Các Loại Thực Phẩm Người Bệnh Sốt Rét Nên ăn - Hello Bacsi

Sốt rét không còn là căn bệnh quá xa lạ. Nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch, đồng thời gây ra các triệu chứng như sốt, nhức đầu, tiêu chảy, nôn… Vậy, người bệnh sốt rét nên ăn gì để làm giảm những triệu chứng này?

Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt rét cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tập trung tăng cường hệ thống miễn dịch và không gây hại cho các cơ quan khác như thận, gan hay hệ tiêu hóa. Hello Bacsi sẽ gý bạn chế độ ăn phù hợp cho người bệnh sốt rét.

Người bệnh sốt rét nên ăn gì?

Ăn thực phẩm bổ dưỡng

Khi bệnh nhân bị sốt rét, cơ thể cần lượng dinh dưỡng cao hơn. Những loại thực phẩm sau đây sẽ giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng và nguồn calo cho cơ thể:

  • Rau muống, rau rền, bắp cải, cần tây có nhiều chất sắt
  • Rong biển chứa nhiều loại khoáng, iot, canxi… có tác dụng điều chỉnh ruột và thúc đẩy hồng cầu sinh sôi
  • Khoai sọ, khoai lang… chứa nhiều vitamin C giúp hấp thu chất khoáng và đẩy mạnh sinh sản hồng cầu
  • Hải sản: có nhiều chất sắt, vitamin B12, A, C – những thành phần quan trọng trong cơ thể giúp máu và gan khỏe mạnh.

Chế độ ăn tăng lượng chất lỏng

Khi bị sốt rét, người bệnh sẽ bị mất nước rất nhiều do sốt và tiêu chảy. Để bù đắp, h cần bổ sung nước bằng nhiều cách như uống nước lọc, nước trái cây, dùng các sản phẩm bù dịch cho cơ thể…

Ngoài ra, bệnh nhân sốt rét nên ăn các thức ăn lỏng như súp, cháo, bún… Không chỉ giúp người bệnh dễ ăn, cung cấp nước, các loại thức ăn lỏng khi được nấu chung với thịt, cá, rau củ còn bổ sung cho người bệnh ngun dinh dưỡng cần thiết.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Bệnh sốt rét nên ăn gì? Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Khi bị sốt rét nên ăn cam, quýt, bưởi… vì chúng chứa nhiều vitamin C, vừa giúp tăng sức đề kháng vừa bổ sung nước cho cơ th.

Trong khi đó, rau xanh cũng là ngun cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất di dào. Những loại rau xanh giúp hạ sốt hiệu quả là cà chua, mồng tơi, rau dền…

Bệnh sốt rét nên ăn gì? Bạn cần gia tăng thực phẩm giàu protein

Chế độ ăn carbohydrate và protein cao rất hữu ích cho cơ thể ca người bệnh sốt rét, vì h cần protein cho quá trình sửa chữa và xây dựng lại các mô. Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Táo
  • Quả bơ
  • Các loại hạt
  • Thịt

Bệnh sốt rét không nên ăn gì và không nên uống gì?

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề người bệnh sốt rét nên ăn gì? Bạn cũng nên lưu ý việc kiêng những thực phẩm sau đây khi bị sốt rét:

Hạn chế ăn quá nhiều chất béo

Chất béo cần thiết cho cơ thể, nhưng sử dụng quá nhiều chất béo hoặc thực phẩm chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ buồn nôn, khó tiêu và đi phân lỏng. Ăn quá nhiều chất béo cũng gây hệ lụy béo phì, cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

Trứng gà

bị sốt rét không nên ăn trứng gà

Đối với những người khỏe mạnh thì ăn trứng gà sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh sốt rét không nên ăn trứng vì nó làm tăng nhiệt độ trong cơ thể do dung nạp một lượng lớn protein.

Tránh các đồ uống có cồn, trà và caffeine

Các thực phẩm có chứa cồn, tanin (trong lá trà), caffeine sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm cho não ở trạng thái kích thích, làm tăng huyết áp và gây hại cho gan. Một lý do khác là những thức uống kể trên thường làm mất tác dụng của thuốc điều trị.

Tránh uống nước lạnh

Nhiều người quan tâm bị sốt rét nên uống gì? Khi bị sốt rét, người bệnh rất cần nước nhưng phi tuyệt đối tránh các loại nước đá lạnh, vì bệnh làm cho hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến sốt và đi kèm là viêm họng. Nếu dùng nước lạnh sẽ làm cho cổ họng khó chịu và sốt cao hơn.

Cách chăm sóc tại nhà cho người bệnh sốt rét

Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể

Các cách chăm sóc cho người bệnh sốt rét tại nhà là:

  • Theo dõi thường xuyên nhiệt độ cơ thể
  • Dùng thuốc hạ sốt và các thuốc khác cho bệnh nhân theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Cho ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Duy trì lượng nước, tránh để người bệnh mất nước
  • Mặc quần áo thoáng mát
  • Thông gió trong phòng, đảm bảo đủ không khí lưu thông
  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng
  • Không khuyến khích bệnh nhân thực hiện các hoạt động gắng sức
  • Vệ sinh răng miệng, cơ thể, giường và gối cho bệnh nhân thường xuyên
  • Tránh để muỗi tiếp tục đốt người bệnh

Có thể bạn quan tâm

4 dấu hiệu sốt rét giúp bạn sớm nhận biết và điều trị bệnh kịp thời

Mẹo phòng tránh sốt rét cần lưu ý

Ngoài quan tâm sốt rét ăn gì để mau khỏe? Bạn cũng nên “nằm lòng’ các lưu ý giúp ngăn ngừa bệnh sau đây:

Xác định mức độ rủi ro và các nguy cơ bị nhiễm sốt rét: Tìm hiểu xem nơi bạn sắp đi du lịch hay định cư có dịch bệnh sốt rét hay không. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khu vực châu Phi và Đông Nam Á là những nơi có tỷ lệ bệnh sốt rét cao nhất. Khi đã xác định được các nguy cơ này, bạn phải có biện pháp phòng tránh cho mình như uống thuốc chống sốt rét, đem theo kem chống muỗi, chuẩn bị quần áo dài tay…

Bảo vệ bản thân vào ban đêm: Tránh ngủ bên ngoài hoặc những nơi rậm rạp có nhiều muỗi, khi ngủ trong nhà phi giăng mùng. Nếu bạn đi cắm trại ngoài trời, bạn nên đảm bảo lều của mình không có lỗ hổng và đóng kín cửa. Bạn cũng cần thoa kem chống muỗi lên da trước khi ngủ.

Ở phòng máy lạnh: Muỗi có xu hướng tránh xa nơi khô và lạnh. Nếu có th, bạn nên ngủ trong phòng máy lạnh để tránh muỗi đốt.

Sử dụng bình xịt côn trùng: Sử dụng bình xịt côn trùng cho tất cả các phòng trong nhà bạn, kể cả phòng ngủ. Nhưng cần lưu ý, khi xịt xong phải đóng kín cửa và tránh có người ở bên trong cho đến khi thuốc tan hết. Ngoài ra, không để thuốc tiếp xúc trực tiếp vi đồ ăn, da hay mắt của bạn vì chúng rất độc.

Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở: Loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ. Quần áo phải được xếp gọn gàng, không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu. Bạn cũng cn đậy kỹ các vật dụng chứa nước trong nhà, tránh để muỗi sinh sôi nảy nở.

Từ khóa » Thức ăn Của Trùng Sốt Rét Là