Các Loài Rắn Nước Phổ Biến Tại Việt Nam - Cty Anh Thư

Rắn là một loài bọ sát phổ biến mà không chỉ con người chúng ta sợ mà các loài động vật cũng rất sợ. Chúng tấn công rất bất ngờ và chúng ta không thể lường trước được. Nên việc đề phòng là việc lúc nào cũng phải làm. Không chỉ là các loài rắn trong rừng hay đơn giản là các loài rắn trong nhà, các loài rắn nước cũng rất nguy hiểm cho con người. Vậy các loài rắn nước đó là những loài nào nhỉ. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Rắn ráo

Rắn ráo là loại rắn đầu tiên trong số các loài rắn nước, sống ở vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng (phân bố hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du cũng như miền núi từ bắc vào nam). Chúng còn có các tên gọi khác như: ngù thinh, ngù sla, ngù xinh, rắn lải. Đây là một loài rắn lành không có nọc độc. Chúng có các đặc điểm nhận biết sau:

  • Trên các phần dày nhất của thân có các dải màu nâu nhạt mờ và mất đi khi chúng lớn.
  • Mắt tương đối lớn.
  • Đuôi rắn có màu ôliu, các vảy có màu sẫm ở phần rìa,
  • Chiều dài đầu và thân 1.080 mm (khoảng 43 in); đuôi 700 mm (khoảng 28 in).

Loài này sống trong rừng, trảng cỏ, bụi ven đường ven nương rẫy và có khi cả trong nhà của con người. Rắn ráo leo treo và bơi lặn giỏi. Các loại rắn nước thường chủ động bò đi tìm mồi một mình vào ban ngày. Chủ yếu săn bắt chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ khác. Nhưng không ăn cá như các loại rắn nước khác.

Rắn hoa cỏ cổ đỏ

Loài thứ hai trong số các loài rắn là rắn hoa cỏ cổ đỏ (Rhabdophis subminiatus) là một trong những loài rắn ấn tượng nhất của Việt Nam. Chúng có đặc điểm dễ nhận biết như sau:
  • Lưng màu xanh ôliu.
  • Bụng thì màu xám.
  • Phần cổ rực rỡ nhất, cũng chính là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất đặc trưng bởi màu đen, vàng và đỏ.
  • Có đầu màu nâu nhạt, xám hoặc ôliu.
Không chỉ bởi màu sắc rực rỡ rất dễ nhận biết mà còn bởi hành động khó đoán cùng với cách tích lũy độc dược khá dị của chúng. Chúng hút nọc độc từ các loại con mồi mà chúng ăn và tích trữ những nọc độc đó trong cơ thể, sau đó chuyển hóa những chất kịch độc hút được thành chất độc của riêng chúng. Với khả năng này, rắn hoa cỏ cổ đỏ thực sự là một kẻ săn mồi gây ám ảnh cho những loài động vật mà chúng nhắm tới làm.Do có kích thước của chúng khá thon gọn, nên loài rắn kỳ lạ này ở Việt Nam lại không gây ra uy hiếp lớn đối các các động vật máu nóng. Bởi thường thì những động vật máu nóng khá to lớn. Riêng những con ếch độc, nhái độc đều là con mồi con của rắn hoa cỏ cổ đỏ này. Rắn hoa cỏ cổ đỏ thậm chí còn thích săn giết những động vật máu lạnh có độc để vừa có thể làm no, vừa có thể tích trữ thêm độc cho cơ thể của chúng.

Rắn rào cây

Rắn rào cây (Boiga dendrophila) là một loài rắn có kích thước lớn (khi trưởng thành có thể dài tới 2.5m). Chúng rất khỏe và có nọc độc nhẹ. Có thể nhận biết loài rắn này qua các đặc điểm sau:

  • Phần thân của chúng có nhiều sọc nhỏ màu vàng xen kẽ với các khúc đen.
  • Đỉnh đầu màu đen, phía dưới màu vàng sáng khá bắt mắt.

Đặc biệt rắn rào cây khác hẳn với loại rắn cạp nong có độc gây chết người. Rắn rào cây tuy có độc nhưng khi bị cắn, thì hàm lượng độc tố tiết ra của chúng rất nhẹ không đủ để làm chết người.

Khi săn mồi thì rắn rào cây cần phải tiết ra tới 4.85 mg nọc độc để giết chết một con mồi có trọng lượng 1kg. Trong khi đó, rắn cạp nong chỉ cần 0,071mg nọc độc để giết một con mồi tương tự. Nếu người nào bị rắn này cắn phải thì bị sưng phù lên ở vùng cắn và nếu buồn nôn, chóng mặt nữa thì cần đi nhập viện. Do đặc tính dễ cáu giận và hay táp cắn nhưng lại chỉ có nọc độc rất nhẹ. Nên chúng thường được trình diễn ở các show về rắn.

Rắn sọc dưa

Rắn sọc dưa Elaphe radiata (Schlegel) thuộc họ rắn nước Colubridae. Là loài bò sát cỡ lớn, dài tới 2m. Với một số đặc điểm nhận biết khác như:
  • Có 2 vảy thái dương trước; mép trên có 8 – 9 vảy; vảy thân có 19 hàng.
  • Đầu xuôn dài, phân biệt rõ với cổ.
Khi bị tấn công rắn sọc dưa thường bành cổ ra và làm thành những vòng cong và phun hơi phì phì. Thức ăn chủ yếu của loài này là chuột. Ngoài ra còn ăn thằn lằn, ếch nhái và đôi khi ăn cả cá. Đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 7, mỗi lần đẻ từ 5 – 12 trứng. Con non mới nở có chiều dài 20 – 30cm. Chúng thường sống quanh các khu dân cư, nương rẫy và ven rừng. Với những chia sẻ trên. Mình tin rằng các bạn đã nắm được các loại rắn nước phổ biến có ở Việt Nam.Xem thêm: https://dietcontrungtphcm.net/cac-loai-ran-o-viet-nam-loai-nao-doc-loai-nao-khong/ By Huỳnh Anh Duy - 20/08/2024 Huỳnh Anh Duy
Huỳnh Anh Duy

Huỳnh Anh Duy là giám đốc của công ty diệt côn trùng Anh Thư , anh có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm soát côn trùng. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp của Anh Duy, công ty đang là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ diệt côn trùng, diệt mối đáng tin cậy tại Tphcm và các tỉnh lân cận

Bài Viết Liên Quan

Loài ong và những thông tin về loài ong bạn đã biết chưa

Chuột chù – Những sự thật về chuột chù bạn cần biết

Những cách diệt côn trùng trong nhà vệ sinh tốt nhất

6+ loài cây đuổi côn trùng nên trồng trong sân vườn

16 CÁCH DIỆT KIẾN TRONG NHÀ TẬN GỐC MÀ KHÔNG DÙNG HÓA CHẤT

Tại sao không nên đập gián? Những điều cần biết

Những cách khử mùi hôi của gián trên quần áo

Những cách diệt kiến ở chiếu trúc đơn giản mà hiệu quả

Đặc điểm của Ruồi – Các loài ruồi thường gặp nhất

Hướng dẫn 3 cách sử dụng baking soda để diệt gián tận gốc

Top 10 thuốc diệt gián hiệu quả tốt nhất đã được kiểm chứng

Các loài ong tại Việt Nam phổ biến nhất

Ong sợ mùi gì nhất? Cách để xua đuổi ong hiệu quả

9 CÁCH DIỆT GIÁN, ĐUỔI GIÁN ĐƠN GIẢN NHẤT VÀ HIỆU QUẢ TỨC THÌ

Hướng dẫn diệt rệp sáp bằng nước rửa chén

Từ khóa » Các Loài Rắn Nước ở Việt Nam