CÁC LOẠI RAU KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Có thể bạn quan tâm
CÁC LOẠI RAU SỐNG KHI ĂN CÓ NGUY CƠ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG
Rau sống là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích tuy nhiên, ẩn đằng sau đó là nhiều nguy cơ gây bệnh nếu sử dụng không đúng cách.
Rau sống cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng, các vitamin trong rau sống sẽ ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Một số nghiên cứu cho rằng ăn rau sống sẽ giảm nguy cơ bị bệnh tim, điều hòa hệ tiêu hóa... Tuy nhiên, vì các loại rau không qua chế biến nên có khả năng tồn tại nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, nhất là những loại rau trồng ở môi trường không đảm bảo an toàn và sơ chế không đúng cách.
Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM thì các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Không những thế, các loại rau sống còn có nguy cơ chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.
Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỉ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỉ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên bảy loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỉ lệ trung bình 11,5%.
Vậy ăn rau sống như thế nào để đảm bảo chất lượng?
- Thứ nhất nguồn nước rửa phải sạch vì một số loại ký sinh trùng tồn tại trong nước lúc là ấu trùng
- Thứ hai ăn rau sống nên ăn rau tươi, mới thu hoạch thì giá trị dinh dưỡng mới đảm bảo. Rau phải có nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bảo quản rau đúng quy cách, không nên để dập nát vì rau sẽ hư hỏng rất nhanh, vi sinh vật phát triển nhiều
- Thứ ba tốt nhất là ta nên rửa rau trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy sạch nhiều lần vì đây là biện pháp hữu hiệu nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Sau đó ngâm nước muối hoặc dùng thiết bị sát trùng.
Viêm Da Dị Ứng Mãn Tính Có Khả Năng Nhiễm Giun Sán Ký Sinh Trùng Không?
Chào Bác sĩ, em năm nay 38 tuổi, em bị ngứa da mãn tính kéo dài khoảng ba năm nay không khỏi. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em ạ, em có đi khám da liễu và làm xét nghiệm...
Xem: 16031Cập nhật: 06.03.2024
Nhiễm Giun Kim
Bệnh Enterobosis là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do giun kim Enterobius vermicularis, thường xảy ra ở trẻ em, nhưng các thành viên trưởng thành trong gia đình và...
Xem: 13563Cập nhật: 26.02.2024
Người Phụ Nữ Vui Mừng Sau Khi Được Điều Trị Khỏi Ngứa Da, Mẩn Đỏ, Sưng Phù Mắt
THANH HÓA – chị Vũ Thị Phố 54 tuổi tại Thanh Hóa, trải qua 5 năm ngứa da, nổi mẩn đỏ khắp người, khi nặng là ngứa sưng cả mặt và vùng mắt, gãi đến mức...
Xem: 13934Cập nhật: 29.01.2024
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara?
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó mèo Toxocara? Bệnh giun đũa chó Toxocara mà bà con thường gọi là bệnh sán chó. Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis (giun đũa...
Xem: 18513Cập nhật: 26.01.2024
- First
- 3
- 4
- 5
- 6
- 7
- 8
- 9
- 10
- 11
- 12
- 13
- End
Từ khóa » Các Loại Sán Rau
-
Điểm Danh Các Loại Rau Chứa Nhiều Giun Sán Nhất - Viện Sốt Rét
-
Các Loại Rau Có Khả Năng Chưa Nhiều Giun Sán Nhất
-
Các Loại Rau Chứa Nhiều Giun Sán Nhất - Báo Thanh Niên
-
Loại Rau Nào Chứa Nhiều Giun Sán Nhất? - Sức Khỏe - Zing
-
Các Loại Rau Chứa Nhiều Giun Sán Nhất - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Các Loại Rau Chứa Nhiều Giun Sán Và Cách Tẩy Sạch - Báo Hà Tĩnh
-
4 Loại Rau Cần Cẩn Thận Trước Khi ăn Tránh Nhiễm ấu Trùng Sán Chó
-
Ăn Loại Rau Nào Dễ Nhiễm Sán Lá Gan Lớn? - PLO
-
Lưu ý Những Loại Rau Chứa Nhiều Trứng Giun Sán Nhất
-
Hoang Mang Nhiễm Sán Vì ăn Rau Trồng Ao đầm - Hànộimới
-
Mẹo Tẩy Sạch Giun Sán ở Rau
-
Các Loại Rau Dễ Chứa Nhiều Giun Sán - Bài Thuốc Quý
-
Ăn Rau Sống Dễ Nuốt... Trứng Sán Dây Lợn