Các Loại Rủi Ro Trong Ngân Hàng Thương Mại - Luận Văn 1080
Có thể bạn quan tâm
Rủi ro tín dụng: là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.
Thị trường càng phát triển thì càng xuất hiện nhiều rủi ro và điều đáng lo ngại nữa là các loại rủi ro trong Ngân hàng thương mại lại có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác. Trong bài viết này, Tổng đài luận văn 1080 sẽ giới thiệu đến bạn 3 loại rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
Tham khảo các bài viết sau:
+ Rủi ro tín dụng là gì? Cách phân loại rủi ro tín dụng
+ Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu khác nhau ở điểm nào
Mục lục
- 1. Rủi ro tín dụng
- 1.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại
- 1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
- 2. Rủi ro thị trường
- 3. Rủi ro tác nghiệp
- 4. Rủi ro thanh khoản
- 4.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
- 5. Rủi ro khác
1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng: Là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi khách hàng không thực hiện thanh toán nợ cho dù là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Ngoài phương pháp chuẩn, Basel II cho phép các ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để xác định dư nợ của khách, xác suất vỡ nợ, kỳ đáo hạn hiệu dụng, tỷ trọng tổn thất tín dụng, từ đó tính toán tài sản có rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, ngân hàng muốn áp dụng phương pháp nội bộ này cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát ngân hàng (như thanh tra ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước). Theo phương pháp xếp hạng nội bộ này, thì vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro tín dụng sẽ được xác định chính xác hơn, và có sự phân biệt về vốn yêu cầu tối thiểu giữa các khỏan cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Các loại rủi ro trong Ngân hàng thương mại
1.1 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò trung gian giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn của doanh nghiệp.
Với nghiệp vụ huy động vốn ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư, sinh lợi từ vốn nhàn rỗi tạm thời. Bằng nguồn vốn huy động được các ngân hàng có điều kiện đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Là cầu nối giữa bên thừa vốn và bên thiếu vốn tạm thời, tín dụng ngân hàng góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, không bị gián đoạn.
Tín dụng ngân hàng góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa chu kỳ thu nhập và chu kỳ tiêu dùng
Trong thời gian đầu của cuộc sống con người phải học tập, học nghề, chờ việc… họ hầu như chưa tạo ra khoản thu nhập đáng kể nào, nhưng lại có nhu cầu chi tiêu cao. Khi đã tham gia vào quá trình sản xuất xã hội, lao động của họ không những tạo ra thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và còn có khả năng dành một phần để tích lũy, tích lũy để thỏa mãn nhu cầu cao hơn hay để dự phòng. Tín dụng ngân hàng không chỉ giải quyết được mâu thuẫn giữa chu kỳ thu nhập và chu kỳ tiêu dùng của các cá nhân, mà còn góp phần nâng cao đời sống cho người lao động, kích thích sản xuất phát triển.
Tín dụng ngân hàng thu hút nguồn vốn tiết kiệm và thúc đẩy quá trình tập trung vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp vốn tự có dùng để đầu tư có giới hạn, bên cạnh đó việc huy động vốn trực tiếp đòi hỏi những điều kiện hết sức chặt chẽ mà không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng thực hiện được, trong trường hợp này vốn tín dụng là nguồn tài trợ quan trọng cho nhu cầu đầu tư. Tín dụng thực hiện huy động vốn tiết kiệm của cá nhân, doanh nghiệp, nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế. Bằng việc thu hút nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả
Với sự hoạt động của hệ thống tín dụng, các nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân và doanh nghiệp được tập trung lại và sau đó tín dụng tiến hành phân phối các nguồn vốn đã được tập trung này nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội. Thông qua kênh tín dụng, bằng chính sách tiền tệ thích hợp cho từng giai đoạn nhà nước có thể điều tiết lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế góp phần ổn định tiền tệ, giá cả.
Tín dụng ngân hàng góp phần ổn định đời sống của dân cư, tạo công ăn việc làm và đảm bảo trật tự xã hội
Do tín dụng có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ ngày càng gia tăng, thỏa mãn nhu cầu đời sống của người lao động. Bên cạnh đó, việc cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tạo ra khả năng khai thác các tiềm năng sắn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, lao động… từ đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội, tạo công ăn, việc làm. Một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống được ổn định, ai cũng có công ăn việc làm.
Tín dụng ngân hàng góp phần tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế sử dụng vốn vay
Đặc trưng của tín dụng là người vay vốn phải hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng, nếu vi phạm phải chịu phạt theo lãi suất quá hạn hoặc phải chịu các biện pháp chế tài khác. Bằng những tác động như vậy nên các doanh nghiệp vay vốn phải thường xuyên quan tâm thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế, giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đó cũng là điều kiện quyết định đến khả năng hoàn trả vốn vay và tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt nguồn từ lỗi của cả hai bên tham gia quan hệ túi dụng: Ngân hàng và khách hàng đi vay.• Từ phía ngân hàng
Có rất nhiều nguyên nhân trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Đánh giá sai năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của người vay do không thu thập đầy đủ thông tin về hoạt động và mục đích của người vay.
- Việc cho vay có lúc còn chạy theo lỏ i nhuận và doanh số mà không chú trọng đến chất lưỏng và an toàn vốn vay, buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi vốn, không nắm bắt đưỏc tình hình tín dụng của khách hàng, quá tin tưởng vào vật t hế chấp, coi đó là tiêu chuẩn số một khi xem xét cho vay. Khi đã có thế chấp, cán bộ tín dụng chủ quan không giám sát chặt chẽ các khoản vay.
- Việc lập quỹ dự phòng túi dụng chưa đưỏc thực hiện nghiêm túc; trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu kém, công tác tổ chức cán bộ còn thiếu hỏp lý, phân định chức năng mỗi bộ phận không rõ ràng.
- Tài sản đảm bảo tín dụng bị giảm giá do biến động giá cả thị trường, chất lưỏng tài sản thế chấp giảm sút.
•Từ phía khách hàng
- Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, tụt hậu trong cạnh tranh, ứ đọng vốn, sản phẩm làm ra không bán đưỏc. Do đó, doanh nghiệp không có tiền trả nợ ngân hàng.
- Khách hàng có tư cách kém, vay nỏ lớn rồi không trả hoặc kê khai tài sản thế chấp gian dối, dùng một tài sản thế chấp vay nhiều nơi.
- Sử dụng vốn sai mục đích vào các hoạt động có rủi ro cao dẫn tới thua lỗ, không trả nỏ đưỏc cho ngân hàng đầy đủ, đúng thời hạn.
•Nguyên nhân khác
- Sự biến động của nền kinh tế như suy thoái kinh tế, sự không ổn định của nền kinh tế, lạm phát gia tăng, sự biến động tỷ giá ảnh hưởng tới hoạt động ồ doanh nghiệp gây ra rủi ro tín dụng...
- Hành lang pháp lý còn chưa đồng bộ, đầy đủ, còn những kẽ hồ dẫn tới không kiểm soát được hết các đối tưỏng lừa đảo trong việc quản lý vốn tín dụng, gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình cho vay, thu hồi nợ, phát mại tài sản tài chính.
- Do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, l ũ lụt, động đất...
2. Rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường là rủi ro tổn thất xảy ra trong bảng cân đối do giá cả biến động thất thường.
Rủi ro thị trường gắn liền với bốn loại rủi ro cơ bản đó là:
- Rủi ro lãi suất (rủi ro do lãi suất thay đổi);
- Rủi ro trạng thái vốn (rủi ro do giá chứng khoán thay đổi);
- Rủi ro tỷ giá (rủi ro do giá các loại ngoại tệ thay đổi);
- Rủi ro hàng hoá (rủi ro do giá hàng hóa thay đổi).
Vốn yêu cầu đối với rủi ro thị trường: ngoài vốn tự có theo quy định của Basle I bao gồm vốn cấp 1 & vốn cấp 2, khi đánh giá rủi ro thị trường cho phép các ngân hàng tính thêm phần vốn cấp 3 gồm các khoản nợ phụ thuộc ngắn hạn với mục đích dự trữ (Phụ lục 7).
Yêu cầu vốn đối phó với rủi ro thị trường theo phương pháp chuẩn sẽ được xem xét đối với từng yếu tố rủi ro bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro trạng thái vốn, rủi ro tỷ giá và rủi ro hàng hóa. Các quy định cụ thể về cách tính toán yêu cầu vốn tối thiểu đối phó với bốn loại rủi ro này theo phương pháp chuẩn được quy định chi tiết trong phần A (từ A1 đến A5) của tài liệu “Amendment to the Capital Accord to incorporate market risks” do Ủy ban Basel thông qua vào tháng 11 năm 2005.
Phương pháp mô hình nội bộ, Để có thể sử dụng phương pháp mô hình nội bộ khi đánh giá rủi ro thị trường, các NHTM cần được sự chấp thuận từ phía cơ quan giám sát ngân hàng.
Yêu cầu tối thiểu mà mỗi ngân hàng phải đáp ứng bao gồm: phải có hệ thống quản trị rủi ro tương thích, hiện đại và đầy đủ dữ liệu cần thiết; có đủ số lượng chuyên viên được trang bị kỹ năng sử dụng các mô hình phức tạp không chỉ trong giao dịch mà còn trong quản trị rủi ro, kiểm toán; mô hình của ngân hàng được cơ quan giám sát đánh giá có chất lượng, đã qua kiểm định về tính hợp lý và chính xác khi đo lường rủi ro.
Một khi đã được chấp thuận thực hiện phương pháp mô hình nội bộ, các ngân hàng sẽ xây dựng mô hình quản trị rủi ro theo các tiêu chuẩn như:
- Đối với rủi ro lãi suất, phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất của mỗi đồng tiền liên quan đến danh mục đầu tư của ngân hàng trên cơ sở nhạy cảm rủi ro lãi suất kể cả các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
- Đối với rủi ro tỷ giá (bao gồm cả biến động giá vàng), hệ thống quản trị rủi ro phải kết hợp các nhân tố rủi ro liên quan đến từng loại tiền riêng lẻ.
- Đối với sự biến động giá cả của các loại hàng hóa: ít nhất phải thiết kế được hệ thống theo dõi biến động giá cả loại hàng hóa đó trên phạm vi thế giới, vị thế mua bán hoặc lời lỗ đối với từng giao dịch liên quan đến sự biến động này.
Trên cơ sở những tiêu chuẩn về mô hình quản trị rủi ro này, các ngân hàng sẽ xác định được giá trị Var của mỗi giao dịch, của các danh mục và của toàn bộ hoạt động ngân hàng. Độ tin cậy của việc tính toán này theo yêu cầu phải đạt tối thiểu 99%.
Những biến đổi trong chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam hiện nay là gì? Tìm hiểu thêm
3. Rủi ro tác nghiệp
Rủi ro tác nghiệp là rủi ro tổn thất xảy ra do các hoạt động quản lý nội bộ, do con người, do hệ thống, hoặc do các sự cố bên ngoài không phù hợp hoặc bị hỏng; bao gồm cả rủi ro pháp lý, nhưng không bao gồm rủi ro chiến lược và rủi ro thương hiệu. Các ngân hàng được lựa chọn một trong ba cách tính nhu cầu vốn cần thiết dự phòng rủi ro hoạt động với mức độ phức tạp và nhạy cảm với rủi ro tăng dần bao gồm:
- Phương pháp chỉ số cơ bản (BIA – The Basic Indicator Approach),
- Phương pháp chuẩn (TSA - The Standardized Approach),
- Phương pháp nâng cao (AMA – Advanced Measurement Approaches).
Khi hoạt động của ngân hàng càng phức tạp thì cần phải áp dụng phương pháp có độ phức tạp cao hơn, đồng thời không cho phép các ngân hàng chuyển ngược trở lại phương pháp đơn giản một khi đã được chấp thuận sử dụng các phương pháp nâng cao. Ngược lại, nếu các ngân hàng được đánh giá là không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng phương pháp nâng cao thì cần phải quay trở về phương pháp cơ bản cho đến khi đáp ứng được những yêu cầu này.
Phương pháp BIA, Các ngân hàng sử dụng phương pháp này cần phải nắ m giữ mức vốn để dự phòng rủi ro hoạt động bằng mức bình quân tổng thu nhập hàng năm (> 0) của thời kỳ ba năm trước đó nhân với tỷ lệ phần trăm cố định (gọi là alpha).
Với điều kiện GLn và a = 15%
- KBIA: vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động theo phương pháp BIA
- GI: thu nhập hàng năm (> 0) của 3 năm trước đó n: số năm có thu nhập hàng năm >0
Phương pháp TSA, áp dụng theo phương pháp chuẩn, hoạt động ngân hàng được chia làm 8 nhóm nghiệp vụ, mỗi nhóm nghiệp vụ có hệ số Beta tương ứng. Các loại rủi ro trong Ngân hàng thương mại đều tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng nhưng việc dự đoán chính xác và có hướng giải quyết hợp lý, nhà quản lý lại có thể khắc phục và giảm thiểu tối đa thiệt hại mà chúng gây ra.
4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro ngân hàng mất khả năng thanh toán. Đây là loại rủi ro đặc thù và là rủi ro nguy hiểm nhất, có ảnh hường tới sự sống còn của các NHTM. Một ngân hàng hoạt động bình thường thì phải đảm bảo được khả năng thanh toán, tức là đáp ứng được nhu cẩu thanh toán trong hiện tại, tương lai và các nhu cầu thanh toán đột xuất. Nếu không đáp ứng được các nhu cẩu thanh toán đó, Ngân hàng có thể bị mất khả năng thanh toán và có nguy cơ phá sản.
4.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản xuất hiện do hai nguyên nhân chính sau:
• Nguyên nhân từ phía tài sản Nợ
Rủi ro từ phía tài sản Nợ phát sinh khi ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu thanh toán nên buộc phải nhượng bán các tài sản khác với giá thấp hơn giá thị trường. Rủi ro thanh toán sẽ phát sinh k hi nhiều người gửi tiền có nhu cầu rút tiên ngay lập tức, khi đó ngân hàng buộc phải đi vay bự sung hoặc phải bán bớt tài sản, chuyển tài sản sang tiền mặt để đáp ứng nhu cẩu thanh khoản.
Vậy tại sao các ngân hàng không dự trữ nhiều tiền mặt đề đáp ứng nhu cảu thanh khoản? Đó là do, tiền mặt tuy là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và là phương tiện đầu tiên, trực tiếp đáp ứng nhu cầu thanh khoản, nhưng lại không mang lại thu nhập.
Bởi vậy, để tăng thu nhập các ngân hàng thương mại thường giảm dự trữ tiền mặt và tăng đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản thấp và có thời hạn dài. Việc phải bán các tài sản này ngay lập tức khiến cho giá của chúng có thể thấp hơn rất nhiều so với trường hợp ngân hàng có thời gian để tìm kiếm người mua và thương lượng giá có lợi hơn cho mình.
• Nguyên nhân từ phía tài sản Có
Rủi ro từ phía tài sản Có phát sinh trong trường hợp một số các khoản tín dụng đã cấp không được hoàn trả đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đến hạn thanh toán và các hợp đồng tín dụng đã kỷ đến hạn giải ngân. Trong trường hợp này, các ngân hàng phải tìm các nguồn vốn khác để tài trợ.
Như vậy, các ngân hàng sẽ phải sử dụng tiền mặt dự trữ, hoặc phải bán tài sản, hoặc phải đi vay từ bên ngoài...dẫn đến những rủi ro về tài sản Nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp đó, chi phí của ngân hàng có thể sẽ tăng lên và thu nhập sẽ giảm xuống.
5. Rủi ro khác
+ Rủi ro hoạt động: Bao gồm các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng điều hành các hoạt động của mình. Ví dụ: việc cấu trúc hạn mức không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, cán bộ tham ô, thiếu các kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp xảy ra thảm họa...
+ Rủi ro pháp lý: thường tác động tói các ngân hàng theo nhiều cách: Khách hàng có thể kiện ngân hàng hoặc khi các thu xếp pháp lý của ngân hàng, ví dụ các hợp đồng cho vay và các tái sản đảm bảo của ngân hàng có vấn đề, hoặc Nhà nước thay đới đột ngột chính sách vĩ m ô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên...
+ Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khiến khách hàng rời bỏ ngân hàng.
+ Rủi ro công nghệ: Rủi ro này thường xảy ra trong các trường hợp: Ngân hàng đã đầu tư rất lớn vào phát triển công nghệ nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao, không tiết kiệm chi phí cho ngân hàng theo như mong muốn. Hoặc, hệ thống công nghệ bị trục trặc làm ảnh hưởng đến việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng, gây ra những tớn thất nhất định.
Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Trong Ngân Hàng
-
Các Loại Rủi Ro Trong Hoạt động Ngân Hàng
-
Tổng Hợp Các Loại Rủi Ro Trong Ngân Hàng Thương Mại đầy đủ Nhất
-
[PDF] Bài 1: Rủi Ro Và Quản Lý Rủi Ro Trong Hoạt động Kinh Doanh Của - Topica
-
Rủi Ro Tín Dụng Là Gì? Các Loại Rủi Ro Tính Dụng Trong Ngân Hàng?
-
Ngân Hàng Thương Mại Là Gì? Các Loại Rủi Ro Trong Ngân Hàng
-
Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng: Cơ Sở Lý Thuyết, Thách Thức Thực Tiễn
-
Ba Tuyến Phòng Thủ Trong Quản Trị Rủi Ro Ngân Hàng | Techcombank
-
Rủi Ro Hoạt động Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Quản Lý Rủi Ro Hoạt ...
-
[PDF] Khẩu Vị Rủi Ro Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
-
Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Trong Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần ...
-
Đánh Giá Rủi Ro Trong Ngân Hàng Thương Mại Khi Kiểm Toán Báo Cáo ...
-
Rủi Ro Thị Trường Và Các Loại Rủi Ro Thị Trường Trong Ngân Hàng
-
[PDF] GIẢI BÀI TOÁN RỦI RO VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA HỆ ...
-
[PDF] BÀI 6 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH NGÂN HÀNG - Topica