Các Loại Sơn Kết Cấu Thép Phổ Biến Hiện Nay - Sơn Epoxy

Bên cạnh những vấn đề chất lượng, giá thành thì định mức sơn kết cấu thép cũng là vấn đề được nhiều người rất quan tâm bởi chúng ảnh hưởng đến việc tính toán khối lượng sơn cần sử dụng. Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả khi thi công xây dựng. Theo đó, dòng sơn Epoxy được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp kết cấu sắt thép.

Table of Contents

Toggle
  • Sơn Epoxy kết cấu thép là gì?
  • 3 Loại sơn kết cấu thép phổ biến 2024
    • Sơn epoxy kết cấu thép
      • Đặc điểm
      • Ứng dụng
    • Sơn kết cấu thép gốc Alkyd
      • Đặc điểm 
      • Ứng dụng
    • Sơn kết cấu thép gốc Polythane (PU)
      • Đặc điểm
      • Ứng dụng
  • Khái niệm định mức sơn Epoxy kết cấu thép?
  • Ưu và nhược điểm của định mức sơn Epoxy kết cấu thép
    • Ưu điểm:
    • Nhược điểm:
  • Yếu tố ảnh hưởng đến định mức sơn Epoxy kết cấu thép
  • Quy trình sơn kết cấu thép đạt chuẩn bền đẹp từ A – Z
    • Bước 1: Làm sạch và xử lý bề mặt cấu kiện khung kết cấu thép, chuẩn bị bề mặt cần sơn
    • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn epoxy kết cấu thép
    • Bước 3: Phủ sơn epoxy cho kết cấu thép
    • Bước 4: Kiểm tra và vá lại những phần chưa đạt chất lượng
  • Đơn giá m2, bảng báo giá sơn kết cấu thép mới nhất
  • Dòng sơn Epoxy nào phù hợp cho kết cấu thép

Sơn Epoxy kết cấu thép là gì?

Sơn Epoxy kết cấu thép giúp bảo vệ bề mặt sắt thép hiệu quả
Sơn Epoxy kết cấu thép giúp bảo vệ bề mặt sắt thép hiệu quả

Sơn kết cấu thép là các loại sơn và hệ sơn dùng để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện khí hậu tự nhiên, chịu sự tác động của môi trường ăn mòn ở các mức độ khác nhau. Mục đích của phương pháp này đó là tránh tình trạng sắt thép bị ăn mòn trong không khí hoặc biến dạng do chịu tác động môi trường, ví dụ như vùng ngập nước mặn hoặc đất ô nhiễm. Điều này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tuổi thọ của toàn bộ công trình và khả năng chịu tải của kết cấu.

3 Loại sơn kết cấu thép phổ biến 2024

Xét chung lại trên thị trường có 3 loại chính là:

  • Sơn kết cấu thép gốc Alkyd
  • Sơn kết cấu thép gốc Epoxy
  • Sơn kết cấu thép gốc Polythane (PU)

Việc sử dụng loại sơn cho kết cấu thép nào và độ dày của lớp sơn phụ thuộc vào yêu cầu bảo vệ trong từng môi trường của dự án.

  • Sử dụng sơn kết cấu thép gốc Alkyd trong điều kiện môi trường bình thường.
  • Sử dụng sơn kết cấu thép gốc Epoxy trong điều kiện môi trường ăn mòn.
  • Sử dụng sơn kết cấu thép gốc Polythane (PU) trong điều kiện môi trường điều kiện khắc nghiệt.

Sơn epoxy kết cấu thép

Sơn epoxy 2 thành phần kết cấu thép là loại sơn gồm hai thành phần là sơn và chất đóng rắn. Loại sơn này có khả năng chống oxy hóa trong điều kiện ngoài trời, đặc biệt là chống mài mòn tốt với nhiên liệu, dầu thô, nước biển…

Sơn epoxy kết cấu thép
Sơn epoxy kết cấu thép

Đặc điểm

  • Có khả năng chống mài mòn tốt với nhiên liệu, dầu thô, nước biển…
  • Dùng được cho cả kết cấu thép mới và cũ
  • Chống gỉ, chịu tia UV rất tốt
  • Dễ sử dụng, chỉ cần loại bỏ tạp chất trên bề mặt sơn rồi phủ trực tiếp sơn epoxy kết cấu thép lên.
  • Màu sắc: cũng như sơn sơn kết cấu thép alkyd 1 thành phần thì sơn epoxy chống rỉ kết cấu thép chỉ có 2 màu ghi (xám) và nâu đỏ, còn sơn phủ epoxy kết cấu thép thì đa dạng màu hơn.
  • Độ phủ theo lý thuyết: phụ thuộc vào các yếu tố như loại sơn, tay nghề thợ thi công, độ dày màng sơn khi khô…

Ứng dụng

  • Sử dụng cho tất cả các kết cấu thép trong môi trường yêu cầu sự ăn mòn cao.
  • Sử dụng cho các vị trí: đáy tàu, thân tàu, boong tàu, Tópide, các bộ phận xúc của con tàu
  • Các bể chứa hóa chất, bể chứa dầu, ống dẫn dầu và các khoang tàu chở dầu thô.

Sơn kết cấu thép gốc Alkyd

Đây là loại sơn kết cấu thép được sử dụng phổ biến hiện nay, bao gồm hai loại là sơn Alkyd phủ trang trí và sơn chống gỉ.

Đặc điểm 

  • Khả năng chống gỉ tốt và bền màu trong môi trường ăn mòn thông thường.
  • Sơn khô nhanh và có khả năng bám dính tốt
  • Là sơn một thành phần nên thi công dễ dàng
  • Độ bóng khác nhau tùy thuộc vào hãng sơn
  • Màu sắc: thường có màu xám và nâu đỏ (đối với sơn chống gì), còn sơn phủ kết cấu thép có nhiều màu sắc lựa chọn hơn như xanh, đỏ, tím, vàng, xanh lá, xanh dương, xanh cẩm thạch, trắng…
  • Độ phủ: phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bề mặt cần sơn, tay nghề thi công, thiết bị dụng cụ cần sơn, mục đích sử dụng,… Với sản phẩm kết cấu thép thông thường thì thường được sơn 1 lớp chống gỉ và 2 lớp sơn màu.

Ứng dụng

Sử dụng cho những khu vực không tiếp xúc trực tiếp với hoạt chất, nước biển như boong tàu, khung tàu, tường rào, ban công, hay bảo vệ kết cấu thép ở các tòa nhà văn phòng. Nhà máy xí nghiệp.

Sơn kết cấu thép gốc Polythane (PU)

Là loại sơn phủ hai thành phần, được sản xuất trên cơ sở nhựa Polyureathane.

Đặc điểm

  • Khô nhanh, bề mặt cứng.
  • Chịu mài mòn rất tốt
  • Chống chịu được với môi trường ăn mòn nghiêm trọng
  • Chịu UV, dung môi, hóa chất rất tốt
  • Bám dính rất tốt trên bề mặt lớp sơn chống gỉ hệ Epoxy, alkyd đã được làm sạch
  • Làm tăng tuổi thọ và bền màu lâu dài cho các kết cấu thép
  • Màu sắc đa dạng giống như sơn phủ kết cấu thép alkyd và sơn phủ epoxy kết cấu thép
  • Quy cách đóng gói và độ phủ của sơn kết cấu thép polythane tương tự như sơn epoxy kết cấu thép 2 thành phần.

Ứng dụng

Sơn kết cấu thép polythane dùng để bảo vệ lâu dài, tăng tuổi thọ cho máy móc, kết cấu sắt thép cho các công trình.

Khái niệm định mức sơn Epoxy kết cấu thép?

Định mức sơn Epoxy kết cấu thép là độ phủ của sơn trên 1m2 bề mặt tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra theo những kết quả thử nghiệm sản phẩm.

Ưu và nhược điểm của định mức sơn Epoxy kết cấu thép

Ưu điểm:

  • Có kế hoạch cho dự toán công trình.
  • Kiểm soát dễ dàng toàn bộ vật tư công trình.
  • Đảm bảo chất lượng kỹ thuật và độ bền thi công kết cấu sắt thép nhà xưởng.
  • Quản lý nguồn đầu vào vật tư.
  • Tiết kiệm chi phí do tính toán lượng nguyên liệu chính xác.

Nhược điểm:

  • Chỉ mang tính tương đối
  • Không chính xác 100% về số lượng vật tư.

Yếu tố ảnh hưởng đến định mức sơn Epoxy kết cấu thép

Nếp áp dụng theo độ phủ lý thuyết của nhà sản xuất thì sẽ không chính xác tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Tay nghề và trình độ chuyên môn của thợ thi công.
  • Bề mặt thi công.
  • Độ bay của sơn trong quá trình thi công.
  • Số lớp sơn đã duyệt.
  • Môi trường tại địa điểm thi công.

Quy trình sơn kết cấu thép đạt chuẩn bền đẹp từ A – Z

Sau đây là quy trình sơn kết cấu thép đầy đủ và chi tiết:

Bước 1: Làm sạch và xử lý bề mặt cấu kiện khung kết cấu thép, chuẩn bị bề mặt cần sơn

Với các bề mặt kích thước nhỏ như cửa sắt, cổng sắt gia đình… phương pháp làm sạch là dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt, phun cát để loại bỏ để loại bỏ vết gỉ, bụi bẩn bám trên bề mặt…. Nếu xuất hiện dầu mỡ thì phải dùng dung môi hữu cơ để tẩy rửa hoặc với các chất khác thì cần phải dùng các chất tẩy rửa thích hợp để loại bỏ chúng.

Với bề mặt sắt thép ở các công trình lớn: cần loại sơn chống rỉ epoxy 2 thành phần cho sắt thép lớn, tùy vào chi phí mà người ta sử dụng máy phun cát hoặc máy phun bi. Lưạ chọn phương pháp nào cũng cần phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về thi công.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn epoxy kết cấu thép

Tùy vào môi trường mà sử dụng thiết bị thi công phù hợp. Nhằm tiết kiệm chi phí và đạt được kết quả tốt nhất, hạn nên chọn các công cụ sau:

Rulo, cọ lăn sử dụng cho cổng, hàng rào hoặc các khe nhỏ ở các khung kết cấu lớn khó thi công.

Súng phun sơn: phù hợp với tất cả các kết cấu sắt thép, tuy nhiên không thể sử dụng ở những nơi nhỏ hẹp.

Lưu ý: Nếu khi sử dụng súng phun sơn hoặc lăn sơn mà sơn màu khác nhau thì cần chú ý với màu sơn khác nhau thì cần sử dụng dụng cụ riêng hoặc rửa sạch bằng chất tẩy rửa rồi mới thi công màu khác. Với máy phun sơn thì cần đầu phun khác nhau.

Pha theo đúng định mức của nhà sản xuất, pha trộn dung môi với sơn sao cho phù hợp.

Bước 3: Phủ sơn epoxy cho kết cấu thép

Cần thi công một lớp sơn lót epoxy giúp ngăn cản sự ăn mòn của sắt thép hay còn gọi là sự rỉ sét. Cần phải để khô lớp sơn này trong khoảng 5 tiếng, sau đó sơn phủ tiếp lần hai. Sau khi sơn, bề mặt cần đạt chất lượng độ dày bằng máy đo. QC cần kiểm tra kỹ công đoạn này, phải đạt chất lượng thì mới cho xuất xưởng mang đến công trình xây dựng.

Quy trình sơn kết cấu thép đạt chuẩn bền đẹp từ A - Z
Quy trình sơn kết cấu thép đạt chuẩn bền đẹp từ A – Z

Bước 4: Kiểm tra và vá lại những phần chưa đạt chất lượng

Sản phẩm cần đảm bảo bề mặt nhẵn và đều màu sơn. Với những bề mặt sơn không đạt thì QC cho thợ sơn tiến hành sơn cho đến khi đạt yêu cầu. Tốt nhất là nên kiểm soát từ đầu để tránh sai sót. Công tác vận chuyển cũng ảnh hưởng nhiều đến bề mặt sản phẩm được sơn nên cần đóng gói cẩn thận.

Đơn giá m2, bảng báo giá sơn kết cấu thép mới nhất

Sau đây là đơn giá m2 các loại sơn kết cấu thép chi tiết:

LOẠI SƠNSỐ LỚP THI CÔNGBÁO GIÁ
Sơn 1 thành phần kết cấu thép (Sơn Alkyd)2 lớp chống rỉ + 2 lớp phủ màu119.000 – 1290.000 VNĐ/m²
1 lớp chống rỉ + 2 lớp phủ màu99.000 – 109.000 VNĐ/m²
2 lớp phủ màu89.000 – 99.000 VNĐ/m²
1 lớp phủ màu79.000 – 89.000 VNĐ/m²
Sơn mái tôn99.000 – 109.000 VNĐ/m²
Sơn 2 thành phần kết cấu thép (Sơn Epoxy)1 lớp chống rỉ + 1 lớp phủ màu139.000 – 149.000 VNĐ/m²
2 lớp chống rỉ + 1 lớp phủ màu149.000 – 159.000 VNĐ/m²
1 lớp chống rỉ + 1 lớp phủ PU149.000 – 159.000 VNĐ/m²
2 lớp chống rỉ giàu kém + 1 lớp phủ PU189.000 – 199.000 VNĐ/m²
2 lớp chống rỉ + 1 lớp phủ PU169.000 – 179.000 VNĐ/m²
Sơn PU kết cấu thép1 lớp chống rỉ + 1 lớp phủ PU150.000 – 160.000 VNĐ/m²
2 lớp chống rỉ + 1 lớp phủ PU170.000 – 180.000 VNĐ/m²
2 lớp chống rỉ giàu kẽm + 1 lớp phủ PU190.000 – 200.000 VNĐ/m²
Một số dòng sơn kết cấu thép chuyên dụng khácSơn chống nóng kết cấu thépLiên hệ
Sơn trên thép mạ kẽm, inoxLiên hệ
Sơn chống cháy kết cấu thépLiên hệ
Sơn chịu nhiệt kết cấu thépLiên hệ

Dòng sơn Epoxy nào phù hợp cho kết cấu thép

Dòng sơn Epoxy 2 thành phần là loại sơn phù hợp nhất cho kết cấu thép bao gồm phần sơn và chất đóng rắn. Theo đó, sơn Epoxy có khả năng chống mài mòn trong những môi trường khắc nghiệt nhất. Ví dụ như vùng nước mặn, ô nhiễm, các hóa chất mạnh,…

Nên chọn sơn Epoxy 2 thành phần khi phủ lên bề mặt sắt thép
Nên chọn sơn Epoxy 2 thành phần khi phủ lên bề mặt sắt thép

Bạn có thể dùng sơn Epoxy 2 thành phần cho cả thép mới và cũ. Sau vài tiếng đồng hồ, lớp sơn sẽ bị đóng rắn sau khi trộn 2 thành phần với nhau. Vì vậy, bạn chỉ nên trộn lượng sơn epoxy sắt thép vừa đủ. Thi công nhanh chóng trong khoảng thời gian sống của sơn.

Trên đây là những thông tin về sơn kết cấu thép và ưu nhược điểm cụ thể của từng loại sơn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết để thi công hiệu quả.

Thông tin liên hệ:

  • CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO
  • Địa chỉ: 606/76/4, Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  • Số điện thoại: 028 626 757 76
  • Hotline: 0818 21 22 26
  • Fax: 028 626 757 28
  • Email: chihaogroup@gmail.com
 Nguyễn Thanh Sang

Tôi là Nguyễn Thanh Sang giám đốc công ty Chí Hào Group là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình xây dựng với nhiều công ty con đảm nhiệm các lĩnh vực khác nhau như: thiết kế nội thất, thi công điện nước, lắp đặt camera, điện mạng, thi công công trình sân thể thao, cung cấp phân phối các sản phẩm sơn, vật liệu xây dựng…

Từ khóa » định Mức Sơn Epoxy Kết Cấu Sắt Thép