Các Loại Thư Tín Dụng L/C (letter Of Credit), Làm Xuất Nhập Khẩu ...

4.9 / 5 ( 15 bình chọn )

Các loại L/C (letter of credit) trong thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Hiện nay, có những loại L/C nào? Doanh nghiệp nên chọn hình thức thanh toán L/C nào trong mua bán và thanh toán quốc tế để đảm bảo quyền lợi của mình.? Cùng VINATRAIN  tìm hiểu nhé!

  • Mô Tả Công Việc của Nhân Viên Pricing Logistics, Có Áp Lực Không?
  • Các Vị Trí Công Việc Trong Ngành Logistics Mà Bạn CẦN PHẢI BIẾT
  • Tại Sao Nhu Cầu Tuyển Dụng Ngành Xuất Nhập Khẩu Lại Tăng Cao Trong Những Năm Gần Đây?
  • Mặt Trái Ngành Xuất Nhập Khẩu, Góc Khuất Trong Nghề Bạn Phải Biết!
  • Nộp muộn C/O có được hưởng ưu đãi thuế không, Cập nhật mới nhất

Tín Dụng Thư L/C là gì

Thư tín dụng – Letter of Credit (L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C. L/C một phần không thể thiếu đối với  thương mại quốc tế.

Các loại thư tín dụng Letter Credit trong thanh toán quốc tế
Các loại thư tín dụng Letter Credit trong thanh toán quốc tế

Các loại thư tín dụng trong L/C (letter credit) trong thanh toán quốc tế

Căn cứ vào tính chất của từng giao dịch, thư tín dụng được chia thành các loại sau đây:

1.Phân loại thư tín dụng theo tính chất hủy ngang

Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa  hoặc  hủy  bỏ  có thể  tiến hành một cách đơn phương.

Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư  tín dụng sau khi đã được mở thì việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoả thuận của tất cả các bên có liên Trong thương  mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất

2. Phân loại theo thời hạn thanh toán

Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight ): Là loại L/C mà người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay trong vòng 5 ngày làm việc khi xuất trình các chứng từ phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C (dĩ nhiên người xuất khẩu phát phát hành hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán)

Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C ): là loại L/C không hủy ngang trong đó ngân hàng mở L/C cam kết với người bán rằng đồng ý thanh toán tiền trong L/C vào time cụ thể ghi mà L/C quy định sau khi đã nhận chứng từ và không cần hối phiếu. Trường hợp ngân hàng mở L/C chỉ định 1 ngân hàng thanh toán khác thì ngân hàng mở L/C cũng phải cam kết bồi hoàn lại số tiền cho ngân hàng thanh toán đúng theo thời hạn.

Theo thời hạn thanh toán có rất nhiều loại LC khác nhau doanh nghiệp có thể lựa chọn
Theo thời hạn thanh toán có rất nhiều loại LC khác nhau doanh nghiệp có thể lựa chọn

3. Phân loại theo tính chất vận hành của thư tín dụng

Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người  theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.

Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit): là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác. L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất

Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit): Là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit): Là một tín dụng chứng từ hay dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

– Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước trong quá trình giao dich người bán có thể không thực hiện đúng hợp đồng nên người mua hủy giao dịch có thể nhận lại được tiền đã mở LC 

– Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng, tức là  trường hợp người mở L/C không thanh toán được sẽ có người khác đứng ra trả tiền cho người sản xuất 

– Bồi thường những thiệt hại cho người bán do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa  vụ của mình.

Các loại rủi ro cần được doanh nghiệp lường trước khi quyết định hình thức thanh toán quốc tế
Các loại rủi ro cần được doanh nghiệp lường trước khi quyết định hình thức thanh toán quốc tế

Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C) là thư tín dụng mà ngân hàng phát hành (NHPH) cho phép ngân hàng thông báo (NHTB) ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C mở.

Phân loại theo tính chất thanh toán thư tín dụng

Thư tín dụng trả ngay L/C at sight: Tức là người mở L/C đồng ý trả tiền cho người bán ngay khi  xuất trình được  bộ chứng từ xuất khẩu hàng hoàn thiện.

Thư tín dụng chả trậm ( L/C Upas – L/C unsance): Tức là hình thức người bán đồng ý cho người mua nợ tiền hàng sẽ trả sau X ngày theo thỏa thuận của 2 bên. Trường hợp này người mua sẽ phát hành hối phiếu cam kết trả tiền do người bán thụ hưởng với L/C Upas.

Ngươc lại với L/C unsance thì người bán vẫn nhận được tiền khi xuất trình bộ chứng từ do ngân hàng ứng tiền ra để trả cho người mua. Còn người mua được nợ ngân hàng X days  theo thỏa thuận của người mua và ngân hàng phát hành L/C.

Bài viết ngắn gọn về các loại thư tín dụng L/C trong thanh toán quốc tế xin được dừng lại tại đây. Nội dung về các loại L/C trong thanh toán quốc tế nằm trong nội dung thanh toán quốc tế có trong khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Hệ Thống Đào Tạo Nghiệp Vụ Thực Tế VinaTrain.

VinaTrain Đào Tạo Các Khóa Học Nghiệp Vụ Thực Tế Về Xuất Nhập Khâu
VinaTrain Đào Tạo Các Khóa Học Nghiệp Vụ Thực Tế Về Xuất Nhập Khâu

Nếu bạn cần bổ sung nghiệp vụ hãy tham khảo khóa học xuất nhập khẩu thực tế ngắn hạn do chuyên gia lĩnh vực xuất nhập khẩu và Logistics trực tiếp hướng dẫn.

Trân trọng!

Từ khóa » Các Loại L/c Và Trường Hợp áp Dụng