Các Loại Quả Không Có Hạt Tốt Cho Sức Khỏe - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Quả rất giàu các chất khoáng như can-xi, kali, chất xơ, brôm, i-ốt và phốt-pho, các enzim, đặc biệt rất giàu vitamin C. Chính vì thế, dứa là thực thẩm giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh. Brôm, một loại enzin phân giải là yếu tố quan trọng tạo ra giá trị của quả dứa. Đó là lý do dứa giúp tiêu hóa protein một cách dễ dàng hơn. Brôm cũng được coi là một chất chống viêm nhiễm. Mỗi ngày một cốc dứa tươi sẽ cung cấp cho bạn gần 75% lượng mangan yêu cầu hàng ngày. Dứa tươi cũng giàu vitamin C. Ngoài tác dụng là chất chống ô-xi hóa, vitamin C còn góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của xương, sụn, răng và lợi. Hơn nữa, loại vi chất này còn giúp chúng ta có sức đề kháng tốt hơn, tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Dứa giàu mangan, một khoáng chất quan trọng để phát triển xương và các mô liên kết.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn cho biết dứa rất tốt cho tiêu hóa. Theo họ, dứa là một loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, những người thiếu máu hoặc đang trong quá trình hồi phục sức khỏe nên thường xuyên ăn dứa. Vì dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chống lão hóa và tốt cho dạ dày. Những người muốn giảm béo cũng nên dùng dứa thường xuyên vì cùng với bưởi, dứa là thực phẩm có tác dụng giảm mỡ trong cơ thể. Với những công dụng tuyệt vời như thế này, dứa hẳn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mọi nhà, đặc biệt là phái đẹp.
Trái dừa
Dầu dừa với mục đích thẩm mỹ
Dầu dừa sẽ cho bạn làn da mịn màn, sáng lạn. Chính cấu trúc phân tử nhỏ của dừa sẽ dễ hấp thụ qua làn da và trở thành một chất dưỡng lý tưởng cho những ai có làn da khô, thô ráp và nhăn nheo. Tinh dầu dừa nguyên chất là chất chống ôxy hóa rất tốt, có thể xâm nhập vào các mô nằm sâu dưới da. Nó giúp da phòng chống được sự hình thành của các gốc tự do khiến cho da mất đi khả năng đàn hồi. Hơn nữa, dầu dừa còn có thể bảo vệ làn da không bị đốm nâu đen hay những vết tàn nhang hình thành do hiện tượng lão hóa hay do tiếp xúc trực tiếp dưới ánh mặt trời. Mặt khác, dầu dừa được coi là thành phần tự nhiên nhất trong kem dưỡng cho da. Nó thường xuyên được sử dụng trong soap xà bông vì dầu dừa có khả năng sủi bọt tương đối ngay cả khi dùng chung với nước muối. Dầu dừa có tính chất nuôi dưỡng
Cái răng, cái tóc là góc con người. Phụ nữ luôn cảm thấy tự hào khi có mái tóc dài, dày, đen mượt và một làn da hoàn mỹ, không có nếp nhăn. Bạn biết đấy, phụ nữ Ấn Độ luôn có vẻ đẹp quyến rũ, đó cũng là nhờ vào việc sử dụng tinh dầu dừa trong chế độ ăn uống và dưỡng thể hàng ngày. Tinh dầu dừa có tác dụng nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn, giúp tóc mọc tự nhiên, chắc khỏe. Nếu bạn có làn da nhờn, thì dầu dừa sẽ là một điều kỳ diệu, có tác dụng giảm thiểu tóc và da đầu nhờn. Vì thế, hãy bôi dầu ấm lên tóc, đặc biệt là phần ngọn, để như vậy trong vòng mấy phút, sau đó xả sạch với nước, rồi mới gội đầu bằng dầu gội đầu như bình thường.Trên thị trường ngày nay, dầu dừa thường xuất hiện dưới hai hình thức. Nó có thể được chiết xuất từ dừa tươi hay dừa khô. Tinh dầu dừa thông thường được chiết xuất từ dừa khô, còn tinh dầu dừa nguyên chất rất nhẹ và dễ thâm nhập sâu vào làn da và tóc, có thể là tinh dầu cơ bản dùng làm kem, dầu thơm dành cho môi…lại được chiết xuất từ dừa tươi.
Cùi dừa cho bạn vẻ đẹp trẻ trung
Để có làn da trẻ trung, hãy đổ hết nước dừa ra và nạy thành những miếng cùi nhỏ. Sử dụng cùi để làm chất tạo mát và mặt nạ đắp mặt chống giảm nhờn, nhưng phải nhớ đắp đều khắp mặt. Sau đó đắp dưa leo quanh vùng mắt và lột bỏ hết, rửa sạch với nước sau 20 – 30 phút, đảm bảo da bạn sẽ tươi sáng và trẻ trung.
Kem dừa
Kem dừa là một công thức làm đẹp tương đối nổi tiếng. Hãy bôi kem lên tóc, lên da theo đúng phương thức bạn làm với tinh dầu dừa. Hãy dùng kem dừa thường xuyên, nhất là đối với bạn nào có làn da khô, bởi nó có tác dụng giữ ẩm và nuôi dưỡng da cũng như móng tay dễ gãy.
Massage trước khi tắm
Massage toàn thân trước khi tắm với tinh dầu dừa sẽ giúp làn da mềm mại, trẻ trung và trắng hồng trong nhiều năm. Sau khi tắm, hãy vỗ nhẹ tinh dầu dừa lên toàn thân; nhớ đừng chà mạnh bằng khăn tắm. Làm như thế da bạn sẽ giữ lại được một số hiệu ứng dưỡng ẩm của dầu.
Dưỡng ẩm sau khi tắm
Tinh dầu dừa luôn là chất dưỡng ẩm cho làn da nếu bạn dùng nó ngay sau khi tắm. Những người có vấn đề về da liễu như da chai sạn, vảy nến, chàm ngứa thì nên dùng dầu dừa, vì dầu dừa sẽ giúp bạn không còn ngứa, và làm cho da trở nên mềm mại hơn. Dâu tây
Dâu tây, xuất xứ từ Nam Mỹ, hiện ở nước ta có trồng tại một số địa phương. Dâu tươi mới hái hàm lượng vitamin C và đường fructose đều rất cao, trong đó hàm lượng chất khoáng như K, Na, Fe... cũng rất phong phú, cho nên ăn nhiều dâu tây giúp thúc đẩy chuyển hóa các chất trong cơ thể, làm máu huyết lưu thông, đồng thời có tác dụng trấn tĩnh an thần và phòng chống lão hóa. Dâu tây có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tác dụng về sức khỏe Tạp chí Các nhân tố sinh học của Hà Lan đăng kết quả nghiên cứu cho thấy quả dâu tây là một thứ quả đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người. Loại quả này chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh, những loại thực phẩm nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa dùng. Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua. Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa (oxy hóa). Với người hút thuốc lá hay người hít thuốc lá thụ động, các acid hữu cơ có trong dâu tây có hiệu quả giảm nhẹ tác hại của thuốc lá cho cơ thể. Người hút thuốc lá ngậm quả dâu trong miệng, cơn nghiện thuốc cũng sẽ giảm đi một ít. Theo đông y, dâu tây vị ngọt, chua, tính mát, công hiệu bổ phổi, điều hòa chức năng tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, mát máu, giải độc. Dùng chữa các chứng như ho do phổi nóng, cổ họng sưng đau, chán ăn, tiểu ngắn, tiểu gắt, thiếu máu suy nhược, ung nhọt, say rượu. Phòng tránh lão hóa Theo đánh giá của các chuyên gia thẩm mỹ, quả dâu tây chứa nhiều vitamin C chống lão hóa hơn cả cam và bưởi. Dưỡng chất vitamin C trong quả dâu tây sẽ giúp tiêu diệt các tế bào gốc tự do này, quá trình tổng hợp. collagen lại được tiếp tục để duy trì vẻ đẹp cho da. Tẩy da chết Rất đơn giản, hãy cắt đôi trái dâu tây và chà xát lên khuôn mặt. Đợi khoảng vài phút sau đó rửa sạch mặt với nước. Cách làm này không chỉ giúp bạn tẩy da chết mà còn giúp làn da bạn luôn mềm mại tươi trẻ. Mặt nạ cho da dầu Da dầu là loại da tiết ra nhiều dầu nhờn bóng, là môi trường thuận lợi cho mụn sinh sôi, nảy nở. Có nhiều cách để "ứng phó" với da dầu nhưng đắp mặt nạ là một trong những cách hữu hiệu nhất. Cách "chế" mặt nạ cho da dầu cũng rất đơn giản. Bạn hãy trộn lẫn 2 phần bằng nhau dâu tây và sữa chua không đường. Sau đó đắp lên mặt trong vòng 10 phút và rửa sạch. Dưỡng thể Hãy tự chế sữa tắm cho mình bằng một hỗn hợp chất gồm 1/2 chén dâu tây nghiền nát, 2 chén kem sữa, một thìa cà phê dầu thầu dầu. Ngâm mình trong bồn tắm với hỗn hợp trên cơ thể bạn sẽ được thư giãn còn làn da trở nên trắng trẻo, hồng hào và phảng phất mùi hương tươi mát gợi cảm của dâu tây. |
Dâu tằm
Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
Tác dụng
Cao nước lá và thân cây dâu ức chế một số vi khuẩn gram dương và men. Vỏ rễ và lá dâu có tác dụng gây hạ huyết áp, giãn mạch ngoại biên và an thần. Các hoạt chất moracemin A, B và D từ vỏ rễ dâu có tác dụng chống tăng huyết áp trên thực nghiệm. Cao chiết và hoạt chất moran A từ vỏ rễ dâu có tác dụng hạ đường huyết ở động vật được gây đái tháo đường bằng alloxan.
Công dụng
Vỏ rễ dâu điều trị ho có đờm, hen, ho ra máu, sốt, tăng huyết áp, trẻ em ho gà, phù thũng, bụng trướng to, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 4 – 12g, có khi đến 20 – 40g, dạng thuốc sắc hay uống bột.
Lá dâu chữa cảm mạo, sốt nóng, ho, viêm họng, đau răng, nhức đầu, mắt đỏ, phát ban, tăng huyết áp, mất ngủ. Ngày dùng 4 – 12g, dạng thuốc sắc.
Cành dâu chữa phong thấp, đau nhức các khớp xương, cước khí, sưng lở, chân tay co quắp. Ngày dùng 6 – 12g, có khi đến 40 – 60g, dưới dạng thuốc sắc.
Quả dâu chữa đái tháo đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu, đau khớp xương, kém ngủ, râu tóc bạc sớm, táo bón. Uống lâu khỏe người, ngủ ngon giấc, thính tai sáng mắt, trẻ lâu. Quả dâu vắt lấy nước cô thành cao mềm, ngày uống 12 – 20g. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, loét mồm, lở lưỡi.
Tang ký sinh chữa đau lưng, đau mình, chân tay tê bại, động thai, sau khi đẻ ít sữa. Ngày dùng 12 – 20g, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc có dâu tằm
1. Chữa viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính:
a. Tang diệp 16g; tang bạch bì, rau má, mỗi vị 12g; rễ cây chanh, bạc hà, cúc hoa, lá hẹ, rễ chỉ thiên, mỗi vị 8g, bán hạ chế 6g, xạ can 4g. Sắc uống ngày một thang.
b. Tang diệp 12g; tang bạch bì, hạnh nhân, tiền hồ, chi tử, sa sâm, mỗi vị 8g, cam thảo 6g, bối mẫu 4g. Sắc uống ngày một thang.
c. Tang diệp, cúc hoa, liên kiều, ngưu bàng tử, hạnh nhân, tiền hồ, mỗi vị 12g, cát cánh 8g, bạc hà 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
2. Chữa viêm phế quản cấp tính: Tang bạch bì 12g, thạch cao 16g; mạch môn, lá tre, sa sâm, thiên môn, hoài sơn, mỗi vị 12g, lá hẹ 8g. Sắc uống ngày một thang.
3. Chữa hen nhiệt:
a. Tang bạch bì, thiên môn, mạch môn, ô mai, bách bộ, tiền hồ, thạch cao, mỗi vị 12g; bán hạ chế 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.
b. Tang bạch bì 20g; hạnh nhân, hoàng cầm, mỗi vị 12g, bán hạ chế 8g, ma hoàng 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa khản tiếng, nói không ra tiếng:
a. Tang diệp, tang bạch bì, kinh giới, địa cốt bì, mỗi vị 12g; hạt tía tô, bán hạ chế, mỗi vị 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang.
b. Tang bạch bì, lá tre, trúc nhự, mỗi vị 12g, thổ bối mẫu 10g; thanh bì, cát cánh, mỗi vị 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa ho khan nhiều, khản tiếng: Tang bạch bì 8g, sa sâm, thiên môn, mạch môn, bố chính sâm, mỗi vị 12g; ngưu bàng tử, sinh địa, địa cốt bì, mỗi vị 8g, mẫu đơn bì 6g. Sắc uống ngày một thang.
6. Chữa ho ra máu: Vỏ rễ dâu, thiên môn, cúc hoa, cỏ nhọ nồi, mạch môn, quả dành dành, sinh địa, trắc bách diệp, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
7. Chữa ho gà: Vỏ rễ dâu, mạch môn, mỗi vị 12g; bách bộ, rau sam, húng chanh, mỗi vị 10g. Sắc uống hoặc chế thành sirô uống ngày một thang.
8. Chữa tăng huyết áp:
a. Tang ký sinh 16g; chi tử, câu đằng, ngưu tất, ý dĩ, mã đề, mỗi vị 12g; xuyên khung, trạch tả, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
b. Tang ký sinh 20g, rau má 30g; hoa hòe, lá tre, cỏ tranh, mỗi vị 20g; cỏ nhọ nồi, hạt muồng, mỗi vị 16g, ngưu tất 12g, hạ khô thảo 10g, tâm sen 8g. Sắc uống ngày một thang.
9. Chữa tăng huyết ở người cao tuổi: Tang ký sinh 12g, mẫu lệ 20g, hà thủ ô 16g; quả dâu chín, kỷ tử, sinh địa, ngưu tất, mỗi vị 12g, trạch tả 8g. Sắc uống ngày một thang.
10. Chữa tăng huyết áp và tăng cholesterol máu: Tang ký sinh, câu đằng, hòe hoa, thiên ma, ngưu tất, ý dĩ, mỗi vị 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g; bán hạ chế, cam thảo, trần bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
11. Chữa xơ cứng động mạch vành: Tang ký sinh 16g, hà thủ ô 20g; kỷ tử, hoàng tinh, mỗi vị 16g; thục địa, thạch hộc, quy bản, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
12. Chữa viêm khớp dạng thấp: Tang chi 20g, thạch cao 40g, kim ngân 20g; tri mẫu, hoàng bá, phòng kỷ, mỗi vị 12g, thương truật 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.
13. Chữa đau lưng cấp do co cứng các cơ: Tang ký sinh, khương hoạt, ngưu tất, mỗi vị 12g, phục linh 10g; quế chi, thương truật, mỗi vị 8g, can khương 6g. Sắc uống ngày một thang.
14. Chữa đau dây thần kinh hông: Cành dâu, thổ phục linh, thiên niên kiện, ngưu tất, sinh địa, mỗi vị 12g; cà gai leo, đỗ đen sao, lá lốt, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.
15. Chữa cảm sốt: Lá dâu 10g; hạnh nhân, cát cánh, mỗi vị 8g; liên kiều, rễ sậy, mỗi vị 6g; cúc hoa, bạc hà, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một hoặc hai thang.
16. Chữa rụng tóc: Vỏ rễ dâu giã giập, ngâm nước rồi đun sôi nửa giờ, chắt lấy nước, để nguội gội đầu.
Trái sơri - Vua Vitamin C | |
|
Cây mỗi năm nở hoa 2 - 3 lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín vàng óng. Quả, hoa và lá phật thủ đều chứa dầu bay hơi, có thể chưng cất thành hương liệu cho thuốc lá cao cấp, hương liệu chè và nước hoa.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Trong lâm sàng, Đông y thường dùng phật thủ phối hợp với thanh bì, xuyến luyện tử để chữa can khí uất kết dẫn đến đau vùng dạ dày; phối hợp với trúc như, hoàng cầm trị nôn mửa khi thai nghén; phối hợp với giáng hương, trầm hương, kê nội kim chữa chứng nôn ợ, làm dễ tiêu, điều hòa chức năng dạ dày...
Phật thủ vị cay, tính ấm có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu.Y học hiện đại qua nghiên cứu đã cho thấy, phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, bồi bổ dạ dày, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần.
Một số bài thuốc từ phật thủ
- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3 - 4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế, gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống. 5 ngày là một liệu trình.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày 3 lần. Dùng liên tục 3 - 5 ngày.
- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10 ml. 5 ngày là một liệu trình.
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30g, đương quy 8g, gừng tươi 6g, rượu trắng 30ml, thêm chút nước sắc lên, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống 2 - 3 ngày trước k��� kinh.
- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30g, ruột non lợn 30cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng trong 3 ngày.
- Giải rượu: Phật thủ tươi 30g, sắc với nước để uống.
Lưu ý: Tuy nhiên, nếu ăn nhiều phật thủ sẽ bị hao tổn khí, người hư nhược kiêng dùng.
Quả sung
Tác dụng sức khỏe bất ngờ của quả sung - Các bạn có biết quả sung không chỉ chứa chứa nhiều vitamin, chất khoáng, dinh dưỡng cho bà bầu mà còn có rất nhiều lợi ích đối với trẻ nhỏ?
Quả sung giàu dinh dưỡng cho bà bầu
Tác dụng sức khỏe bất ngờ của quả sung
Thật ngạc nhiên vì quả sung chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khoẻ mạnh. Nghiên cứu cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong sung tương tự với sữa mẹ. - Sung chứa lượng kali cao, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai. - Sung dồi dào lượng chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai. - Enzyme proteolytic trong sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ. - Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì. - Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non. - Psoralens, một chất có trong sung có tác dụng giảm sám, nạm da cho bà bầu.
Lưu ý khi ăn sung: Ở một số phụ nữ mang thai, ăn sung có thể gây dị ứng
Trái vả
Ở các nước như Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mỹ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ... trái vả thường được chế biến thành nước giải khát hoặc làm mứt. Theo báo cáo của Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng vả tiêu thụ trên thế giới trong năm 2005 là 1.057.000 tấn, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu với 285.000 tấn. Trái vả được bán nhiều ở chợ chính nhờ những giá trị của nó trong dinh dưỡng. Cần phân biệt trái vả và trái sung (Ficus glomerata) hay được chưng trong ngày tết để mong cả năm được sung túc. Cả hai loại trái đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên trái vả to hơn, ngọt hơn và bùi hơn, còn trái sung có vị chát. Ở VN, vả được dùng chế biến các món ăn như trộn gỏi với thịt heo và rau thơm hoặc hầm giò heo giúp sản phụ lợi sữa, làm dưa chua.
Các nghiên cứu thành phần hoạt chất cho thấy trái vả rất tốt cho những người ăn kiêng vì nhiều chất xơ (9,8 gam) và ít năng lượng (100 gam khô cho 250kcal).Trong 100 gam trái vả sấy khô có chứa: protein 3,3 gam, chất béo 0,93 gam, đường 47,92 gam, các vitamin thuộc nhóm B như B1 0,085mg, B2 0,082mg, B3 0,619mg, B5 0,434mg, B6 0,106mg, B9 9µg, PP 0,3mg và C 1,2mg. Tổng lượng vitamin chiếm khoảng 37% trọng lượng trái khô. Một số lượng lớn các chất khoáng và vi lượng chiếm hơn 70%, cao nhất là calcium là 162mg (tỉ lệ 16%), magnesium 68mg (9%), còn lại như phosphor (16%), sodium (14%), sắt (8%), kẽm (6%), đồng, mangan... Ngoài ra trái vả còn cung cấp nhiều chất ở dạng hợp chất flavonoit và polyphenol, chất nhầy và pectin. Các lợi ích của trái vả cho sức khỏe gồm:
1. Ngừa táo bón: mỗi ngày 5 gam chất xơ (tương ứng ba trái) sẽ chống bệnh táo bón, đặc biệt ở người già. 2. Giảm cân: hàm lượng chất xơ cao nhưng ít năng lượng rất thích hợp cho người tạng béo phì. 3. Giảm cholesterol: nhờ pectin hòa tan một lượng lớn cholesterol và được bài tiết ra ngoài. 4. Ngừa bệnh tim mạch : các acid béo trong trái vả thuộc loại omega-3 và omega-6 giúp hạ thấp nguy cơ gây bệnh tim mạch. 5. Ngừa ung thư: hàm lượng cao các chất flavonoid trong trái vả giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cũng như ngăn ngừa sự tổn thương tế bào. Đặc biệt ngừa ung thư vú đối với phụ nữ sau giai đoạn tiền mãn kinh. 6. Ổn định đường huyết: trái và lá vả chứa nhiều potassium (K) giúp kiểm soát lượng đường trong máu. 7. Ngừa huyết áp cao: nhiều potassium nhưng ít sodium giúp tránh được bệnh huyết áp cao. 8. Bảo vệ khung xương: hàm lượng calci rất cao trong trái vả giúp kéo dài tuổi thọ của xương và bảo vệ khung xương. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho những người bị loãng xương. 9. Ngừa sự thoái hóa da: ở người lớn tuổi da thường bị nhăn và sạm, không còn tươi sáng và săn chắc, các loại trái cây cũng như trái vả giúp làn da không bị thoái hóa và giữ vẻ thanh xuân. 10. Ngăn ngừa mụn nhọt, ghẻ lở ngoài da nhờ các chất nhầy trong trái giúp mau lên da non. 11. Chữa các bệnh đường hô hấp như ho gà, hen suyễn. Chú ý, vì hàm lượng đường cao nên trái vả thường được chế biến dạng bánh ngọt, thạch, mứt, vì thế trẻ em dùng nhiều có thể gây sâu răng và bị tiêu chảy. Mách bạn ăn trái cây đúng cáchÝ nghĩa của các loại trái câyCách làm rau câu trái cây thơm mát, cực kỳ bắt mắtHướng dẫn làm sữa chua trái cây tươi mátLàm đẹp với nước ép trái cây cực hiệu quả (ST)
Từ khóa » Trái Dừa Có Hạt Không
-
Bật Mí Thú Vị Về Trái Dừa | Vinmec
-
Tại Sao Quả Dừa Không Có Hạt? - VnExpress
-
QUẢ, HẠCH HAY HẠT - Why Hamona Coconut
-
Câu Hỏi Olympia: "Bộ Phận Nào Trên Cây Dừa Thực Chất Là Hạt Dừa?"
-
Quả Dừa Không Có Hạt Vậy Nó Sinh Sản Qua Bộ Phận Gì - Selfomy
-
HIEP HOI DUA BEN TRE-Dừa: Trái Cây, Hạt Hay Hạt Giống?
-
Dừa Có Hạt Không?
-
Tại Sao Dừa Lại Có Nước Bên Trong Chứ Không Phải Là Cùi Và Hạt Như ...
-
Dừa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Phận Nào Trên Cây Dừa Thực Chất Là Hạt Dừa? - VTC News
-
Tìm Hiểu Loại Quả Giống Dừa Nhưng Mà Bên Trong Lại Mọc Toàn Nho
-
Mộng Dừa Là Gì? Ăn Mộng Dừa Có Tốt Cho Sức Khoẻ Không?
-
Tại Sao Dừa Có Nước Bên Trong? - Câu Hỏi Hay