Các Loại Rùa Khác Nhau Có Thể Nuôi Ghép Hay Không? | Pet Mart

Các loại rùa cảnh được phân loại thành rùa cạn, rùa nước, rùa bán cạn. Hiện nay nhu cầu nuôi rùa và các loài bò sát đang phát triển mạnh. Nhiều người không thỏa mãn với việc chỉ nuôi 1 con rùa. Thường muốn nuôi ghép vài con với nhau.

MỤC LỤC ẩn 1. Nuôi ghép các loại rùa khác nhau 2. Nuôi ghép rùa có kích thước khác nhau 3. Có nên nuôi ghép Ba Ba và rùa Tai đỏ?

Tuy nhiên, khi nuôi ghép rùa hay bất kì loài vật nào cần cân nhắc thói quen sống của chúng. Nếu không rất dễ phát sinh tai nạn. Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi nuôi ghép rùa cảnh. Hãy cùng petmart.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nuôi ghép các loại rùa khác nhau

Một sai lầm phổ biến là cùng lúc nuôi nhiều giống rùa khác nhau. Rùa cảnh có rất nhiều loài với hình dáng đặc sắc. Những mỗi loại đều có yêu cầu riêng biệt về môi trường. Ví dụ như nơi ở, môi trường, độ ẩm nhiệt độ, thức ăn cho rùa…

Nuôi ghép các loại rùa khác nhau

Hơn nữa trên cơ thể rùa có thể mang theo những mầm bệnh, kí sinh trùng… Nhất là những con rùa được bắt từ thiên nhiên. Mặc dù vô hại đối với bản thân chúng nhưng lại có hại đối với những loài khác.

Hơn nữa, một số loài rùa có tính cách hướng ngoại so với những loài khác. Khi nuôi ghép chúng sẽ cạnh tranh hoặc bắt nạt những hướng nội và nhát gan. Về lâu về dài không có lợi cho sức khỏe của cả đàn.

Nuôi ghép rùa có kích thước khác nhau

Theo các bác sĩ thú y, không được nuôi ghép rùa chênh lệch về kích thước. Đặc biệt là rùa trưởng thành và rùa con. Bởi rùa con cần chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Rùa là loài không có quan niệm bầy đàn.

Các loại rùa nước có tập tính lên bờ phơi nắng. Lúc này những con lớn hơn thường trèo lên lưng con nhỏ. Đôi khi sẽ gây thương tích cho những con khác. Hơn nữa khi cho ăn, những con trưởng thành sẽ giành được nhiều thức ăn hơn.

Nuôi ghép rùa có kích thước khác nhau

Ở một các loài rùa nước, những con rùa lớn sẽ coi rùa con là thức ăn. Bởi thức ăn của chúng là động vật nhỏ. Do đó, để tránh nguy cơ tiềm ẩn, nên nuôi ghép những con rùa có kích thước tương đồng. Tốt nhất là tách ra nuôi riêng.

Có nên nuôi ghép Ba Ba và rùa Tai đỏ?

Rùa tai đỏ và ba ba là các loại rùa cảnh khá phổ biến. Tại nhiều nơi, người dân có thói quen nuôi trong ao lớn. Vì vậy việc nuôi ghép là rất phổ biến. Nhưng theo những người nuôi rùa lâu năm, nếu nuôi ghép thì phải cho ăn riêng từng loài.

Ba ba có thói quen kiếm ăn vào buổi tổi, ban ngày chui vào trong bùn. Dưới đấy ao phải có đủ bùn hoặc cát để cho chúng giấu mình. Ba ba con rất nhát gan, chỉ cần một động tĩnh nhỏ cũng khiến chúng bỏ ăn. Ngược lại rùa tai đỏ rất dạn người, nếu cho ăn chung rùa sẽ ăn hết thức ăn của ba ba.

3.7/5 - (4 bình chọn)

Từ khóa » Các Loại Rùa Cạn