Sau khi thành lập doanh nghiệp là bạn sẽ phải nộp thuế, loại thuế và mức đóng thuế phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và những phát sinh thực tế của doanh nghiệp. Và nếu doanh nghiệp ở Việt Nam thì doanh nghiệp có thể bị chịu các loại thuế như sau:
1. Thuế môn bài Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh. Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:
Bậc thuế
Vốn đăng ký
Mức thuế môn bài của cả năm
Bậc 1
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000 đồng
Bậc 2
Từ 5 tỷ đến 10 tỷ đồng
2.000.000 đồng
Bậc 3
từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng
1.500.000 đồng
Bậc 4
dưới 2 tỷ đồng
1.000.000 đồng
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% hoăc 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng doanh nghiệp.
Tổng doanh thu năm trước liền kề
Mức thuế suất thuế TNDN
Từ 20 tỷ trở xuống
20%
Trên 20 tỷ
22%
Chú ý: Đối với DN mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12 đối với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu doanh thu bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính theo thuế suất 20%. Doanh thu được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chỉ tiêu mã số [01] và chỉ tiêu mã số [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo Mẫu số 03- 1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN. Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng thuế suất thuế TNDN 20%. 3. Thuế giá trị gia tăng. Tuỳ vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế GTGT, mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau. * Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT như sau: + Mức thuế 10% + Mức thuế 5% + Mức thuế 0% * Đối với DN kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu. (Chi tiết xem tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013). 4. Thuế xuất nhập khẩu: Mức thuế xuất nhập khẩu thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như gạo, khoáng sản, lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%. Thuế xuất nhập khẩu áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế. 5. Thuế thu nhập cá nhân Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho các nhân viên của mình. Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần:
Bậc
Thu nhập tính thuế/tháng
Thuế Suất
Cách tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Từ 0 đến 5 triệu đồng
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10trđ
10%
0.25 trđ + 10% TNTT trên 5trđ
10% TNTT – 0.25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18trđ
15%
0.75 trđ + 15% TNTT trên 10trđ
15% TNTT – 0.75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32trđ
20%
1.95 trđ + 20% TNTT trên 18trđ
20% TNTT – 1.65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52trđ
25%
4.75 trđ + 25% TNTT trên 32trđ
25% TNTT – 3.25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80trđ
30%
9.75 trđ + 30% TNTT trên 52trđ
30% TNTT – 5.85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18.15 trđ + 35% TNTT trên 2trđ
35% TNTT – 9.85 trđ
Từ ngày 1/7/2013 thu nhập 9 triệu trở lên mới phải chịu thuế. Biểu thuế thu nhập cá nhân toàn phần áp dụng đối với các trường hợp dưới đây: – Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh, lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng là 5%; – Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%; – Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%. 6. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại thuế doanh ngiệp thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô;Khí thiên nhiên, khí than; Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật; Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; Yến sào thiên nhiên và Tài nguyên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 7. Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)…. 8. Thuế sử dụng đất. Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất. 9. Phí, lệ phí khác » Tư vấn pháp luật thuế
Liên hệ Văn phòng luật sư bảo hộĐiện thoại: 0768236248 (số mạng viettel) - Chat Zalo Website: Luatsubaoho.com - Luật sư tư vấn pháp luật, tham gia bảo hộ quyền lợi vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai, hình sự, hành chính, doanh nghiệp, xin cấp giấy tờ...
Bài cùng chuyên mục:
Thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp có quyền cho thuê/chuyển nhượng đất thuê tại khu công nghiệp?
Thuế hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng phải nộp
BÀI VIẾT LIÊN QUANXEM THÊM
Nghị định 49/2022/NĐ–CP sửa đổi Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
Luật sư khiếu nại và tranh tụng về thuế
Trốn thuế là gì? bị xử lý hành chính, hình sự như thế nào?
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Luật sư bào chữa hình sự
Luật sư bảo vệ người bị hại
Luật sư bảo vệ dân sự
Luật sư doanh nghiệp
Tư vấn tranh chấp đất đai
Tư vấn luật thừa kế
Thu hồi nợ
Xin cấp giấy tờ
Luật hôn nhân gia đình
Tư vấn pháp luật hợp đồng
Luật sư bảo vệ quyền lợi
Tư vấn Đầu tư vào Việt Nam
Đăng ký Mã số mã vạch
Bài viết mới
Thủ tục, giấy tờ mua bán xe cũ theo thông tư 24/2023/TT-BCA
Kế toán trong lĩnh vực họat động của văn phòng luật sư, công ty...
Tổng hợp văn bản liên quan đến giao thông đường bộ
Đăng ký đất đai lần đầu để đảm bảo quyền sử dụng đất
Một luật sư có được tham gia hai tổ chức hành nghề luật sư...
Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Tư vấn pháp luật trực tuyến toàn quốc
Luật sư bảo hộ
LIÊN HỆ LUẬT SƯ BẢO HỘ:Điện thoại thuê luật sư: 0768236248 - Chat Zalo Trình bày nội dung cần tư vấn luật qua email: luatsubaoho@gmail.com Luật sư bảo hộ hình sự: Tư vấn pháp luật hình sự, tham gia tố tụng, luật sư bào chữa tại phiên tòa. Luật sư bảo vệ lĩnh vực dân sự, hành chính và kinh doanh thương mại: Tư vấn pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật xây dựng; làm thủ tục giấy tờ; tranh tụng tại tòa án nhân dân các cấp, mời luật sư để biết phí luật sư. Văn phòng luật sư tư vấn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và tư vấn luật ở các tỉnh thành trên toàn quốc. » Luatsubaoho.com - Tư vấn pháp luật: 0768236248 - Chat Zalo