Các Loại Thị Trường Cơ Bản Mà Doanh Nghiệp Cần Biết - Wiki Marketing
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung Chính
- Phân loại thị trường
- Các tiêu thức phân loại thị trường
- Phân loại thị trường theo căn cứ vào hình thức của đối tượng trao đổi:
- Phân loại thị trường theo căn cứ vào góc độ lưu thông của hàng hoá, dịch vụ:
- Phân loại thị trường theo căn cứ theo tính chất của hàng hoá.
- Phân loại thị trường theo căn cứ vào các yếu tố kinh tế của đối tượng trao đổi
- Phân loại thị trường theo căn cứ vào tính chất của thị trường
- Phân loại thị trường theo căn cứ theo sự tác động từ bên ngoài đến các chủ thể kinh tế của thị trường.
Phân loại thị trường
Cách phổ biến nhất là phân loại thị trường là theo nội dung hàng hóa mà người ta giao dịch. Theo cách này, ở mức tổng quát nhất, các thị trường được chia ra thành thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào).
Các thị trường đầu ra lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục v.v.. Các loại thị trường đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…), thị trường đất đai, thị trường lao động v.v…
Tùy theo cách người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thể đặt tên cho thị trường một cách khác nhau. Ví dụ, thị trường máy móc (đầu vào) có thể chia ra thành các phân nhánh như thị trường máy dệt, thị trường máy xát gạo v.v… Khi nói về một thị trường chung, có tính chất đại diện, ta nói đến một thị trường cụ thể hay riêng biệt nào đó theo cách phân loại này.
Các tiêu thức phân loại thị trường
Phân loại thị trường theo căn cứ vào hình thức của đối tượng trao đổi:
Bao gồm thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ.
Thị trường hàng hoá là thị trường về những sản phẩm vật thể. Nó có thể được phân thành thị trường TLSX và thị trường TLTD. Trong mỗi loại thị trường này, người ta còn phân chia nhỏ hơn thành thị trường nhóm hàng và thị trường các mặt hàng cụ thể. Như thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường xe máy, thị trường bánh kẹo… . Thị trường dịch vụ là những loại thị trường về các sản phẩm phi vật thể, ví dụ như Ngân hàng, tiền tệ, chứng khoán…
Phân loại thị trường theo căn cứ vào góc độ lưu thông của hàng hoá, dịch vụ:
Bao gồm thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Thị trường trong nước gồm loại thị trường nông thôn, thị trường thành thị. Các hoạt động mua bán trên các thị trường này năm trên phạm vi lãnh thổ của một vùng miền, một quốc gia. Thị trường nước ngoài bao gồm thị trường khu vực, thị trường quốc tế. Các hoạt động mua bán xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia.
Phân loại thị trường theo căn cứ theo tính chất của hàng hoá.
Bao gồm :
+ Thị trường hàng cao cấp : Các sản phẩm trên thị trường này là sản phẩm cao cấp, phục vụ nhu cầu của nhóm có thu nhập cao.
+ Thị trường hàng thiết yếu: là thị trường các sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu, mang tính chất đa số.
Phân loại thị trường theo căn cứ vào các yếu tố kinh tế của đối tượng trao đổi
Có thể phân chia thành thị trường hàng hoá tiêu dùng và thị trường yếu tố sản xuất.
+ Thị trường yếu tố sản xuất: là thị trường cung ứng các yếu tố phục vụ cho sản xuất, ví dụ như : thị trường nhiên liệu, vật liệu; thị trường lao động; thị trường bất động sản.
+ Thị trường hàng hoá tiêu dùng: là thị trường cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Phân loại thị trường theo căn cứ vào tính chất của thị trường
Bao gồm thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh và thị trường hỗn hợp giữa độc quyền và cạnh tranh.
Thị trường cạnh tranh là thị trường có sự tham gia của nhiều người bán và nhiều người mua. Họ hành động độc lập với nhau thông qua cạnh tranh. Thị trường cạnh tranh có thể được chia thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường không có ai làm chủ một mình. Mà là thị trường có nhiều chủ thể bán và nhiều chủ thể mua. Nếu một chủ thể nào rút khỏi thị trường thì cũng không làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của thị trường.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là thị trường có ít nhất một chủ thể ở bên bán lớn tới mức có thể chi phối, khống chế giá cả thị trường.
Phân loại thị trường theo căn cứ theo sự tác động từ bên ngoài đến các chủ thể kinh tế của thị trường.
Thị trường mà không có sự hạn chế nào từ bên ngoài đối với các chủ thể kinh tế của thị trường thì gọi là thị trường tự do. Ngược lại thì đó là loại thị trường có sự điều tiết.
Trong thị trường tự do, các chủ thể kinh tế của thị trường hoạt động độc lập, hoàn toàn dựa vào lợi ích của bản thân mình. Trên cơ sở lợi ích của mình thì các chủ thể kinh tế của thị trường sẽ vạch ra phương hướng, cách thức. Mà không có bất kỳ sự hạn chế nào từ bên ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế không có thị trường nào dưới dạng thị trường tự do mang tính chất nguyên thuỷ. Vì nếu như vậy thì sẽ tạo nên sự hỗn loạn. Mọi chủ thể sẽ vì lợi ích của bản thân mà có thể sử dụng các cách thức trái với pháp luật.
Trong thị trường có sự điều tiết, chủ thể thị trường lựa chọn phương thức hành động. Tìm kiếm sự hợp lý hoá các hành vi của mình không chỉ chịu sự chi phối của thị trường. Mà còn phải chịu sự hạn chế từ bên ngoài. Sự điều tiết đối với các chủ thể thị trường có thể là luật pháp, chính sách kinh tế do chính phủ định ra. Có thể là quy định, luật lệ do các tổ chức, hiệp hội hình thành tự phát bởi các chủ thể kinh tế.
Mong bài viết trên giúp bạn nắm được các loại thị trường cơ bản hiện nay, hiểu được thị trường được phân theo loại này.
Tìm hiểu thêm về -> Nghiên cứu thị trường là gì ?
Rate this postTừ khóa » Các Loại Thị Trường Của Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm, Phân Loại Thị Trường
-
Thị Trường Là Gì? Phân Loại Và Các đặc điểm Các Loại Thị Trường?
-
Thị Trường Là Gì? Các Loại Thị Trường Trong Kinh Tế Và Marketing
-
Có 5 Loại Thị Trường Cơ Bản được Xác định Là | PDF - Scribd
-
Thị Trường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loại Thị Trường Của Doanh Nghiệp - VOER
-
Thực Trạng Phát Triển Các Loại Thị Trường ở Nước Ta Hiện Nay
-
Thị Trường Hàng Hóa Là Gì? Phân Loại Thị Trường Hàng Hóa
-
So Sánh đặc điểm Các Cấu Trúc Thị Trường Trong Kinh Tế Vi Mô
-
Thị Trường Là Gì? Hình Thái Và Phân Loại Thị Trường
-
Thị Trường (market) Là Gì? Kết Cấu & Phân Loại Thị Trường
-
Thị Trường Là Gì? Tìm Hiểu Chức Năng Và Hình Thái Của Thị Trường
-
Quy Mô Thị Trường Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Cách Xác định
-
[PDF] NGUYÊN LÝ MARKETING (Principles Of Marketing) - OSF