Các Loại Sâu Bệnh Hại Lúa Phổ Biến & Cách Phòng Trừ - AgriDrone
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết diễn biến bất thường khiến sâu bệnh hại lúa phát sinh. Sau đây là các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và các biện pháp phòng trừ bà con cần nắm được để ngăn chặn và hạn chế tác hại do sâu bệnh gây ra cho cây lúa.
Mục lục
- 1 Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa
- 2 Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
- 3 Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa
- 4 Bệnh vàng lá do vi khuẩn
- 5 Bệnh vàng lùn hại lúa
- 6 Bệnh lùn xoắn lá
- 7 Bệnh lùn sọc đen.
- 8 Bệnh đạo ôn hại lúa
Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa
Đối tượng này thường phát triển trong điều kiện vụ xuân, rầy thường phát sinh 2 đợt. Đợt 1 phát sinh gây hại ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đứng cái(từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 4) trên các giống lúa như Bắc thơm, Hương thơm, D.ưu 527, ở giai đoạn này rầy thường phát sinh thành từng ổ. Ngoài ra chúng còn gây hại từ giai đoạn lúa làm đòng trở đi. Bà con cần tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy để phòng trừ kịp thời mang lại hiệu quả cao.
Để phòng trừ, bà con cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm và tiến hành các biện pháp xử lý ngăn chặn rầy lây lan diện rộng. Phun thuốc bằng các loại thuốc trị rầy đặc hiệu trên các diện tích có mật độ rầy có mật độ từ 1000 con/ m2 trở lên(đối với giai đoạn lúa đẻ nhánh ) và 1500 con/ m2 (đối với lúa làm đòng – trỗ trở đi), tranh để rầy phát sinh lây lan ra diện rộng. Một số loại thuốc trị rầy như: Actara 25WG, Oshin 20WPA, Chees 50WG, Sutin 5EC. (Khi phun không cần rẽ lúa). Các loại thuốc Bassa 50EC, Bassan 50EC, Nibas 50EC…(khi phun cần phải rẽ lúa thành băng và phun đều vào phần thân, gốc lúa)…
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thường phát sinh vào vụ xuân với hai lứa. Lứa 1 phát sinh gây hại vào thời kỳ lúa đẻ nhánh, lứa 2 phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, trỗ. Lứa này có mật độ cao, hại trên lá đòng gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa, nhất là trong thời tiết khí hậu nắng mưa xen kẽ.
Phòng trừ: Bà con cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện và xử lý kịp thời khi sâu còn nhỏ tuổi. Với những diện tích có mật độ sâu non từ 30 con/m2 trở lên(đối với giai đoạn lúa đẻ nhanh) và 20 con/m2 trở lên (đối với giai đoạn lúa làm đòng – trỗ), bà con tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay bằng các loại thuốc đặc hiệu như Homecyin 1.9EC, Hugo 95SP, Regent 800WG, Padan 95SP, Ammate 150SC, Rambo 800WG, Rigell 800WG, Sát trùng đan 90 BTN… Phun theo liều lượng khuyến cáo.
Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa
Đây cũng là một trong các loại sâu bệnh hại lúa hay gặp, sâu phát sinh với mật độ cao sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất lúa.
Phòng trừ: Bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu trên đồng ruộng, xác định chính xác thời điểm bướm ra rộ, nhất là vào giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng – trỗ (đầu tháng 4 đến đầu tháng 5). Khi phát hiện mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, bà con cần tổ chức phòng trừ bằng các loại thuốc như Hugo 95SP, Regent 800WG, Padan 95SP, Virtako 40WG, Rigell 800WG, Sát trùng đan 90BTN… theo liều lượng khuyến cáo. Với những diện tích lúa mật độ cao (từ 0,5 – 1 ổ trứng/m2 ), bà con cần tiến hành phun kép 2 lần cách nhau khoảng 5 ngày với cho hiệu quả cao.
Bệnh vàng lá do vi khuẩn
Bệnh hại lúa này thường gặp vào giai đoạn lúa đang đẻ nhánh ở các ruộng sâu, có nước ngập cao. Các diện tích lúa có dùng nước để che chắn rầy nâu cũng rất dễ mắc bệnh vàng lá do vi khuẩn.
Để trị bệnh, bà con áp dụng các biện pháp sau:
-
Tháo hết nước khỏi ruộng, chỉ giữ lại cho mặt đất đủ ẩm hoặc nước xâm xấp mặt đất.
-
Phun nước vôi lên lá lúa, nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần phun 1 lần, nếu bệnh nặng thì cần phun ít nhất 2 lần cách nhau 3 – 5 ngày. Nếu trời mưa nhiều phun cách nhau 3 ngày/lần. Nếu trời ráo, ít mưa thì cách nhau 5 ngày/lần.
-
Pha vôi với liều lượng sau: 1,5 kg vôi/16 lít nước. Có thể pha vôi đậm để làm nước cốt rồi mang ra ruộng pha thêm với nước cho đạt liều lượng này để phun.
Bệnh vàng lùn hại lúa
Đây cũng là một trong các loại sâu bệnh hại lúa hay gặp. Khi bị bệnh, lá lúa chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Vết vàng bắt đầu từ chóp lá lan dần vào trong phiến lá đến bẹ lá. Cây lúa bị bệnh sẽ giảm chiều cao và khả năng đẻ nhánh giảm nên số dảnh trong một khóm lúa bị bệnh ít hơn khóm lúa khoẻ. Cây bị bệnh khi còn non sẽ phát triển kém, không trổ bông, năng suất bị giảm nghiêm trọng hoặc có nguy cơ bị mất trắng.
Bệnh lùn xoắn lá
Cây lúa bị bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau như: cây bị lùn, lá bị rách, đẻ nhánh ở các đốt thân bên trên, nghẹn đòng không trổ được.
Khi lúa bị bệnh lùn xoắn lá ở giai đoạn đẻ nhánh, chiều cao cây giảm 40%, chiều dài lá giảm tới 50%, rễ lúa bị bệnh ngắn hơn rễ lúa khoẻ; trong các khóm lúa bị bệnh, tỷ lệ bông không trổ thoát được khoảng 20-80% và tỷ lệ hạt lép tới 18-84%, năng suất lúa bị giảm nghiêm trọng.
Bệnh lùn sọc đen.
Triệu chứng của cây lúa bị bệnh là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường, lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá, gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non, gân chính trên bẹ lá cũng sưng phồng. Từ giai đoạn lúa làm đòng tới khi có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định.
Ngoài ra, trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bệnh nặng khiến cây lúa không trổ bông được hoặc trổ bông không thoát và hạt thường bị đen.
Phòng trừ: Để phòng trừ các bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh như: trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ; canh tác đồng bộ để cây lúa khỏe, tăng đề kháng cho cây; tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng…
Bệnh đạo ôn hại lúa
Đây là bệnh hại lúa rất nguy hiểm, thường gặp từ giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ trở đi.
Phòng trừ:
– Đối với bệnh đạo ôn lá: Cây mạ bị bệnh cần xử lý bằng thuốc đặc hiệu trước khi nhổ cấy từ 5 -7 ngày. Trên ruộng lúa từ giai đoạn đẻ nhánh trở đi cần tập trung, điều tra để phát hiện (đặc biệt chú ý trên các giống nhiễm) khi có tỷ lệ bệnh từ 3 – 5% số lá bị bệnh, điều kiện thời tiết (trời âm u, ẩm độ cao…) cần giữ đủ nước trên ruộng, tạm thời dừng bón thúc đạm và tiến hành phun một số loại thuốc như: Hobine 75WP, Fuji one 40WP, Beam 75WP, Flash 75WP, Bump 650WP, Kasai 16,2 SC, 21,2WP … theo liều lượng khuyến cáo
– Đối với đạo ôn cổ bông: Vào giai đoạn lúa ôm đòng trổ, bà con cần theo dõi chặt chẽ diễn biến điều kiện thời tiết, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi đối với bệnh như (ẩm độ cao, mưa kéo dài, trời âm u…) cần tiến hành phun thuốc phòng 2 lần trước và sau trỗ 7 ngày bằng các loại thuốc đặc hiệu như đối với đạo ôn lá. Cần hết sức chú ý đối với những ruộng đã nhiễm đạo ôn lá.
Ngoài ra còn một số bệnh hại lúa thường gặp khác như: bệnh khô vằn, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn,… bà con cần chú ý quan sát đồng ruộng để xử lý kịp thời.
Để phun thuốc trừ sâu bệnh hại cho cây lúa hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, ngăn chặn sâu bệnh lây lan diện rộng, bà con nên áp dụng giải pháp phun thuốc trừ sâu bằng drone nông nghiệp.
Hiện nay trên thị trường có các dòng máy bay xịt thuốc nổi tiếng như: máy bay xịt thuốc DJI Agras T10, DJI Agras T30, T20P, DJI Agras T40.
AgriDrone Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong mang đến giải pháp máy bay xịt thuốc sâu mới nhất đến với bà con. Để được tư vấn, bà con vui lòng liên hệ AgriDrone Việt Nam theo thông tin dưới đây.
Từ khóa » Các Loại Sâu Bệnh Hại Cây Lúa
-
Các Loại Sâu Bệnh Hại Lúa Và Cách Phòng Trừ - Tiến Nông
-
Sâu Bệnh Hại Cây Lúa - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Một Số Sâu, Bệnh Chính Hại Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ Trong Vụ Mùa
-
Tổng Hợp Các Loại Sâu Hại Lúa & Cách Phòng Trừ Vụ Hè Thu 2022
-
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Trên địa Bàn Huyện Võ Nhai - Kinh Tế
-
Một Số Sâu Bệnh Hại Trên Lúa Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Sâu Bệnh Hại Chủ Yếu Trên Lúa Vụ đông Xuân Và Biện Pháp Phòng Trừ
-
Những Loại Sâu Bệnh Gây Hại Trên Lúa Phổ Biến Và Cách Phòng ...
-
Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp Trên Cây Lúa
-
[PDF] BAI 5 QUAN LY SINH VAT HAI LUA.pdf - CGSpace
-
Dự Báo Một Số Sâu Bệnh Chính Trên Lúa Hè Thu 2019 Và Biện Pháp ...
-
[PDF] QUẢN LÝ BỆNH HẠI LÚA
-
[PDF] KHẢ NĂNG ỨNG PHÓ CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH SÂU ...