ứng Thế Lớp 8 - Hỏi Đáp
-
Phản Ứng Thế Là Gì Lớp 8 - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Lý Thuyết Phản Ứng Thế Là Gì ? Ví Dụ Và Bài Tập Thực Hành Cho ...
-
Phản ứng Thế Là Gì Lớp 8
-
Phản ứng Thế Là Gì? Ví Dụ Minh Họa
-
[CHUẨN NHẤT] Phản ứng Thế Là Gì? - TopLoigiai
-
Các Loại Phản ứng Hóa Học Lớp 8 Chi Tiết Nhất - MarvelVietnam
-
Phản ứng Thế Là Gì? Ví Dụ Phản ứng Thế - .vn