Các Loại Răng Vẩu Thường Gặp Và Cách Xử Lý

1. Tại sao răng bị vẩu?

Chắc chắn ai cũng mong muốn bản thân có hàm răng đều, đẹp, cấu trúc hàm tốt để đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ. Song không ít người gặp phải vấn đề về răng như: răng thưa, răng mọc lệch lạc, răng bị vẩu,… Với sự phát triển của y học hiện đại, rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả khắc phục được các vấn đề răng miệng này, đem lại sự tự tin cho người bệnh.

Các loại răng vẩu thường gặp

Răng vẩu là một trong những vấn đề răng miệng khá thường gặp

Trong đó, răng vẩu là tình trạng một vài hoặc cả hàm răng mọc chìa quá mức ra phía trước mặt. Hầu hết người bị răng vẩu có xương hàm hoặc cả răng và xương hàm nhô ra, tình trạng này làm mất đi vẻ cân đối của khung xương, mất tính thẩm mỹ nghiêm trọng.

Răng vẩu có thể do bẩm sinh hoặc yếu tố tác động đến quá trình phát triển của răng và hàm, nguyên nhân thường gặp như:

1.1. Vẩu do răng

Đây là tình trạng vẩu mà hàm vẫn có kích thước bình thường nhưng răng mọc lệch, có thể thẳng đứng hô ra ngoài hoặc các răng cửa mọc không song song. Răng kích thước quá lớn, không đủ chỗ để mọc đều trong khung hàm sẽ khiến một số hoặc nhiều răng mọc chen chúc, chìa ra ngoài. Kết quả là tình trạng vẩu với mức độ từ nhẹ đến vừa.

1.2. Vẩu do hàm

Người bị vẩu do hàm là tình trạng cấu trúc hàm phát triển vượt kiểm soát nhưng răng vẫn mọc bình thường. Hầu hết là hàm trên phát triển quá so với hàm dưới, vấn đề này thường là yếu tố bẩm sinh.

1.3. Vẩu do cả răng và hàm

Đây là dạng vẩu nặng nhất, khó điều trị nhất khi cả răng và hàm đều phát triển không đúng kích thước và vị trí.

Dù gặp dạng vẩu do nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng cần đi khám nha khoa, chẩn đoán và điều trị đúng cách để lấy lại hình dáng cân đối cho hệ xương hàm.

2. Các loại răng vẩu thường gặp nhất

Theo tình trạng vẩu, y học phân thành nhiều loại răng vẩu khác nhau để dễ dàng trong chẩn đoán và điều trị. Các loại răng vẩu thường gặp là:

2.1. Răng vẩu hàm trên

Người bị răng vẩu hàm trên có cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, khiến hàm trên nhô ra và hai khớp cắn không khớp nhau. Tùy vào mức độ vẩu mà người bệnh có thể có khuôn mặt không cân đối, khả năng ăn nhau hay phát âm cũng bị ảnh hưởng.

2.2. Răng vẩu hàm dưới

Răng vẩu hàm dưới ít gặp hơn so với vẩu hàm trên, đây là tình trạng xương cằm phát triển lệch, khiến răng hàm dưới chìa ra ngoài so với răng hàm trên. Răng vẩu hàm dưới nhẹ có thể gây lệch khớp cắn, nặng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và sự cân đối của khuôn mặt.

Răng vẩu hở lợi gây cảm giác chiều dài răng ngắn bất thường

Răng vẩu hở lợi gây cảm giác chiều dài răng ngắn bất thường

2.3. Răng vẩu hở lợi

Đây là tình trạng răng có độ dài ngắn, khiến nướu răng không tương xứng với chiều cao răng. Tình trạng răng vẩu hở lợi cũng khá thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ vì gây cảm giác răng ngắn, không tương xứng.

2.4. Răng vẩu cằm lẹm

Đây là tình trạng vẩu do xương cằm quá ngắn nên bị hụt vào trong phía cổ so với hàm trên. Hầu hết tình trạng răng vẩu này khiến khuôn mặt của người bệnh mất đi sự hài hòa, cân đối.

2.5. Răng vẩu môi dày

Khi răng hô vẩu khiến môi bị dày lên để che đi phần răng chìa ra ngoài, sẽ gây mất cân đối giữa răng hàm dưới và hàm trên. Dù vậy, những người bị răng vẩu dạng này vẫn khó khép được kín miệng, dễ thấy răng chìa dài ra phía trước.

Răng vẩu nói chung và hầu hết các tình trạng liên quan đến xương hàm, tóc, mắt, tai, mũi, xương gò má,… đều liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ bị răng vẩu hoặc vấn đề về cấu trúc răng miệng, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ cao bị giống cha mẹ.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng răng vẩu, cần dựa vào các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, chụp X-quang. Từ đó, nha sĩ cũng có thể đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

3. Răng vẩu có thể khắc phục được không?

Có thể thấy, răng vẩu do rất nhiều nguyên nhân và có nhiều trường hợp do nhiều nguyên nhân kết hợp. Với sự phát triển của y học hiện nay, các phương pháp thẩm mỹ mới ngày càng hiện đại, hiệu quả nên hầu hết trường hợp răng vẩu đều có thể khắc phục triệt để. Điều quan trọng là bệnh nhân cần đi thăm khám, xác định đúng nguyên nhân và được nha sĩ tư vấn điều trị với phương pháp thích hợp.

Phương pháp điều trị vẩu răng chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân, cụ thể như sau:

Nếu vẩu do răng có thể niềng để chỉnh lại vị trí răng

Nếu vẩu do răng có thể niềng để chỉnh lại vị trí răng

3.1. Vẩu do răng

Với các trường hợp vẩu do răng, phương pháp điều trị đem lại hiệu quả cao, ít xâm lấn và được áp dụng phổ biến là niềng răng. Bệnh nhân sẽ cần niềng răng trong thời gian tương đối dài, có thể một vài năm để đưa răng về đúng vị trí của nó. Đôi khi nếu răng kích thước quá lớn, bác sĩ sẽ xem xét mài bớt răng hoặc nhổ răng trước khi niềng.

Niềng răng cần thời gian dài để răng ổn định tại vị trí mới, nhưng sẽ giúp răng cân đối với khuôn hàm.

3.2. Vẩu do xương hàm

Nếu răng vẩu do xương hàm, việc điều trị sẽ khó khăn hơn, chỉnh nắn răng lúc này sẽ không đem lại hiệu quả, bác sĩ cần can thiệp bằng phẫu thuật để chỉnh lại cấu trúc xương hàm. Đây không phải là phẫu thuật khó và gây xâm lấn nhiều, bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng và có cấu trúc răng xương hàm cân đối bình thường.

Răng vẩu do xương hàm cần phẫu thuật chỉnh hàm

Răng vẩu do xương hàm cần phẫu thuật chỉnh hàm

Vẩu do cả răng lẫn xương hàm là trường hợp phức tạp nhất, cần điều trị kết hợp giữa phẫu thuật chỉnh xương hàm với niềng để chỉnh răng. Vì thế thời gian điều trị có thể kéo dài hơn và chi phí cũng cao hơn, điều trị sớm ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên sẽ nhanh chóng, đạt hiệu quả tốt hơn so với răng cố định của người trưởng thành.

Vấn đề răng vẩu này ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và hoạt động ăn nhai của người bệnh, vì thế nên điều trị sớm để rút ngắn thời gian và giảm chi phí tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Từ khóa » Vổ Hàm Dưới