Các Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi Cho Anh Em Chơi Tép Thủy Sinh
Có thể bạn quan tâm
Nuôi tép cảnh là một thú chơi xuất hiện mới đây. Chúng có nhiều động tác bắt mắt hơn cá, vừa có thể bơi, bò hoặc đậu trên nhưng cọng rêu và tranh ăn với nhau khá vui mắt. Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc kinh nghiệm lựa chọn cùng cách chăm sóc các loài tép cảnh thủy sinh hiện nay.
Mục lục
- Cách chọn mua tép cảnh
- Môi trường sống
- Thức ăn
- Các loại tép cảnh được nhiều người yêu thích
- Tép đỏ
- Tép vàng
- Tép hổ
- Tép xanh dương
- Tép ong đỏ
- Tép Sulawesi
- Tép ong huế
Cách chọn mua tép cảnh
- Khi bạn chọn mua tép cảnh, hãy lựa những con khỏe mạnh, thân không đục lỗ hoặc nổi bọc mụn. Biểu hiện linh hoạt, các động tác bơi và kiếm thức ăn diễn ra không ngừng.
- Màu sắc tép phải đều đặn, không loang lổ. Tránh lựa chọn những loài tép có đặc điểm quá khác nhau sẽ khó nuôi.
- Vì tép là loài sống bầy đàn nên khi mua bạn nên lựa chọn với số lượng nhiều.
Môi trường sống
Môi trường sống phù hợp với tép cảnh là những bể thủy sinh có chất lượng nước tốt, nhiệt độ phải duy trì ở mức ổn định. Nếu thời tiết quá nóng, bạn có thể lắp thêm quạt tản nhiệt giúp nước mát hơn và tắt quạt khi nhiệt độ xuống thấp, nhất là vào ban đêm. Bể tép cảnh rất cần các loại cây thủy sinh để làm nơi ẩn nấp cho tép và cũng gia tăng giá trị thẩm mỹ cho bể.
Thức ăn
Thức ăn cho tép cảnh có bán sẵn rất nhiều trên thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung thêm các loại viên tảo, lá dâu, dưa leo, cà rốt và rêu. Nếu bể thủy sinh của bạn dính nhang muỗi thì không được dùng thuốc xịt muỗi vì sẽ làm tép bị ngộ độc. Tép bị ngộ độc sẽ có biểu hiện chạy lòng vòng hoặc bơi lên bơi xuống. Khi đó cần xục khi ngay lập tức và tiến hành thay nước (80%) lượng nước trong bể để giải độc cho tép.
Có thể cho tép ăn nhiều để chúng phát triển nhanh hơn. Nếu thừa thức ăn trong bể phải hút hết để tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Với bể thủy sinh nuôi tép cảnh, cần thay nước mỗi tuần một lần nhưng chỉ thay 10% lượng nước. Tép cảnh có thể sống tốt trong môi trường nước máy.
Các loại tép cảnh được nhiều người yêu thích
Dưới đây là một số giống tép cảnh nổi bật trên thị trường đang được nhiều người ưa thích. Chúng tôi xin chia sẻ để bạn đọc tham khảo.
Tép đỏ
Là giống tép dễ nuôi và phổ biến nhất hiện nay. Tép đỏ nuôi trong bể thủy sinh đẻ nhiều và phát triển rất nhanh. Muốn tép lên màu đẹp thì bạn có thể cho chúng ăn lá dâu với chất nền màu đen. Nuôi tép đỏ không cần thêm khoáng và chỉ sử dụng quạt gió khi nhiệt độ trên 30 độ C.
Tép vàng
Phổ biến chỉ sau tép đỏ, tép vàng cũng rất dễ nuôi nhưng không nên nuôi nền trộn sẽ làm tép chết. Bể nuôi tép vàng nên lắp đặt sục khí và châm thêm khoáng để tép lột vỏ và phát triển khỏe mạnh hơn. Nhiệt độ phù hợp nhất với tép vàng là dưới 28 độ C, trong nền nhiệt này tép sẽ nhanh ôm trứng. Lưu ý, tép vàng ăn lá dâu có thể biến đổi màu sang xanh lá.
Tép hổ
Cũng tương tự như tép vàng nhưng tép hổ cần nhiều oxy hơn nên bể thủy sinh bạn bắt buộc phải lắp xục khí liên tục. Nền nhiệt trong bể phải duy trì ở mức 25 tới 28 độ C. Có như vậy, tép hổ mới phát triển tốt nhất.
Tép xanh dương
Tép xanh dương có thể sống tốt trong điều kiện nước máy với nhiệt độ dưới 28 độ C. Bố trí sục khí và thêm khoáng sẽ giúp tép phát triển tốt hơn. Tép xanh dương lên màu tùy thuộc vào chế độ ăn. Cho tép ăn lá dâu, cà rốt và dưa leo có thể lên màu tốt nhất.
Tép ong đỏ
Tép ong đỏ có màu sắc rất nổi bật nhưng khó nuôi hơn những giống tép nói trên. Nồng độ pH thích hợp để nuôi tép ong là 5.5 đến 7.5 cùng độ cứng nước từ 120 đến 250. Nhiệt độ phù hợp nhất dành cho tép ong đỏ trong khoảng 23 tới 24 độ C. Trong tầm nhiệt này, tép sẽ ôm trứng nhiều hơn. Châm khoáng đều và cho ăn lá dâu sẽ giúp tép ong đỏ lên đậm màu.
Tép Sulawesi
Cũng đòi hỏi môi trường sống tương tự tép ong đỏ, độ khoáng nên duy trì ở mức 250 đến 300 cùng nồng độ pH trên mức 8. Vào mùa đông phải lắp đặt sưởi cho tép Sulawesi vì loài này không chịu được mức nhiệt dưới 26 độ C. Đặc biệt, giống tép này chỉ thích ăn các loại tảo, rêu nên bể thủy sinh cần thêm vào những thực vật thủy sinh này.
Tép ong huế
Tép ong huế phù hợp với mức nhiệt tương tự tép ong, trong khoảng 24 độ C. Thức ăn chủ yếu là dạng bán sẵn dành cho tép cảnh cùng một vài loại bổ trợ khác như cà rốt, lá dâu, viên tảo,… Tương tự như tép ong đỏ, nuôi ong huế phải lưu ý thay nước mỗi tuần bằng cách thêm vào 10% lượng nước mới.
Như vậy, bài viết vừa rồi đã chia sẻ với bạn đọc cách lựa chọn và cách nuôi tép cảnh các loài phổ biến được nhiều người yêu thích hiện nay. Hy vọng, những thông tin trên sẽ là kinh nghiệm cho bạn đọc tham khảo. Từ đó chọn được giống tép ưng ý và biết cách chăm sóc tốt nhất để sở hữu cho mình bể tép thủy sinh tuyệt đẹp.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Các Loại Tép Kiểng Dễ Nuôi
-
Top 7 Dòng Tép Cảnh Dễ Nuôi Nhất - Anbinh Biochemistry
-
Top 10 Tép Cảnh Thủy Sinh Phổ Biến Dễ Chơi Rẻ Tiền Nhất
-
Cách Nuôi Tép Màu | Khó Mà Dễ
-
Tổng Hợp Các Dòng Tép Màu Dễ Nuôi
-
CÁC LOẠI TÉP CẢNH DỄ NUÔI TẠI TÉP MÀU QUẬN 3
-
8 Loại Tép Cảnh Sang Xịn được Yêu Thích Tại Nhật Bản
-
+10 Loại Tép Cảnh Đẹp Được Ưa Chuộng Nhất & Cách Nuôi
-
Những Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi Cho Người Mới Bắt đầu
-
Bộ Sưu Tập 12 Loài Tép Cảnh Thủy Sinh đẹp
-
Các Loại Tép Cảnh Dễ Nuôi
-
Tép Cảnh đẹp Và Dễ Nuôi Trong Hồ Thủy Sinh - Aquatips.Net
-
Điểm Danh 6 Dòng Tép Cảnh Vừa đẹp Vừa Dễ Kiếm Và Dễ Nuôi Nhất
-
Tép SRC Dòng Tép Cảnh Dễ Nuôi Nhất - Phụ Kiện Thủy Sinh
-
Các Loại Tép Cảnh Hot Nhất Hiện Nay - Thuỷ Sinh Online